Những khó khăn tồn tại của ngành công ngiệp đóng tàu Việt Namta

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

1. Khái quát thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

1.2. Những khó khăn tồn tại của ngành công ngiệp đóng tàu Việt Namta

thời gian qua

Theo đánh giá của một số chuyên gia, công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm… đều của nước ngoài

Chất lượng tàu biển Việt Nam tuy được cải thiện nâng cao nhưng chất lượng vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu. Tuổi trung bình của cả đội tàu là 14,5 năm ở mức tương đối thấp so với các loại tùa của các nhà máy đóng tàu trên thế giới

Năng lực cạnh tranh tấp. Trong năm 2007 toàn bộ đội tàu quốc gia mới chỉ tham gia vận chuyển được 21,4% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, do các nguyên vật liệu, các bộ phận để đóng tàu mới nước ta đang dùng chủ yếu hiện nay đều là đang được nhập khẩu nên giá thành tương đối cao so với tàu của các nước tự thiết kế sản xuất được toàn bộ con tàu.

Thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao: thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề và công nhân chuyên môn phục vụ cho chuyên đóng tàu. Sinh viên ngành tàu thủy cũng giống như sinh viên của nhiều ngành khác cua nước ta ra trường về cơ sở họ lại mất công đào tạo lại từ đầu, do đó ngành vẫn thiếu những cán bộ có thể làm việc được ngay. Đội ngũ công nhân cũng như đội ngũ trí thức của ngành còn vừa yếu vừa kém cả về chất lượng cũng như số lượng.

Thiếu đội ngũ thiết kế, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo liên quan tới tàu biển. Chuyển giao công nghệ mà không có người có tay nghề để vận dụng thì cũng như không có công nghệ. Ngành đang thiếu trầm trọng những gười có đủ khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận dụng được các công nghệ được chuyển giao.

Thiếu những người làm công tác quản lý đóng tàu đủ tầm từ cấp tổ trưởng trở lên.

Hầu hết các cơ sở nhỏ mới thành lập trong thời gian vừa qua đều có cơ sở vật chất kỹ thuật sơ sài, máy móc thiết bị thô sơ, cũ.

Do nguồn vốn đầu tư hạn chế, đến nay, cơ bản nước ta chưa có công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu, hầu hết vật tư, máy móc phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tập đoàn tàu thủy Việt Nam đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở hiện có, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng-Quảng Ninh, miền trung và miền nam hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ.

Công nghệ lạc hậu,hầu hết việc đóng tàu đều được thực hiện bằng các lao động chân tay đơn thuần

Môi trường làm việc của công nhân không được đảm bảo, độc hại

Năng suất lao động thấp, do trình độ công nhân thấp, cộng với thiếu đội ngũ giám sát nên năng suất làm việc c ủa ngành là tương đối thấp.

Mất cân đối giữa tỷ lệ cơ sở đóng tàu và sữa chữa tàu biển: Việt Nam có nhiều nhà máy đóng tau, đội tàu biển tăng trưởng nhanh, nhưng lại co s quá ít cơ sở sửa chữa. Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch ngành nhưng những dự án quy hoạch vẫn nằm trên giấy tờ, hoặc có được triển khai tì cũng rời rạc, thiếu tập trung.

Công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu còn hạn chế, vừa thiếu vừa yếu cả về chất và lượng, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạtkhoang 30-35% nên giá trị của tàu thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w