Khối lượng giao nhận hàng hóa của công ty qua các năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam docx (Trang 31 - 37)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2.2.1 Khối lượng giao nhận hàng hóa của công ty qua các năm

a. Khối lượng hàng hóa giao nhận

Đơn vị : Tấn

Biểu đồ 1.5: Khối lượng hàng hóa giao nhận của công ty qua các năm

Khối lượng hàng hóa giao nhận cho biết tình hình hoạt động của lĩnh vực giao nhận của công ty tốt hay xấu, thị phần tăng hay giảm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải xác định được khối lượng giao nhận tăng lên là do tăng khách

hàng hay là do lượng hàng hóa cần giao nhận của khách hàng cũ tăng lên.

Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá các biện pháp nhằm thu hút khách hàng có hiệu quả hay không, thị phần của công ty có thực sự được mở rộng hay không?

Qua biểu đồ trên ta thấy, nhìn chung khối lượng hàng hóa giao nhận của

công ty tăng qua các năm.Năm 2001, khi công ty mới đi vào hoạt động nên khối lượng giao nhận còn thấp đạt 10905 tấn, đến năm 2002 thì con số này đã

tăng lên đáng kể 15625 tấn. Tốc độtăng trung bình của khối lượng giao nhận từ 2001 – 2005 là 24,1%. Năm 2006 khối lượng giao nhận của công ty có giảm xuống là 22100 tấn, giảm 8,1% so với năm 2005. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, một phần khối lượng thịt gia cầm đông

lạnh giao nhận của công ty giảm sút. Đến năm 2007 thì khối lượng giao nhận

tăng vọt lên 30785 tấn, cao nhất từtrước đến nay. Đó cũng là vì nắm bắt được tình hình kinh tế trong nước, 2007 VN chính thức trở thành thành viên của WTO, với các cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan,hạn ngạch , thương mại quốc tế tăng nhanh, công ty đã chú trọng đầu tư vào nâng cấp trang thiết bị

vận tải, xếp dỡ, tăng cường quan hệđối ngoại với bạn hàng, đối tác, mở rộng các mặt hàng giao nhận.Trước kia các mặt hàng giao nhận chủ yếu của công ty là thịt gia cầm đông lạnh,hoa quả, cây cảnh, thuốc lá thì giờ đã có thêm

hàng điện tử, đồ điện dân dụng, rượu.Khủng hoảng tài chính kinh tế 2008 cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của công ty vì nó phụ thuộc chủ

yếu vào hoạt động thương mại quốc tế. Năm 2008, giá xuất khẩu thế giới giảm cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động XK, trong nước lạm phát tăng đến 12,6% làm giảm sức tiêu dùng trong nước, nhập khẩu cũng giảm. Mặc dù

cũng đã có các biện pháp giảm giá dịch vụ giao nhận nhưng khối lượng giao nhận 2008 chỉ đạt mức 25248 tấn, giảm 18% so với 2007.Năm 2009, khi nền kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi , xuất nhập khẩu cũng có

các dấu hiệu tăng trở lại, công ty cũng có các biện pháp thích ứng với thị trường, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, khối lượng giao nhận của công ty đã tăng trở lại đạt 27198 tấn nhưng vẫn chưa đạt được con sốnăm

2007.Tiếp tục tăng khối lượng hàng hóa giao nhận là mục tiêu phấn đấu của công ty trong những năm tới.

Bảng biểu 1.5: Khối lượng hàng hóa giao nhận của một số công ty trên địa bàn Hà Nội (Đơn vị : Tấn )

Năm

Công ty 2007 2008 2009

DEVYT J.S.C 30785 25248 27198

Công ty TNHH quốc tế Delta 31207 28171 30387

Công ty Tân Tiên Phong 33510 29256 32433

Vietrans 49565 44600 47965

Vinafco 44779 40020 42352

Vinatranco 36100 34414 37111

( Nguồn : Sinh viên tự tổng hợp)

So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành thì ta thấy khối lượng giao nhận của DEVYT J.S.C vẫn còn thấp, thị phần còn khá khiêm tốn. Nếu coi tổng khối lượng giao nhận của 6 công ty trên là 100%, thì tỷ trọng của DEVYT chiếm khoảng 12,7%. Trong khi đó thị phần của công ty TNHH quốc tế Delta

là 13,8%, công ty Tân Tiên Phong là 14,7%, Vietrans chiếm 21,5%, Vinafco

là 19,8% và Vinatranco chiếm 17,5%.Thị phần giao nhận của công ty còn nhỏ

hẹp là do công ty chưa chú trọng vào việc mở rộng thị trường, nâng cấp trang thiết bị, thiếu nguồn nhân lực giao nhận và sự đa dạng trong trong các loại

hình giao nhận đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

b.Cơ cấu giao nhận hàng hóa XNK của công ty

Đơn vị : Tấn

Biểu đồ1.6: Cơ cấu giao nhận hàng hóa XNK của công ty qua các năm

( Nguồn : phòng kinh doanh XNK )

Trong cơ cấu giao nhận hàng hóa của công ty thì nhập khẩu luôn chiếm ưu

thế, tỷ lệ hàng giao nhận NK – XK ở mức tỷ lệtương ứng là 3 – 7.Đây cũng là do đặc điểm của thương mại quốc tế nước ta chủ yếu là nhập siêu.Các mặt hàng giao nhận chủ yếu của công ty là : Thực phẩm lạnh, hoa quả, cây cảnh,

cao su, rượu, đồ điện dân dụng, , vật liệu xây dựng.Trong tương lai với chính

sách thương mại quốc tế của VN là : khuyến khích thúc đẩy XK các mặt hàng có lợi thế vềđiều kiện tự nhiên và lao động ( nông sản, dệt may, giày dép…)

và ưu tiên nhập khẩu đầu vào sản xuất phục vụ cho hàng XK ( máy móc thiết bị ), công ty cần mở rộng các mặt hàng giao nhận của mình, tăng tỷ lệ hàng giao nhận XK.

c. Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải của công ty

Đơn vị : Tấn

Bảng 1.6 : Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải của công ty

( Nguồn : Phòng kinh doanh XNK )

Công ty chủ yếu thực hiện giao nhận hàng hóa đường biển, đường hàng

không, đường bộ.Trong đó giao nhận hàng hóa đường biển là chủ yếu chiếm 85% khối lượng hàng hóa giao nhận. Tiếp đó là giao nhận bằng đường bộ

10%, giao nhận bằng đường hàng không với cước phí đắt nên vẫn còn ít chiếm 5% tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của công ty.Việc thực hiện giao nhận bằng đường biển được thực hiện thông qua 2 cảng chính là Hải Phòng và Cái Lân, đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, đường hàng không giao nhận tại sân bay Nội Bài.Với vị trí cảng biển thuận lợi nên hàng hóa XNK của VN chủ yếu bằng đường biển, công ty cũng xây dựng các cơ sở

giao nhận tại các cảng, của khẩu để trực tiếp thực hiện giao nhận hàng hóa, xây dựng hệ thống kho ngoại quan tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái vừa thực hiện kinh doanh cho thuê kho ngoại quan, vừa thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa chưa thông quan được ngay.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng khối lượng 10905 15265 18846 19355 24050 22100 30785 25248 27198 GN bằng đường biển 8724 12364,65 15453,72 15871,1 20442,5 19448 27706,5 21713,28 24206,22 GN bằng đường hàng không 163,575 839,575 1036,53 1122,59 1202,5 1105 1231,4 1009,92 815,94 GN bằng đường bộ 2017,425 2060,775 2355,75 2361,31 2405 1547 1847,1 2524,8 2175,84

1.2.2.2. Doanh thu t hoạt động giao nhn hàng hóa ca công ty

Đơn vị : USD

Biểu đồ 1.7: Doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa XNK của công ty qua các năm

( Nguồn : Phòng kinh doanh XNK )

Thông qua biểu đồ ta thấy, doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa của

công ty tăng cùng với tăng khối lượng hàng hóa giao nhận của công ty. Năm

2001 khi mà khối lượng giao nhận còn thấp, doanh thu đạt USD 305340.Trong những năm tiếp theo khối lượng giao nhận tăng lên do vậy

doanh thu cũng tăng lên.Doanh thu tù hoạt động giao nhận đóng góp khoảng

12% vào tổng doanh thu của công ty so với các công ty khác như Vietrans

doanh thu từ hoạt động giao nhận chiếm khoảng 20%. Điều này cho thấy mảng giao nhận hàng hóa XNK chưa được chú trọng phát triển so với các lĩnh

1.2.2.3.T trng giao nhận hàng hóa đạt chất lượng ca công ty

Các tiêu chí đánh giá giao nhận hàng hóa đạt chất lượng như là:

 Thời gian giao hàng : nhanh hay chậm

 Chất lượng hàng hóa trong lúc xếp dỡ, vận chuyển : có bị hỏng hóc, mất mát…

 Thái độ làm việc của nhân viên giao nhận với khách hàng: trao đổi thông tin, làm các chứng từ cần thiết…

Chú trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nên chất lượng dịch vụ của

công ty được cải thiện qua các năm và tăng lên rõ rệt. Đây là một điểm cộng của DEVYT trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 1.7: Tỷ trọng giao nhận hàng hóa đạt chất lượng của công ty

Năm 2007 ( %) 2008 (%) 2009 (%)

Tỷ trọng giao nhận hàng

hóa đạt chất lượng 95,8 96,1 96,5

( Nguồn : Phòng kinh doanh XNK )

Việc giao nhận hàng hóa đạt chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : thời gian làm thủ tục hải quan, phối hợp thông tin giữa các phòng ban về thời gian tàu về, nhận hàng, số lượng và năng lực của nhân viên giao nhận trong việc làm các chứng từ cần thiết để thông quan và giao hàng về đến kho của khách

hàng, phương tiện xếp dỡ hàng hóa có đầy đủ, hiện đại, phương tiện vận chuyển…Như vậy chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào cả yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Không thể đòi hỏi tỷ trọng giao nhận hàng hóa đạt chất lượng đạt 100%, nhưng khắc phục những yếu tố

bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là biện pháp cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty cổ phần phát triển kinh tế hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam docx (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)