Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 (Trang 34 - 35)

4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 16.551.904 20.33056 3.782.152 22,

2.2.2.1. Phân tích khái quát về kết cấu vốn lưu động:

Kết cấu vốn lưu động của Công ty ở các thời điểm khác nhau là không giống nhau. Do vậy mục đích của việc phân tích này là thông qua sự biến

động đó đểđánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Đồng thời thông qua việc so sánh tỉ trọng của các khoản mục tài sản lưu động trong tổng số tài sản lưu động để thấy được đâu là nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng 5: Bảng cơ cấu vốn lưu động ĐVT: 1000 đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % I. Vốn bằng tiền 1.335.295 3,01 1.739.299 3,57 +404.004 +30,26 II. Các khoản ĐTTCNH - - - -

III.Các khoản phải thu 22.419.055 50,51 21.307.698 45,94 -1.111.357 -4,96 IV. Hàng tồn kho 15.369.230 34,63 16.808.391 36,24 +1.439.161 +9,36 V. TSLĐ khác 5.257.545 11,85 6.526.738 14,07 +1.269.193 +24,14

Tổng số 44.381.125 100 46.382.126 100 +2.001.001 +4,51

Bảng phân tích trên cho biết:

Quy mô vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.001.001 nghìn

đồng, tỉ lệ tăng 4,51%. Cụ thể sự biến động từng khoản mục như sau:

− Vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ hơn 3% tổng số vốn lưu động), gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Năm 2005 tăng 404.004 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 30,265.

− Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

− Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2004 chiếm

50,51%, năm 2005 giảm xuống còn 45,94% tổng số vốn lưu động. Lượng giảm là 1.111.357 ngàn đồng, tỉ lệ giảm là 4,96%.

− Hàng tồn kho năm 2004 chiếm tỷ trọng 34,63% và tăng lên 36,24% năm 2005. Lượng tăng là 1.439.160 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 9,36%.

− Tài sản lưu động khác năm 2004 chiếm tỷ trọng 11,85% và tăng lên 14,07% năm 2005.Lượng tăng là 1.269.193 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 24,14%.

Như vậy ta thấy 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tuy nhiên sự biến động lớn lại tập trung vào khoản mục vốn bằng tiền và một số TSLĐ khác. Như vậy, trọng tâm trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động là tập trung vào hàng tồn kho và các khoản phải thu, đồng thời cần chú ý đến sự biến động của vốn bằng tiền và TSLĐ khác.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)