- Kết quả cho vay giai đoạn 1997 – 2005:
3.2.3. Đa dạng húa cỏc hỡnh thức tớn dụng của Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn đối với nông hộ
Phỏt triển Nụng thụn đối với nông hộ
Để đa dạng hóa các hỡnh thức hay cỏc phương thức cho vay của ngân hàng cũng phải bắt đầu và xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn của nền kinh tế.
Thực trạng hiện nay NHNo&PTNT Quảng Nam chỉ đang áp dụng phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay ngoại tệ, cho ưu đói theo kế hoạch của Nhà nước, cho vay ủy thác nhưng chủ yếu vẫn là trọng tâm cho vay từng lần. Điều này có những hạn chế nhất định đến việc mở quy mô tín dụng và khả năng những người làm công tác tín dụng, nâng cao trỡnh độ nghiệp vụ. Mặt khác, về phía khách hàng cũng bị giới hạn do yêu cầu về mặt thủ tục hành chính, không chủ động trong quá trỡnh lựa chọn phương thức vay, trả khi có những yêu cầu đột xuất phát sinh.
Để giải quyết vấn đề này NHNo&PTNT Quảng Nam cần phải thực hiện linh hoạt các phương thức tín dụng sau:
- Phương thức cho vay từng lần hướng tới chỉ áp dụng dối với những khách hàng có nhu cầu đột xuất, không được kế hoạch hóa trước nhu cầu tín dụng; nhất là đối với hộ sản xuất và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; mổi lần vay vốn khách hàng phải làm thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Phương thức này NHNo&PTNT Quảng Nam đang áp dụng đại trà cho cả kinh tế quốc doanh và kinh tế hộ.
- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: hướng tới cần áp dụng rộng trải đối với tất cả các thành phần kinh tế, kể cả hộ sản xuất nông nghiệp có đầy đủ uy tín, có quy mô sản xuất tương đối lớn, ổn định và có quan hệ tín dụng thường xuyên. Phương thức này ở Quảng Nam mới chỉ thực hiện ở một số ít doanh nghiệp trên địa bàn, do đó cần phải mở rộng hơn phạm vi khách hàng đối với phương thức tín dụng này trong thồi gian
tối thiểu nhằm gia tăng quyền tư chủ, đối với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển.
- Phương thức theo dự án: phương thức này hiện đang thực hiện đối với các vùng sản xuất nguyên liệu, cải tạo vườn tạp ở một số nơi như ở Tiên Phước. Hướng đến cần phải chuyển các phương thức cho vay truyền thống hiện nay sang cho vay theo dự án đối với các vùng nguyên liệu giấy, sắn Quế Sơn, cải tạo các đầm ao để nuôi cá, tôm, các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc; Khu kinh tế mở Chu Lai, phương thức này tiến hành thu luợm không chỉ ở các doanh nghệp mà cả trong các hộ sản xuất nếu có các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần chú trọng đầu tư vốn trung - dài hạn ở một số địa phương có điều kiện phát triển kinh tế vườn rừng, trồng các loại cây lâu năm, cây nguyên tiêu cho sản xuất công nghiệp…
- Phương thức cho vay hợp vốn hay “đồng tài trợ”: - Phương thức cho vay trả góp
- Phương thức theo hạn mức tín dụng dự phũng
- Phương thức cho vay ưu đói theo kế hoạch nhà nước
- Phương thức cho vay theo ủy thác của các tổ chức tài chính quốc tế
Trên đây là các phương thức đang áp dụng cho vay chung của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và tại NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng.
Đối với hộ sản xuất nông nghiệp (nông hộ) cần phân các nhóm hộ theo 3 hướng sau đây để áp dụng các hỡnh thức tín dụng cho phù hợp, để các hộ vay vừa đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết vừa đảm bảo cho ngân hàng quản lý được tín dụng.
Theo đó: nhóm hộ thứ nhất là nhóm hộ cũn sản xuất nhỏ lẽ chưa phải là những hộ sản xuất hàng hóa. Nhóm hộ này đối với Quảng Nam cũn khỏ nhiều, nhất là ở một số huyện trung du miền nỳi như Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Hiệp Đức, Phước Sơn, Tiên Phước, Quế Sơn và kể cả một số huyện đồng bằng, Nhóm hộ này cần đẩy mạnh hỡnh thức chi vay qua tổ nhúm, tăng cường phối hợp mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT/1999 giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Nghị quyết liên tịch số
02/NQLT/2000 giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, hai tổ chức này có điều kiện gần gũi với nông dân nên việc thông qua các tổ chức đoàn thể này theo tinh thần các Nghị quyết liên tịch trên là điều hợp lý và hiệu quả trong việc cho vay và thu nợ NHNo&PTNT đối với kinh tế nông hộ. Qua đó ở mỗi thôn, làng, bản tùy theo số lượng ít nhiều mà thành lập các tổ, mỗi tổ từ khoảng 10 – 30 người có cùng nhu cầu vay vốn với mục đích tương đối giống nhau và cử ra tổ trưởng để làm đầu mối và thực hiện các giao dịch hành chính và giao dịch dân sự.
Nhóm hộ thứ hai là những hộ đó sản xuất hàng húa, nhúm hộ này cú thể thực hiện hỡnh thức cho vay trực tiếp, theo phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức hoặc cho vay theo dự án đầu tư tùy theo nhu cầu và tính ổn định sản xuất, kinh doanh và tài chính của mỗi hộ, hoặc cho vay qua tổ chức trung gian nơi cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở thỏa thuận 3 bên ngân hàng nơi cho vay, các công ty nơi cung ứng vật tư sản xuất nông nghiệp tiêu thụ các nông sản phẩm và hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Nhóm hộ thứ 3 là những hộ sản xuất kinh doanh quy mô theo dạng kinh tế trang trại gia đỡnh. Thỡ hỡnh thức tớn dụng cú thể ỏp dụng cho vay theo theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư và cho vay theo hạn mức tín dụng, tùy theo đối tượng xin vay của các chủ trang trại mà áp dụng 1 cách linh hoạt để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người vay đồng thời ngân hàng cấp tín dụng cũng quản lý tốt được việc cho vay vốn. Phát triển mô hỡnh kinh tế trang trại ở Quảng Nam tuy phỏt triển chưa mạnh nhưng xu hướng đây là mô hỡnh kinh tế chủ lực của ngành sản xuất nụng nghiệp nhất là ở Quảng Nam, cú điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại trong tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp nông, lâm, thủy, hải sản và cả trong các khâu trồng trọt, chăn nuôi và chế biến, tín dụng tác động mạnh vào mô hỡnh sản xuất này gúp phần đưa ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.