Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. potx (Trang 32 - 34)

Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT không chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng trực tiếp mà nó còn được phản ánh một cách gián tiếp thông qua các chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu định tính ở đây được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT với các hoạt động khác trong ngân hàng hay nói một cách khác chúng ta đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT thông qua các chỉ tiêu đánh giá của các hoạt động mà nó có tác động đến. Trong phần này, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá :

* Đánh giá qua việc góp phần tạo hiệu quả và chất lượng tín dụng, tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu

TDCT phục vụ đặc biệt cho việc đảm bảo nghĩa vụ cung ứng và thanh toán trong quan hệ ngoại thương, nhưng nó cũng bao hàm cả nhân tố tín dụng.

+ Đối với nhà xuất khẩu : ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay như: - Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở, nhà xuất khẩu có thể dựa vào L/C để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định.

- Cho vay ứng trước hoặc chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.

+ Đối với nhà nhập khẩu :

- Mọi L/C đều do ngân hàng mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số tài khoản để bảo đảm cho L/C. Và

khi đó việc mở L/C cho nhà nhập khẩu đã thể hiện việc cấp tín dụng của ngân hàng cho nhà nhập khẩu.

- Cho vay ký quỹ mở L/C : trong một số trườg hợp ngân hàng có thể cho vay để ký quỹ L/C, mức cho vay tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng thanh toán và quan hệ của khách hàng với ngân hàng.

- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu : vay thanh toán L/C trong trường hợp L/C trả ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trong trường hợp L/C trả chậm.

* Đánh giá thông qua việc góp phần tạo hiệu quả kinh doanh ngoại tệ

Chúng ta đã biết TTQT theo phương thức TDCT đòi hỏi phải được thanh toán bằng ngoại tệ khi giao dịch với các khách hàng quốc tế thông qua các ngân hàng đại lý tại các nước khác, vì vậy đây là một cơ hội tốt để ngân hàng kinh doanh ngoại tệ. Do đó, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ cũng phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

* Đánh giá thông qua việc tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ

TTQT theo phương thức TDCT có quan hệ mật thiết với việc huy động vốn ngoại tệ, chúng có quan hệ qua lại với nhau : nguồn vốn ngoại tệ là nguồn chủ yếu ngân hàng sử dụng để tài trợ cho hoạt động TTQT đồng thời hoạt động TTQT cũng là một nguồn cung cấp vốn ngoại tệ cho ngân hàng và việc tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ không chỉ phản ánh khả năng huy động vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà nó còn thể hiện phần nào đó hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

*Đánh giá thông qua việc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại

Xuất phát từ vai trò của TTQT, chúng ta thấy khi hoạt động TTQT có hiệu quả nghĩa là nó có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn và có quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phục vụ các nhu cầu về TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. potx (Trang 32 - 34)