Quản trị các khoản phải thu:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 (Trang 35 - 40)

4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 16.551.904 20.33056 3.782.152 22,

2.2.2.2. Quản trị các khoản phải thu:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn nhau. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì bán chịu cũng là một biện pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bán chịu quá nhiều thì Công ty sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn giả tạo. Hơn nữa, nếu không quản trị tốt các khoản phải thu thì đây còn là nguyên nhân gây thất thoát vốn do không đòi nợđược.

Năm 2004, các khoản phải thu chiếm tới 50,51% tổng số vốn lưu động. Tuy con số này đã giảm xuống còn 45,94% vào năm 2005 nhưng khoản mục

# SVTH: Hoàng Thị Dụng http://www.ebook.edu.vn Trang: 36

này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Cụ thể ta hãy xem xét tình hình quản trị các khoản phải thu ở Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 thông qua sự biến động các khoản phải thu ở bảng sau:

Bảng 6: Sự biến động các khoản phải thu

ĐVT: 1000 đồng

Các khoản phải thu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Mức % 1. P.thu của kh. hàng 20.948.756 93,44 19.483.513 91,44 -1.465.253 -6,99 2. Trả trước cho ng.bán 435.753 1,94 669.810 3,14 234.057 53,71 3. Thuế GTGT được kh.trừ 354.290 1,58 - 0,00 -354.290 -100 4. Các khoản ph.thu khác 680.247 3,04 1.154.375 5,42 474.128 69,70 Tổng số 22.419.055 100 21.307.698 100 -1.111.358 -4,96

Tổng số khoản phải thu của Công ty tại thời điểm 31/12/2005 là: 21.307.698 nghìn đồng. So với năm 2004 giảm một lượng là: 1.111.358 nghìn

đồng, tỷ lệ giảm là 4,96%. Các khoản phải thu giảm là do:

− Phải thu của khách hàng giảm 1.465.253 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 6,99%. Đây là nguyên nhân chính làm các khoản phải thu của Công ty giảm vì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất (93,44%) trong tổng các khoản phải thu.

− Thuế GTGT trong năm không được khấu trừ vì đã khấu trừ hết trong

kỳ. Vì vậy làm giảm một lượng tiền đúng bằng năm 2004 là 354.290 nghìn

đồng, tỷ lệ giảm 100%.

Các khoản phải thu giảm là dấu hiệu tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn lưu động trong Công ty, chứng tỏ Công ty đã áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán trong công tác thu hồi nợ.

Để đánh giá rỏ hơn công tác quản trị các khoản phải thu ta cần đi vào nghiên cứu hai chỉ tiêu sau đây:

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Năm 2004:

Số vòng quay các khoản phải thu =

44.733.074 = 2,07 vòng (20.969.631 + 22.419.055)/2

# SVTH: Hoàng Thị Dụng http://www.ebook.edu.vn Trang: 38 Năm 2005: Số vòng quay các khoản phải thu = 46.065.211 = 2,11 vòng (22.419.055 + 21.307.698)/2

Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoThời gian kỳ phân tích ản phải thu

Năm 2004: Kỳ thu tiền bình quân = 360 = 175 ngày 2,07 Năm 2005: Kỳ thu tiền bình quân = 360 = 171 ngày 2,11 Bảng 7: Tình hình quản trị và sử dụng các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Mức % 1. DTT (1000đ) 44.733.074 46.065.211 +1.332.157 2,98 2. BQ các khoản PT (1000đ) 21.694.343 21.863.377 +169.034 0,78 3. Vòng quay CKPT: (1)/(2) 2,07 2,11 +0,05 4. Kỳ thu tiền BQ: 360/(3) 175 171 -4

Như vậy, vòng quay các khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 quay nhanh hơn (cao hơn) 2,11 - 2,07 = 0,05 vòng, tuy không đáng kể nhưng cũng chứng tỏ được Công ty đã cố gắng hơn trong việc nâng cao tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:

Δ DTT = 46.065.211 21.694.343 21.694.343 - 44.733.074 = 2,13 - 2,07 = +0,06

Δ PTBQ = 46.065.211 - 44.065.211 = 2,11 - 2,12 = -0,01 21.863.377 21.694.343

Tổng hợp kết quả phân tích: +0,06 – 0,01 = +0,05

Kết quả phân tích trên cho thấy: Trong điều kiện số dư bình quân các khoản phải thu không đổi như năm 2004, những nỗ lực gia tăng doanh số

trong năm 2005 đã làm tăng số vòng quay các khoản phải thu lên 0,06 vòng. Tuy nhiên trong điều kiện doanh thu thuần không đổi như năm 2005, việc quản lý không tốt công tác công nợ khách hàng đã làm chậm mất 0,01 vòng quay trong một năm. Nguyên nhân chính ở đây cũng dễ nhận thấy qua bảng phân tích trên. Đó là do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng số

dư bình quân các khoản phải thu (2,98% so với 0,78%) nên số vòng quay tăng nhanh hơn là điều dễ hiểu. Điều này cho thấy những nổ lực tăng doanh thu của Công ty trong thời gian gần đây rất đáng được khích lệ.

Số ngày để thu hồi giảm 171 - 175 = -4 ngày. Các khoản phải thu được thu hồi nhanh sẽ giúp Công ty có thêm một số vốn lưu động để bổ sung vào quá trình sản xuất kinh doanh . Đây là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty .

Tuy nhiên chúng ta thấy rỏ rằng đối với một doanh nghiệp sản xuất thì kỳ thu tiền bình quân như vậy là quá cao. Lý do là trong những năm gần đây Công ty muốn chiếm lĩnh một thị phần lớn hơn nên thông qua chính sách bán hàng trả chậm dẫn tới kỳ thu tiền bình quân cao. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng lãi vay ngân hàng, tăng các chi phí đòi nợ ... ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú ý tới vấn đề này trong hoạt động kinh doanh của mình. Một là, có thể áp dụng các chính sách cổ động bán hàng hợp lý hơn nữa để tăng doanh thu. Hai là, phải thu hồi các khoản phải thu khách hàng càng nhanh càng tốt. Có như thế mới tăng được tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, từ đó tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, góp phần tích cực trong vấn đề nâng cao lợi nhuận của Công ty.

# SVTH: Hoàng Thị Dụng http://www.ebook.edu.vn Trang: 40

Cân đối công nợ của công ty:

Để quản lý tốt các khoản phải thu và cũng như quản lý tốt vốn lưu động của Công ty thì ta phải nắm bắt được các khoản nợ của Công ty qua các năm thông qua hệ số sau:

Hệ số công nợ = Tổng các khoTổng nợ phản phải trảải thu Bảng 8: Hệ số công nợ của Công ty ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng nợ phải trả 103.931.670 104.285.143 2.Tổng các khoản p.thu 22.419.055 21.307.698 Hệ số công nợ (1)/(2) 4,64 4,89

Nhận xét: Trong các năm qua khoản phải thu của Công ty không đủđể

thanh toán cho các khoản nợ phải trả (hệ số công nợ > 1). Do đó Công ty phải dùng đến các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và giá trị hàng tồn kho để thanh toán. Vì vậy, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ khó đòi.

Từ kết quả phân tích trên đã đặt ra vấn đề cho Công ty là phải quản lý hiệu quả hơn nữa công tác công nợ phải thu khách hàng. Thường xuyên kiểm tra các sổ chi tiết và tổng hợp phải thu khách hàng, cần có biện pháp tích cực

đôn đốc thu hồi nợ kịp thời và đưa nhanh vào hoạt động kinh doanh của đơn vị những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng nhằm tăng tốc độ

chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền hay tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu

động.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)