Các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 67)

2. Các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng

2.3. Các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước

2.3.1. Chính sách tín dụng đầu tư

Các dự án đấu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn tín dụng đầu tư cảu nhà Nước tới tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư cho dự án (không bao gồm vốn lưu động), thời hạn cho vay và thời hạn ân hạn phù hợp với quy định về tín dụng đầu tư của Nhà Nước.

Các trường hợp đặc biệt cụ thể phải được Nhà Nước xem xét bảo lãnh tạo điều kiện thuận lợi để được vay vốn.

Chính sách cho thuê, mua mặt bằng ưu đái. Dô đặc thù của ngành là cần một diện tích mặt bằng rất lớn, do đó để đầu tư vào ngành thì chi phí cho mặt bằng là rất lớn cần được Nhà Nước hỗ trợ: cho thuê với giá ưu đãi, ưu tiên chọn mặt bằng, miễn thuế đất,...

2.3.2. Chính sách bảo hộ sản phẩm

Nhà Nước phải ci s chính sách bảo hộ hàng hóa Việt Nam sản xuất ra có lộ trình. Hiện nay, toàn bộ hàng hóa do Việt Nam ta sản xuất ra không được bảo hộ nhiều khi gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất các ngành phụ trợ.

2.33. chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước

Nhà nước phải có chính sách thuế ưu đãi đối với những doanh nghiệp, tư nhân mà mua các sản phẩm tàu biển các loại, hoặc các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sản xuất nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước.

2.3.4. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa để thành lập các phong thí nghiệm nghien cứu về chất lượng cũng như đào tạo nghiên cứu thiết kế.

2.3.5. Các chính sách thuế ưu đãi

Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước nên miễn giảm thuế xuống mức thấp nhất có thể

Đánh thuể cao vao những đầu váo cho công nghiệp đóng tàu mà các doanh nghiệp trong nước co thể sản xuất được, và đánh thuế thấp cho những sản phẩm phụ trợ sản xuất trong nước

Miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp công nghiệp tàu thủy, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thủy

Tạo môi trường thuế quan hấp dẫn các doanh nghiệp tư nhân có động lực đầu tư vào ngành.

2.4. Kêu gợi đầu tư nước ngoài

Đối với những sản phẩm mà đòi hỏi trình độ công nghệ tương đối cao thì Nhà Nước nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Hoặc là kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các dự án mang tính khả thi cao bằng nguồn FDI; hoặc nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài.

Muốn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài ta có một môi trường đầu tư mở, một hệ thông pháp luật mở cho những người đầu tư nước ngoài

Hoặc ta cũng có thể thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp theo các khoản cho vay ưu đãi, cho vay vô thời hạn như vốn ODA,...

Hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ nhằm kịp thời ứng dụng những công nghệ mới cũng tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài.

Hoặc cúng có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp như gửi các chuyên gia ra nước ngoài học tập kinh nghiệmc của các nước phát triển

2.4. Đào tạo phát triển đội ngũ thiết kế, cán bộ kỹ sư và công nhân có trình độcao cao

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục phụ cho sự phát triển của công nghiệp đóng tàu. Muốn vậy, phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng công tác đò tạo tại câc cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu từ câp đại học tới đào tạo công nhân kỹ thuật; đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa và quốc té hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lựng đào tạo sinh viên ngành đóngtau cần có một số giải pháp như sau:

Bổ sung đội ngũ giảng viên giảng dạy theo từng chuyên ngành cụ thể, tăng cường thảo luận , báo cáo chuyên đề khoa học,..

Nhanh chóng triển khai công tác viết giáo trình tập bài giảng mà đặc biệt chú trọng tới kiến thức thực tế

Đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cướng giảng dạy theo phương pháp đàm thoại, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thưc hành

Theo định kỳ rà soát mục tiêu, chương trình đào tạo, mạnh dạn cắt bỏ những phần kiến thức hông cần thiết và bổ xung thêm những phàn kiến thức còn thiếu. Đẩy nhanh hình thức tự học, tạo môi trừng học tập tốt

Xây dựng khu thí nghiệm và thực hành riêng cho sinh viên của trường tạo điều kiện vừa thực hành lý thuyết vừa nâng cao trình độ hiểu biết tay nghề của sinh viên nhằm mục đích đào tạo sinh viên ra trường là có thể làm việc được ngay

Nhà trường giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp ngay khi còn đang là sinh viên để có phương hướng đào tạo theo chuyên môn sâu

Tăng cường sự kết hợp giữa cơ sở sản xuất và các trường đào tạo nghề và các trường đại học, thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ giao lưu giữa các cơ sở sản xuất và sinh viên các trường để trao đổi kinh nghiệm,...

2.5. Đầu tư nâng cấp các cơ sở công nghiệp phụ trợ đã có để nâng cao năng lựcsản xuất sản xuất

Tập trung nâng cấp các cơ sở đóng và sửa chữa hiện có, không nên quá chú trọng vào việc xây mới tránh lãng phí, xây dựng dàn trải

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sữa chữa hiện tại

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và mở rộng các cơ sở sửa chữa tàu biển cỡ trung và lớn để có đủ khả năng phục phụ đội tàu biển Việt Nam.

Chú trọng viêc xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và thiết kế tàu thủy tạo ra sự chuyển biến căn bản trong liinhx vực thiết kế tàu thủy

Tập trung xây dựng các nhà máy nằm trong các quy hoạch chính thức của ngành, cần xây sựng dứt điểm các dự án đã co kế hoạch xây dựng không nên khởi công ồ ạt tranh thiếu vốn đầu tư các công trình bị bỏ dở

Ưu tiên các dự án xây dựng để sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ mà sản phẩm của nó là một trong những sản phẩm mục tiêu của ngành phụ trợ.

Nhưng cũng cần tránh đầu tư giàn trải,lãng phí, đầu tư không có trọng tâm trọng điểm

2.6. Cần có sự phối hợp của các ngành các cấp liên quan

Ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp tàu thủy là sự kết hợp của rất nhiều ngành khác như:ngành công nghiệp thép, công nghệ điện tử, công nghiệp sản xuất máy công nghiệp. Đây là các ngành mà muốn phát triển côgn nghiệp phụ trợ thì bắt buộc các ngành này cũng phải vào cuộc. Như công nghiệp thép phát triển sẽ cung cấp cho ngành công nghiệp phụ trợ các loại thép dùng đóng tàu như thép tấm, thép tròn, …Hoặc công nghiệp sản xuất máy công nghiệp sẽ cung cấp cho công nghiệp phụ trợ các laoị máy thủy phục phụ đóng tàu,…Vì vậy, vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không phải là của riêng ngành công nghiệp dóng tàu, hay của riêng ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu mà là của rất nhiều ngành. Muốn có sự phát triển đồng đều của các ngành cùng một lúc thì điều đầu tiên là cần một chính sách nhất quán của nhà nước, phải có sự phối hợp nhịp nhàng của chính quyền địa phương các cấp các ngành

Như vậy, việc phát triển công nghiệp phụ trợ cần sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành công nghiệp khác, sự hôc trợ của địa phương các cấp các quyền khác nhau,…Phát triển công nghiệp phụ trợ là sự phát triển đồng bộ của đa ngành không phải là nhiệm vụ của một ngành nào đó.Nó là sự kết hợpc hủ nhiều ngành. Muốn

công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu phát triển phải có chính sách cho các ngành công nghiệp khác nữa phát triển, phải có sự phối hợp đống loạt của các cấp chính quyền.

2.7. Đầu tư có lựa chọn, có ưu tiên

Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, VIệt nam ta co thể lựa chọn cách phát triển một cách tuần tự, từ từ từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ cho tới khó. Nhưng trong một số trường hợp cũng cần phải lựa chọn có thể nhảy vọt, có thể phát triển theo thứ tự ưu tiên nhất định. Cần xác định tập trung phát triển những cái mà Việt Nam có lợi thế như về công nghệ thông tin ở Việt Nam tương đối phát triển ta có thể ưu tiên đầu tư phát triển thiết kế hệ thông tự động,…

Kết luận

Với lợi thế chiều dài bờ biển 3.260 km,có nhiều càng nước sâu , phát triển ngành đóng tàu là chiến lược rất đúng hướng của chính phủ.Việc phát triển ngành đóng tàu không những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế mà còn có tác dụng củng cố an ninh quốc phòng.Thực tế, những năm gần đây với chiến lược phát triển của mình Việt Nam xác định công nghiệp đóng tàu là ột trong bảy ngành công nghiệp mũi nhọn cần phát triển và việc thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu Việt Nam đang đi đúng hướng.Tới năm 2010 Việt Nam sẽ thực hiện thành công mục tiêu trở thành cường quốc đóng tàu đứng thứ thế giới và tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 60%. Nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu là rất quan trong trong chiến lược phát triển công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam nên cần được ưu tiên phát triển nhanh và đúng hướng, đúng mục tiêu, tập trung mọi nguồn lực để phát triển cho bằng được.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Các báo cáo của Vinashin

2. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp 3. Tạp chí công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 1/2009 4. Khoa học và công nghệ số tháng 1/2009

5. Việt Nam net

6. Website tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 7. Website Báo Lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w