Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 57 - 59)

Trong bất kỳ 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động mảketing là hoạt động không thể thiếu nhằm quảng bá sản phẩm của công ty cho người tiêu dùng. Tuy là mặt hàng không được quản bá rroongj rãi trên thông tin đại chúng nhưng việc tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hệ thống đại lý lại hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy 1 số giải pháp đã được công ty đề ra trong năm tới:

Thứ nhất: Củng cố và tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý, nắm vững thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ, xây dựng hệ thống bán lẻ với điểm bán cố định có quản lý. Chủ động kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá.

Thứ hai: Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, hợp tác hoặc gia công cho nước ngoài.Trong mấy năm qua sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể, thị trường nước ngoài là thị trường đầy tiềm năng do đó trong năm tới cần đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ ba: Phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước, tăng cường xuất khẩu và phát triển thị trường mới. Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, để xây dựng và củng cố thương hiệu.Thuốc lá Thanh Hóa. Công ty cần đẩy mạnh hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội chợ thương mại, duy trì các hình thức hỗ trợ các đại lý trong công tác phân phối sản phẩm, đồng thời tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng theo chiều rộng, chiều sâu và nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng...

Thứ tư: Đầu tư giữ vững thị trường truyền thống và tìm hiểu, mở rộng thị trường mới, nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó lợi ích trách nhiệm giữa Công ty, đại lý tiêu thụ với người tiêu dùng cũng cần được Công ty quan tâm hơn.

2.2.4. Giải pháp về nhân lực

2.2.4.1: Hoàn thiên quy chế lương, thưởng

Khai thác tốt tài nguyên nhân lực hiện có; tiếp tục hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng, nâng cao đời sống của công nhân viên.

Người lao động mong sự công bằng trong tiền lương không những vì thu nhập mà còn vì lòng tự trọng. Họ cảm thấy bị xúc phạm khi kết quả làm việc của họ hơn một số người nào đó (có thể là trong hoặc ngoài doanh nghiệp)mà vẫn phải chịu một mức lương thấp hơn.

Doanh nghiệp muốn tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên thì phải chứng minh được rằng chỉ có kết quả làm việc tốt mới cạnh tranh được mức lương.

Một hệ thống tiền lương và tiền công tốt sẽ duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những nhân viên giỏi.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 57 - 59)