Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. potx (Trang 29 - 30)

căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền nên khó loại trừ khả năng người bán giả mạo hoặc thay đổi chứng từ để đòi tiền trong khi giao hàng không phù hợp với bộ chứng từ xuất trình. Ngược lại, nếu người mua không thiện chí, họ có thể tìm ra lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù hàng đã giao đúng phẩm chất và thời hạn quy định.

 Phương thức này đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng so với các phương thức khác, ngân hàng có trách nhiệm kiển tra “bề ngoài” của bộ chứng từ trong thời hạn quy định do người xuất khẩu gửi đến. Nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với các quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì ngân hàng phải trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền từ người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Nhưng nếu ngân hàng kiểm tra không kỹ, người nhập khẩu kiểm tra lại thấy bộ chứng từ không hoàn hảo thì có quyền từ chối thanh toán cho ngân hàng.

 TDCT là một kỹ thuật từ lâu đời, chắc chắn nhưng nặng nề, có thể làm cho người nhập khẩu bất bình vì họ phải trả thêm nhiều chi phí tốn kém. Mặt khác, thủ tục hành chính nghiêm ngặt đôi khi rất khó khăn cho người xuất khẩu trong quá trình lập chứng từ. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán khác ngay khi có điều kiện thị trường cho phép.

1.3 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ từ

1.3.1 Khái niệm

Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và chi phí hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ thì hiện nay chưa có một chuẩn mực nào cả. Bởi hiệu quả đó được nhìn dưới các góc độ khác nhau thì sẽ có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn dưới các góc độ : dưới góc độ của nền kinh tế, dưới góc độ của ngân hàng và dưới góc độ của khách hàng. Trong đề tài này, em chỉ đi sâu nghiên cứu dưới góc độ của một ngân hàng mà cụ thể ở đây là SGDI – NHCT, để từ đó có thể đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. potx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)