Bên cạnh kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ chỉ rõ cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân,

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 68 - 69)

II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

7. Bên cạnh kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ chỉ rõ cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân,

tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội

Bộ chính trị kết luận: “Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, để những năm tới tiếp tục phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống nhân dân". Do đó, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo. Mức cho vay ưu đãi học tập với học sinh, sinh viên nghèo, hộ chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số đã được tăng lên, tạo điều kiện để họ tiếp tục học tập nâng cao trình độ, cải thiện cuộc sống. Các đối tượng khác như ở xã nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, ngư dân, diêm dân, nông dân… được thụ hưởng những hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo, chương trình 135, kiên cố hóa trường học, nhà ở, nước sạch… Khi các áp lực từ các khu vực khó khăn này giảm đi đồng nghĩa với việc ổn định giá cả và đời sống, các chính sách từ đó phát huy hiệu quả. Các khu vực nông thôn, miền núi khó khăn thường chịu ảnh hưởng khá nặng nên chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ giá, trợ cấp sản xuất nông nghiệp, y tế…

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w