Đầu tư vào tài sản cố định

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 27 - 31)

So với các doanh nghiệp khác cùng sản xuất thuốc lá thì trình độ công nghệ của công ty tương đối lạc hậu, do đó trong mấy năm gần đây công ty rất chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Hàng năm công ty dành phần lớn vốn đầu tư phát triển để đầu tư vào tài sản cố định. Tốc độ gia tăng tài sản cố định thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.6. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty giai đoạn 2006-2008

Năm ĐVT 2006 2007 2008

Vốn đầu tư vàoTSCĐ Tr.đ 1.974,408 9.152,97 4.136,22

Tốc độ tăng định gốc % - 363,58% 109,49%

Tốc độ tăng liên hoàn % - 363,58% -54,81%

( Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2006 là 1.974,408 triệu đồng, năm 2007 là 9.152,97 triệu đồng, năm 2008 là 4.136,22. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của vốn đầu tư vào tài sản cố định không đều năm 2006, 2008 giảm năm 2007 có chiều hướng tăng lên. Năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ là tương đối lớn hơn 9 tỷ đồng gấp đôi năm 2008 do đó tốc độ tăng liên hoàn năm 2008 âm và năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ gấp hơn 4 lần năm 2006, tăng 363,58% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định lại có xu hướng giảm thể hiện tốc độ tăng định gốc giảm do nhu cầu đầu tư của năm 2008 giảm. Vốn đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn

Bảng 1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ Năm ĐVT 2006 2007 2008 ∑VĐT Tr.đ 2.768,013 10.401,4 4.983,42 VĐT vào TSCĐ Tr.đ 1.974,408 9.152,97 4.136,22 Tỷ trọng % 71,33% 87,67% 81,89% ( Nguồn: Phòng kế toán)

Ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư dành cho tài sản cố định qua các năm đều rất lớn đều trên 70% tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng tăng qua các năm từ 71,33% năm 2006 đến 87,67% năm 2007 và 81,89% năm 2008, do đây là nền móng để thực hiện các hoạt động đầu tư khác. Mặt khác trong những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa càng trở nên mạnh mẽ nên nhu cầu thay thế công nghệ cũ lạc hậu càng trở nên bức thiết. Do đó vốn đầu tư trong mấy năm gần đây chủ yếu dùng cho tài sản cố định, trong đó chủ yếu dành đầu tư cho một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Bảng 1.8. VĐT vào TSCĐ theo một số lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008

Đơn vị tính: Tr. đ

( Nguồn: phòng kế toán)

TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 432,005 4.867,01 712,42 2 Máy móc thiết bị 791,001 2.703,76 1.592,21 3 Phương tiện vận tải 523,1 1.285,77 1.156,70 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 228,302 296,43 264,59

- Thiết bị máy móc: Đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất dựa trên nhu cầu của quá trình sản xuất nâng cao năng xuất lao động đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm.Trong giai đoạn từ 2006 - 2008 công ty đã đầu tư các loại máy móc như: nồi hơi, máy sấy nén, máy hút bụi, máy cuốn điếu… Dây chuyền chế biến lá sợi công, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công ty về thiết bị so với một số Công ty khác. Các thiết bị cuốn điếu có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại.

- Năm 2007 lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tương đối lớn 2.703,76 triệu đồng tăng 241,81% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 công ty đầu tư hệ thống nồi hơi đốt than trị giá 1,5 tỷ đồng. Năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định giảm so với năm 2007 là 1.111,55 triệu đồng.

- Đầu tư vào nhà xưởng vật kiến trúc: gồm xây mới và cải tạo nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất như: cải tạo nhà ăn, xây mới nhà để xe, hệ thống làm mát mái tôn, cải tạo nhà làm việc…

Lượng vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng giảm không đều cụ thể năm 2007 vốn đầu tư cho nhà xưởng là 4.867,01 triệu đồng tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do năm này công ty cải tạo và xây mới nhà xưởng

sản xuất chính, nhà nồi hơi, hệ thống đường điện nguồn khu vực sản xuất. Năm 2008 vốn dùng cho đầu tư vào nhà xưởng chỉ còn 712,42 triệu đồng. Hoạt động đầu tư chủ yếu trong năm nay chỉ là tu sửa nhà xưởng cho phù hợp vơi công nghệ mới.

- Đầu tư vào phương tiện vận tải: chủ yếu là mua thêm xe tải dùng trong việc chở nguyên vật liệu, chở sản phẩm đi đến nơi tiêu thụ.

Giai đoạn 2006 – 2008 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải có xu hướng tăng cao nhất năm 2007 với mức vốn là 1285,77 triệu đồng. Năm 2006 vốn đầu tư vào phương tiện vận tải thấp nhất, chỉ bằng một nửa so với năm 2007,2008

- Đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý như mua thêm máy photocopy, máy điều hoa, máy tính, máy in…

Trong đó vốn dành cho mua máy tính và máy điều hòa chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư dành cho thiết bị, dụng cụ quản lý. Năm 2004 công ty mua thêm thiết bị đo chu vi và độ giảm áp với giá trên 1 tỷ làm cho vốn phải chi cho thiết bị dụng cụ quản lý trong năm này tăng khá cao so với các năm như 2006, 2007, 2008. Vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý có xu hướng tăng lên nhưng không đều cụ thể năm 2007 và năm 2008 đều tăng lên so với năm 2006, năm 2007 tăng 64,028 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 36,288 triệu đồng. Nhưng năm 2008 lại có xu hướng giảm so với năm 2007.

Để có thể hiểu rõ hơn lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ta có thể xem bảng sau:

Bảng 1.9. Cơ cấu VĐT vào TSCĐ theo1 số lĩnh vực giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: %

Nội dung Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

-∑VĐT vào TSCĐ 100% 100% 100%

-ĐT nhà xưởng, vật kiến trúc 22% 53% 17%

-ĐT máy móc thiết bị 40% 30% 38%

-ĐT phương tiện vận tải 26% 14% 28%

-ĐT thiết bị dụng cụ quản lý 12% 3% 6%

( Nguồn: phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực không đều nhau. Năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực khá đều nhau trong đó VĐT vào máy móc thiết bị lớn nhất chiếm 40% ∑VĐT vào TSCĐ, VĐT vào nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý có tỷ trọng chênh lệch nhau không lớn. VĐT phân bổ tương đối đều.

Năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn tỷ trọng VĐT theo lĩnh vực. VĐT vào nhà cửa chiếm 53% tương đối lớn trong khi đó VĐT vào thiết bị dụng cụ quản lý chỉ chiếm 3% trong ∑VĐT vào TSCĐ và giảm so với năm 2006. VĐT vào máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 30% và tỷ trọng VĐT vào lĩnh vực này tương đối ổn định trong 3 năm.

Năm 2008 tỷ trọng VĐT cho các lĩnh vưc tương đối đều trong đó tỷ trọng đầu tư cho máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 27 - 31)