Nguồn vốn từ nước ngoà

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 59 - 62)

I. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ LẠM PHÁT

1. Phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả: 1 Phân bổ vốn có hiệu quả:

1.2.3 Nguồn vốn từ nước ngoà

Đối với nguồn vồn ODA

Cần đề ra các nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu tư dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian quy định và kiên quyết từ chối các khoản ODA vay xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối bởi các yếu tố ràng buộc

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA theo hướng giảm bớt những bất cập hiện tại nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án, đồng thời đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hài hòa với thủ tục của các nhà tài trợ.

Nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án lựa chọn, lập văn kiện dự án, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện hợp đồng mua sắm, xây lắp, tư vấn..., khả năng trả nợ, tính bền vững trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, chống tình trạng bố trí sử dụng vốn dàn trải, xác định rõ ngay từ đầu những dự án phải vay lại và trả nợ cho Chính phủ với những dự án được ngân sách cấp để làm cơ sở xây dựng dự án.

Kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các ban quan lý dự án theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của bộ ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khép kín các khâu trong quy trình thực hiện đầu tư ở một bộ, ngành, địa phương vì tình trạng này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực; gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản lý trong việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý.

Nâng cao trình độ, năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án ở các bộ ngành, địa phương đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý. Các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Kế hoạch hành động thực hiện đề án này

Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của bộ chủ quản, các bộ có chức năng quản lý và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư. Tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dụng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.

Đối với nguồn vốn FDI

Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư cao hơn và có chất lượng hơn. Một môi trường đầu tư hấp dẫn khi chúng ta xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật rõ ràng, cụ thể. Các văn bản pháp luật phải minh bạch, có hệ thống, không trùng chéo, không tuỳ tiện thay đổi, đơn giản hoá hệ thống thuế; xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ… Cải cách triệt để thủ tục hành chính trên cơ sở xây dựng và hình thành hệ thống thủ tục hành chính phù hợp, đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong đầu tư. Giảm thủ tục, phiền hà, sách nhiễu khi cấp phép đầu tư. Giảm các cấp quản lý đầu tư tiến tới 1 cửa, một con dấu trong đầu tư, giảm tính phân biệt giữa các thành phần kinh tế.

Thiết lập lại danh mục dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài rõ ràng, cụ thể, thiết thực, hiệu quả với nhiều ngành nghề đầu tư theo hướng có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 đã được ban hành, nhưng những dự án trọng điểm nhất vẫn chưa thu hút và hấp dẫn được các nhà đầu tư. Vì vậy, cần rà soát lại danh mục dự án này để điều chỉnh và bổ sung những dự án có quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng thực sự có lợi cho cả nhà đầu tư cũng như cho đất

nước. Danh mục này cũng cần được xây dựng trên cơ sở phát huy các lợi thế của Việt Nam, có tính tập trung cao, tránh sự đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, hướng đích. Giảm thiểu các chi phí đang được xem là cao hơn các quốc gia cùng khu vực như điện, vận tải, cước phí viễn thông…nhằm tạo động lực thu hút mới đối với các nhà đầu tư.

Tổ chức các hoạt động như tư vấn, hướng dẫn hình thức và thủ tục đầu tư; xúc tiến thu hút FDI từ các nước; mở chiến dịch mới về vận động, xúc tiến đầu tư tại các quốc gia trọng điểm truyền thống như Nhật Bản, Singapore, EU, Đài Loan, Hàn Quốc… thiết lập các giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh của nước ta. Coi trọng và đánh giá đúng vị trí của các thị trường và đối tác truyền thống, chủ yếu là các nước châu Á vốn có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá với Việt Nam. Đồng thời, cần mở rộng việc thu hút FDI từ các nước đối tác mới như Hoa Kỳ, Nam Mỹ… Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư nước ngoài hoặc trực tiếp đầu tư về Việt Nam.

Thiết lập các chính sách, chủ trương cụ thể nhằm chủ động xử lý, đối phó và giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư, tăng lòng tin của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w