Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ công nhân viên chức

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 34 - 39)

Đầu tư nhân lực là 1 trong những hoạt đọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty thuốc lá Thanh Hóa đội ngũ lao động được lựa chọn, có trình độ chuyên môn nhất định

Chất lượng lao động có tính chất quyết định tới khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy đầu tư nâng cao năng lực

nguồn lao động mang tính sống còn đối với công ty trong tình hình hiện nay. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực của công ty thể hiện thong qua chính sách đào tạo, chế độ lương, thưởng, trợ cấp áp dụng cho người lao động dể khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn

- Công tác tuyển dụng: Công ty thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp thuộc tỉnh và vùng lân cận, con em cán bộ trong công ty. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty hành năm công ty luôn có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm đầu tư, có định hướng và chương trình đào tạo dài hạn. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập về các lĩnh vực: Quản lý kinh tế, marketing, công nghệ sản xuất thuốc lá của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ… Riêng năm 2005, Công ty đã thực hiện chương trình đào tạo dài hạn chuyên sâu thông qua việc cử CBCNV cùng CBCNV của tổng công ty sang Trung Quốc đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật thuốc lá. Có thể nói, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN của Công ty ngày càng phát triển, tiếp thu được kỹ thuật hiện đại, chuẩn bị tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong quá trinh đào tạo công ty bố trí hợp lý và khoa học để người lao động vừa đảm bảo thu nhập, vừa đảm bảo việc học tập, đồng thời không ảnh hưởng tới chất lượng công việc chung của toàn khâu sản xuất.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý: Cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số lao động trong công ty nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty vì họ là người đưa ra quyết dịnh quan trọng nhất: về mục tiêu, phương hướng thực hiện mục tiêu…Cán bộ quản lý phải là những nhười nắm vững kiến thức về chuyên môn, quản lý

và pháp luật để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.Trước tình hình đó công ty đã từng bước đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực này. Số lượng lao động được đào tạo thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.12. Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo

Đơn vị tính: Lượt người

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Đào tạo mới 22 35 25

2 Đào tạo nâng cao 22 83 65

- Đào tạo chuyên sâu 12 53 45

- Đào tạo nâng bậc 7 23 10

- Đào tạo cán bộ quản lý 3 7 10

Tổng 44 118 90

(Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự)

Năm 2006 là năm có số lượng lao động đào tạo ít nhất chỉ 44 người. Sang năm 2007 số lao động đào tạo là 118 lượt người tăng gần gấp 3 lần năm 2007 do năm này công ty có đầu tư thêm hệ thống máy hiện đại nên cần cử đội ngũ kỹ sư học tập để có thể làm chủ thết bị. Trong đó đào tạo nâng cao luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo đó cũng là xu hướng chung của các công ty, doanh nghiệp hiện nay: giảm số lượng, nâng cao chất lượng. Số lao động đào tạo mới vẫn chiếm số lượng tương đối lớn chứng tỏ chất lượng nhân lực đầu vào vẫn chưa cao và chưa sát với nhu cầu công việc.

Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển. Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm. Kinh phí đào tạo công ty chịu 1 phần và người lao động chịu 1 phần. Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.13. Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2 Chi phí đào tạo BQ 1 lượt người

Tr. đ 1,121 1,125 1,13

3 Tỷ trọng so ∑VĐT % 1,782% 1,275% 2,04%

(Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự)

Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324 triệu đồng. Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đối thấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04%

Mỗi năm 1 lần, Công ty tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về luật pháp BHLĐ, PCCC cho tất cả CBCNV; tổ chức diễn tập PCCC kết hợp với diễn tập cấp cứu người, tài sản và thoát nạn; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, PCCN. Trước những thay đổi trong thực tế sản xuất, Công ty đã có những bổ sung, thay đổi kịp thời về “Quy phạm ATLĐ và PCCC” cho phù hợp với các quy định của Nhà nước và thực tế của Công ty.

Ở Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, điều kiện lao động, vệ sinh môi trường tại nơi làm việc và nơi sản xuất luôn được cải thiện. Công ty đã thực hiện tốt công tác về quản lý và sử dụng thiết bị theo quy định của pháp luật như: Soạn thảo và ban hành quy trình vận hành các máy móc, thiết bị, kiểm tra, bảo trì và nâng cấp các loại bình chữa cháy, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, lắp đặt mới các bảng quy định vận hành máy phục vụ công tác ATLĐ, tranh cổ động ATLĐ treo tại các phân xưởng, hệ thống báo cháy tự động tại các kho nguyên liệu; trang bị máy bơm chữa cháy với công suất 60HP; cải tạo nhà xưởng, tăng cường hệ thống lạnh, thông gió, hệ thống hút bụi, bảo dưỡng các thiết bị điện… Bên cạnh đó, Công ty còn trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như cấp đồng phục và các phương tiện an toàn cá nhân cao hơn quy định của Nhà nước, bình quân người lao động được cấp 2

bộ quần áo mỗi năm, cùng với mũ, găng tay, khẩu trang và các đồ dùng phòng hộ khác; duy trì bữa ăn công nghiệp, bồi dưỡng ca, bồi dưỡng độc hai… Ngoài ra, Công ty còn thực hiện chế độ chính sách cho CBCNV như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 24/24, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên chức…)

Bảng 1.14. VĐT bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy

Năm ĐVT 2006 2007 2008

VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy

Tr.đ 186,813 235,312 215,016

Tốc độ tăng đinh gốc % - 7,22% 15,09%

Tốc độ tăng liên hoàn % - 7,22% 7,34%

( Nguồn: Phòng kế toán)

Từ năm 2006 đến năm 2008 vốn đầu tư dành cho phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động liên tục tăng từ 186,813 triệu đồng năm 2006 lên đến 215,016 triệu đồng năm 2008. Trong đó năm có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất là năm 2008 với tốc độ tăng 7,34% chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến an toàn của người lao động.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 34 - 39)