Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam docx (Trang 62 - 64)

- Kết quả cho vay giai đoạn 1997 – 2005:

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản

Phương hướng cơ bản là phát huy lợi thế ngành sản xuất nông nghiệp nói chung của tỉnh, tập trung đẩy mạnh ngành nông nghiệp trong sản xuất hàng hóa đa canh, đa sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở và ngành kinh tế du lịch.

- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, các loại cây con kém hiệu quả sang các loại cây con có hiệu quả cao như chuyển đất nơi trồng cây lúa không chủ động tưới, tiêu nước sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cây thực phẩm…

- Coi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề cốt lừi, là nền tảng phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh, đảm bảo tăng trưởng trong ngành sản xuất nông nghiệp đến 2010 tăng bỡnh quõn hằng năm là 5%.

Chuyển dịch mạnh mẽ và quyết liệt cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 28 – 35 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Phát triển trồng trọt chất lượng cao, đạt bỡnh quõn trờn 30 triệu đồng/ha canh tác/ năm; đảm bảo khoảnG 10.000 ha ngô, mía từ 6000 - 8000 ha, dứa từ 4000-4500 ha, lạc 10000 ha, hạt điều 5000 ha, chố 1000 ha, vựng nguyờn liệu giấy với quy mụ khoảng 25000 – 30000 ha, bụng 5000 ha, trồng thử nghiệm cà phờ. Hỡnh

thành vựng rau sạch tại cỏc khu vực đô thị Tam kỳ, Hội An, Núi Thành và ở một số nơi vùng Đông Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc phát triển nghề trồng hoa và sinh vật cảnh. Nông hải sản đánh bắt lên 60000 – 65000 tấn vào năm 2010, phấn đấu đưa diện tích nuôi thủy sản đạt 7000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 4000 ha. Xây dựng hai trung tâm nghề cá lớn ở Cửa Đại và Tam Quang (Núi Thành). Tăng độ che phủ của rừng từ 43,5% lên trên 45% từ năm 2010. Triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh hàng năm là 22000 (trong đó trồng mới 10000 ha), chú trọng các loại cây như sâm Ngọc Linh, quế, cao su, ca cao, chè, cung cấp nguyên liệu giấy... [37].

+ Đối với ngành trồng trọt: tiếp tục phát triển các vùng trọng điểm thuộc các huyện có ưu thế về sản xuất lương thực, giữ vững và ổn định diện tích sản xuất lúa đảm bảo an toàn lương thực cho toàn tỉnh, chuyển số diện tích ngập úng không tiêu nước được sang nuôi các nước ngọt.

Phát triển các vùng chuyên canh ở một số huyện có điều kiện để sản xuất các cây công nghiệp như: mía, sắn, dứa làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất các diện tích trồng cây lạc ở ven sông Thu Bồn, Vu Gia, đưa các loại giống mới vào sản xuất để đạt chất lượng cho yêu cầu chế biến và xuất khẩu. Phát triển mạnh mẽ cây ngô lai để được phục vụ cho việc chế biến trước thức ăn gia súc… Với tinh thần chuyển từ ngành nông nghiệp tự túc lương thực là chủ yếu thành ngành nông nghiệp sản xuất thực phẩm và nguyên liệu là chủ yếu; từ ngành nông nghiệp tính toán bằng hiện vật là chủ yếu sang ngành nông nghiệp tính toán bằng giá trị.

+ Đối với ngành chăn nuôi: nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 28% hiện nay lên 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp gắn với tăng cường phũng chống dịch bệnh an toàn đi đôi với việc tăng trưởng chất lượng các đàn bũ, lợn, mở rộng địa bàn chăn nuôi ở các huyện thuộc vùng trung du, miền núi đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, có tỷ suất hàng hóa cao trong trong giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp.

+ Đối với ngành thủy sản: Đặt lên hàng đầu việc nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, các loại thủy sản có giá trị cao thủy sản nước ngọt, phát triển các nghề đánh bắt hải sản,

đồng thời bảo vệ tốt tài nguyên biển và bảo tồn đa dạng sinh học biển. Gắn nuôi trồng và đánh bắt với công nghiệp chế biến, khắc phục tỡnh trạng xuất khẩu thụ.

Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản có quy mô đạt là 7000 ha trong đó có 4000 ha cho việc nuôi tôm tập trung chủ yếu ở Núi Thành và Hội An. Tăng cường đầu tư đánh bắt hải sản, ngư cụ, tàu thuyền và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản nhất là khâu lai tạo và nhân giống.

+ Đối với lâm nghiệp: trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ tài nguyên rừng, tăng độ che phủ rừng từ 43,5% lên trên 45% vào năm 2010. Với 22000 ha trong đó trồng mới là 10000 ha, chú trọng những cây có giá trị kinh tế cao như cây sâm ngọc linh, quế, cacao, chè, cây làm nguyên liệu cho giấy, sợi, các cây lấy gỗ cho dân sinh và xuất khẩu, tăng cường bảo vệ rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng phũng hộ đầu nguồn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam docx (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)