Căn cứ xác định phương hướng phát triển của ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 55)

1. Định hướng phát triển các ngành phụ trợ

1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển của ngành công nghiệp

thủy nước ta

Ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta có thể phát triển theo định hướng thứ tự ưu tiên hoặc cũng có thể nhảy vọt không tuân theo thư tự từ đơn giản tới phức tạp. Ưu tiên theo điều kiện địa lý, địa hình của đất nước, lợi thế đi dần từ nhỏ tới lớn, lợi thế của nước đi sau có thể sản xuất trước những bộ phận mà VIệt Nam ta có khả năng như phần tin học Việt Nam ta rất phát triển ta có thể vận dụng vào trong ngành công nghiệp tàu thủy để sản xuất hệ thống điều khiển tự động trên tàu.

Theo điều kiện ưu tiên về địa lý nước ta có rất nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, với lợi thế bờ iển dài, nhiều eo vịnh, bến bãi, hơn nữa nước ta lại năm trong vùng trung gian giao thông đường thủy của nhiều Quốc gia. Với tất cả các lợi thế đó là những điều kiện rất thuận lợi để nước ta có thêm động lực coi ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng cần đầu tư phát triển.

Nước ta là một nước đi sau trong việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của thế giới, do đó nước ta có nhiều điều kiện để chuyển giao công nghệ, ưng dụng những thành tựu của các nước đi trước rút ngắn được tời gian và tiền bạc rất nhiều cho việc phát triển một ngành công nghiệp đóng tùa phát triển. Đó chính là lợi thế của các nước đi sau

Hơn nữa nước ta là một nước tương đối dồi dào nguồn nhân công giá rẻ, do đó ta nên đầu tư vào những chi tiết chế tạo mà cần nhiều lao động, mà có thể sử dụng cả lao động phổ thông thì càng tốt. dựa vào lợi thế này thì ngành công nghiệp phụ trợ

của nước ta nên bắt đầu từ việc sản xuất các chi tiết nhỏ nhất như các vật liệu que hàn phục phụ đóng tàu, máy các loại chủ yếu là nhập khẩu công nghệ.

Việt Nam ta là một nước tương đối giàu tài nguyên, ta nên có chính sách để phát triển các công nghiệp phụ trợ mà sử dụng nhiều đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như ngành sản xuất vỏ tàu bằng thép, ...

Do cơ sở hạ tầng công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo nước ta còn thấp, khả năng vốn đầu tư cũng hạn chế, nguồn nhân lực công nghiệp nặng chưa phát triển nên việc định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu gặp nhiều khó khăn và phải có sự tính toán kỹ càng để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không giàn trải nhưng đảm bảo phát triển đồng bộ, kịp thời đảm bảo tính cạnh tranh cao.

Việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy còn phải căn cứ vào chính sách phát triển công nghiệp nói chung của đất nước, vào quy hoạch phát triển công nghiệp chung của đất nước, vào sự ưu tiên, mục tiêu phát triển của đất nước từng giai đoạn.

Trong quyết định phê duyệt duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 Chính phủ đã có hướng quy hoạch phát triển ngành công ngiệp tàu thủy như sau: Về công nghiệp đóng tầu: tập trung nguồn lực phát triển mạnh công nghiệp đóng tầu. Đến năm 2020 xây dựng Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ thành Trung tâm đóng tầu lớn của Việt Nam, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp tầu biển lớn và hiện đại của khu vực và thế giới, có thể đóng mới tầu vận tải đến 20 - 25 vạn DWT và các loại tầu chuyên dùng khác như tầu chở dầu, tầu container, tầu công trình, tầu thăm dò và khai thác dầu khí, tầu du lịch, tầu cá công suất lớn, tầu quân sự... đạt tiêu chuẩn quốc tế;

Tiếp tục nâng cấp mở rộng các nhà máy đóng tầu Phà Rừng - Bạch Đằng, Bến Kiền, Nam Triệu (Hải Phòng); hoàn thiện Khu công nghiệp đóng tầu Cái Lân, nhà máy đóng tầu Hạ Long, Hà An (Quảng Ninh)... đáp ứng từ 80 - 85% nhu cầu sửa chữa tầu sông của Vùng Bắc Bộ và 45 - 50% nhu cầu đóng mới, sửa chữa tầu biển của cả nước. Sau năm 2010, triển khai xây dựng một số nhà máy đóng tầu quy mô lớn cùng công nghiệp phụ trợ tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải và các Khu

công nghiệp Hải Hà, Đầm Nhà Mạc, Quang Vinh (Tiên Lãng)... Phát triển đồng bộ các cơ sở công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa.

Về công nghiệp thép: phát triển nhanh công nghiệp sản xuất thép, đáp ứng nhu cầu thép ngày càng lớn trong khu vực, nhất là cho công nghiệp đóng tầu. Tiếp tục mở rộng các nhà máy thép hiện có. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thép khác, nhất là các nhà máy đúc phôi, sản xuất thép tấm, thép cao cấp... Ưu tiên xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải và Khu công nghiệp Hải Hà phục vụ công nghiệp đóng tầu. Đến năm 2010 quy mô sản xuất thép trong vành đai kinh tế đạt trên 5 triệu tấn/năm và năm 2020 đạt khoảng 15 triệu tấn/năm;

1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp phụ trợ 1.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu

Trong đóng tàu thì vỏ tàu và máy tàu là hai yếu tố quan tọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn về giá trị con tàu. Do đó nếu chế tạo và sản xuất được thép đóng tàu và máy tàu thì ta sẽ nâng giá trị của tàu Việt Nam sản xuất ra rất cao. Nếu ta thành công trong việc chế tạo sản xuất thành công thép đóng tau, máy tàu và hệ thông trục chân vịt thì chúng ta đã có tỷ lệ nội địa dóa tăng thêm được 30%. Đây là những yếu tố then chốt trong ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu nên cần được ưu tiên đầu tư phát triển ngay.

Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nào cần được lựa chọn dựa trên cơ sở năng lực hiện có của chúng ta và khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ với nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá so sánh giưa khả năng và nguồn lực thì các ngành sau cần được ưu tiên phát triển:

Thứ nhất đó là chế tạo thiết bị trên boong

Thứ hai là chế tạo các loại máy phụ và phụ kiện đường ống Thứ ba là chế tạo tủ bảng điện, dây cáp điện, hệ thông tự động

Thứ tư là chế tạo vật liệu phụ như vật liệu hàn, vật liệu chống ăn mòn và bảo vệ

Thưa năm là chế tạo nội thất tàu thủy

Nếu phát triển được các ngành chế tạo này thì ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đã được nội địa hóa từ 10% đến 20%.

Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu cần có sự phát triển kết hợp của nhiều ngành như công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất,…

Trong Chương trình Phát triển ngành Đóng tàu Viê ̣t Nam đã đề ra các mu ̣c tiêu chính của chương trình phát triển công nghiệp tàu thủy gồm ba giai đoa ̣n thực hiê ̣n như sau:

Giai đoạn 2002 -2005:

Nâng cấp và đổi mới công nghê ̣ ta ̣i các nhà máy đóng tàu hiê ̣n ta ̣i: Ha ̣ Long, Nam Triê ̣u, Bến Kiền, Ba ̣ch Đằng, Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Sài gòn để nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới.

Các nhà máy đóng tàu trong tương lai sẽ có khả năng đóng mới những tàu thuyền lớn, tàu công-ten-nơ và tàu chở dầu tro ̣ng tải 12.000 DWT và sửa chữa tàu thuyền tro ̣ng tải 20.000 DWT và đă ̣c biê ̣t là 400.000 DWT ta ̣i liên doanh Huyndai- Vinashin.

Hình thành mô ̣t khu công nghiê ̣p hỗ trợ trong liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm sản xuất thép tấm và lắp ráp đô ̣ng cơ diezel 6000 CV và các thiết bi ̣ hàng hải trên tàu khác.

Giai đoạn 2006 -2010:

Tiếp tu ̣c nâng cấp Nhà máy Đóng tàu Nam Triê ̣u để tăng cường năng lực sửa chữa và đóng mới tàu công-ten-nơ lên 50.000 DWT mỗi tàu.

Hình thành các nhóm các nhà máy đóng tàu ở Dung Quất, Đồng Nai và Cà Mau, trong đó các xưởng đóng tàu ở Dung Quất sẽ sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu tro ̣ng tải tới 100.000 DWT, ở Đồng Nai đóng mới tàu thuyền và tàu chở dầu tro ̣ng tải 30.000 DWT.

Dần dần di dời các nhà máy đóng tàu nằm ở trong thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ra các khu công nghiê ̣p ngoa ̣i ô thành phố.

Ngoài kế hoa ̣ch cải ta ̣o và xây mới các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc, ngành đóng tàu cũng đang xây dựng mô ̣t chiến lược nhằm dần dần cải thiê ̣n chất lượng đào ta ̣o và các di ̣ch vu ̣ liên quan. Chiến lược này ưu tiên:

• Xây dựng mô ̣t trung tâm mô hình tàu thủy quốc gia để phu ̣c vu ̣ mu ̣c đích

nghiên cứu.

• Hiê ̣n đa ̣i hóa công tác thiết kế và hê ̣ thống kiểm soát quản lý cũng như xây

dựng mô ̣t website chính thức của ngành đóng tàu Viê ̣t Nam.

• Cô ̣ng tác với các trường đa ̣i ho ̣c trong và ngoài nước để hình thành mô ̣t trung

tâm đào ta ̣o đô ̣i ngũ cán bô ̣ và nhà nghiên cứu hàng hải nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho ngành.

• Hơ ̣p tác với các đối tác nước ngoài trong đào ta ̣o công nhân hàng hải để phu ̣c

vu ̣ công cuô ̣c hiê ̣n đa ̣i hóa ngành đóng tàu.

Trong đó Nhà nước cũng xác định Xu hướng sản xuất mới của ngành như sau: Ngành đóng tàu sẽ tâ ̣p trung phát triển những sản phẩm sau:

• Tàu thuyền đánh bắt xa bờ bằng vâ ̣t liê ̣u composite, gỗ và thép có công suất

50 CV - 750 CV và được trang bi ̣ du ̣ng cu ̣ đánh bắt hiê ̣n đa ̣i.

• Tàu chở hàng từ 6.500 DWT – 30.000 DWT. • Tàu công-ten-nơ từ 1000 TEU - 1500 TEU. • Tàu chở dầu tro ̣ng tải tới 30.000 DWT. • Tàu chở khí lỏng dung tích tới 5.000 m3. • Tàu hút 500 CV - 4.000 CV.

• Tàu chở dầu thô tro ̣ng tải tới 100.000 DWT. • Sửa chữa tàu tro ̣ng tải 400.000 DWT.

Để thực hiê ̣n Chương trình Phát triển, ngành đóng tàu cần ít nhất 1,5 tỷ USD để hiê ̣n đa ̣i hóa hoa ̣t đô ̣ng và nhâ ̣p khẩu công nghê ̣ tiên tiến.

Theo kế hoa ̣ch vốn sẽ được huy đô ̣ng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 700 triê ̣u USD từ các liên doanh, 150 triê ̣u USD từ vốn vay nước ngoài và phần còn la ̣i là các nguồn trong nước. Phần lớn số vốn đầu tư vào ngành đóng tàu sẽ được rót qua Vinashin.

Trong giai đoa ̣n 2002-2005, ngành đóng tàu cần 519 triê ̣u USD đề nhâ ̣p khẩu công nghê ̣ mới đóng tàu với tro ̣ng tải 50.000 DWT mỗi tàu và khoảng 780 triê ̣u USD để đóng tàu với tro ̣ng tải tới 100.000 DWT mỗi tàu trong những năm tiếp theo.

Nhiê ̣m vu ̣ trong thời gian tới cũng bao gồm cả công tác sửa chữa tàu thuyền và các dàn khoan ngoài khơi để có thể nâng tro ̣ng tải lên 400.000 tấn ta ̣i Nhà máy Liên doanh Đóng tàu Huyndai-Vinashin.

Kế hoa ̣ch này mở ra cơ hô ̣i cho các nhà sản xuất Đan Ma ̣ch xuất khẩu các máy móc, thiết bi ̣, cấu kiê ̣n, bí quyết sản xuất liên quan tới sửa chữa và đóng tàu.

Công viê ̣c bắt đầu ta ̣i Công ty Công nghiê ̣p Tàu thủy Cái Lân, mô ̣t nhà máy đóng tàu lớn nhất ta ̣i tỉnh Quảng Ninh.

Nằm trong khu liên hơ ̣p rô ̣ng 36,39 ha là mô ̣t nhà máy nhiê ̣t điê ̣n, mô ̣t xưởng cán thép đóng tàu, mô ̣t nhà máy thép xây dựng và mô ̣t công ty kho vâ ̣n. Dự án này sẽ hỗ trợ ngành đóng tàu Việt Nam theo kịp khu vực và thế giới.

Một khoản vay ưu đăi 99,8 triệu USD mới đây đă được thương thảo với chính quyền Trung Quốc để xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất được dự tính sẽ đưa vào vận hành vào năm 2008.

Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam đă đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lê ̣ nội địa hóa lên 60-70% vào năm 2020. Theo đó, công ty sẽ đặt hai nhóm nhà máy đóng tàu ta ̣i Sài

Gòn và Cần Thơ để lắp ráp động cơ diesel, xích neo hộp số, nồi hơi và trang thiết bị trên tàu. Tại các tỉnh phía Bắc, mười nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và 7 cầu cảng sẽ được xây dựng để phục vụ công nghiệp đóng tàu tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.

Những nhà máy đóng tàu trong khu vực này sẽ đóng tàu container, sửa chữa và đóng mới có trọng tải lên tới 50.000 DWT, sản xuất que hàn, trang thiết bị tàu thuyền.

Ở miền Trung, chín nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và một nhà máy sẽ được xây mới tại Dung Quất để sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải 100.000 DWT với vốn đầu tư 152 triệu USD. Ở miền Nam, bốn nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và bốn nhà máy sẽ được xây mới.

Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong tương lai là Châu Âu và Nhật Bản được coi là những thị trường vận tải đường thủy lớn có tiềm lực đóng tàu.

Công nghiệp đóng tàu là một thị trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ. Dễ nhận thấy nhu cầu vật liệu và thiết bị cho ngành đóng tàu công nghiệp sẽ tăng trong 10 năm tới.

Cho tới nay nhìn chung các thiết bị nhập khẩu gồm có động cơ thủy diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác trên tàu.

Chuyển giao công nghệ trong ngành cũng là một quan hệ hợp tác phổ biến khác với đối tác nước ngoài mà các nhà máy đóng tàu ưu chuộng như một giải pháp hữu hiệu để cải thiện bản thân.

Hiện tại, hàm lượng nội địa trong ngành đóng tàu mới chỉ có 30-35%. Phần đóng góp này bao gồm nhân công, vật liệu phụ và một số phụ kiện khác trong khi các trang thiết bị và động cơ chính là nhập khẩu.

Vinashin hi vọng sẽ tăng hàm lượng nội địa lên 60% vào năm 2010 bằng cách xây dựng một nhà mày lắp ráp động cơ diezel công suất 20.000hp tại Hải Phòng và những xí nghiệp được xây mới để sản xuất thiết bị cho tàu thuyền và que hàn.

Hiện nay tổng công ty đóng tàu Việt Nam( vinashin) cùng với các đơn vị cơ khí chế tạo trong bộ Quốc Phòng, bộ Công thương, đăc biệt là thông qua sự phối hợp của HIệp hội cơ khí VIệt Nam đã và đang triển khai một số ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và sản xuất vật liệu, vật tư đóng tàu. Vinashin sẽ không đầu tư vào sản xuất những cái mà các doanh nghiệp ngoài Vinashin có thể sản xuất được, mà sẽ tập trung vào sản xuất các sản phẩm mà các doanh nghiệpkhác không sản xuất được như thép đóng tàu, động cơ, máy móc thiết bị trên tàu, phụ kiện điện tàu thu, nội thất tàu thủy,…

1.2.2. Kế hoạch thực hiện

Hiện nay tập đoàn Vinashin đang đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiêp tàu thủy ở cả ba vung Bắc, Trung, Nam để xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu bao gồm:

Khu công nghiệp Cái Lân – Quảng Ninh, công ty cổ phần thép Cửu Long Vinashin, công ty CP thép Kansai - Viashin – Hải Phòng có nhà máy cán nóng thép đóng tàu, sản xuất thép cán hình với công suất mỗi nhà máy cỡ 500000 tấn\ năm, nhà máy sản xuất chi tiết phụ kiện, kết cấu thép, nhà máy cửa tàu thủy,..

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w