Hiệu quả đầu tư và lạm phát.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 51 - 53)

- Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ

3.1.2.Hiệu quả đầu tư và lạm phát.

B. Mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư và lạm phát 3 Mối quan hệ của đầu tư tới lạm phát

3.1.2.Hiệu quả đầu tư và lạm phát.

Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Qua phân tích tình hình đầu tư từ giai đoạn 2001 – 2008, rõ ràng hiệu quả đầu tư của Việt Nam gần đây rất kém. Hiệu quả đầu tư kém từ đầu tư nhà nước cùng với việc đầu tư ồ ạt cùng một lúc từ đầu tư nước ngoài và tiền dự trữ dân cư kèm theo sự quản lý lỏng lẻo của hệ thống tài chính ngân hàng cùng với chính sách thiếu hợp lý

của chính phủ khiến cho cung tiền tệ mở rộng như một cú sốc. Đổ tiền vào đầu tư là việc làm đúng nếu chất lượng đầu tư hiệu quả và tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp với mức độ tăng cung tiền tệ. Thống kê cho thấy, cuối quý II năm 2007 lượng tiền mặt lưu thông và tiền gửi ngân hàng tăng tới 21% , còn đến tháng 10 năm 2008 lượng tiền mặt lưu thông và tiền gửi ngân hàng tăng tới 25%. Điều này làm cho chỉ số giá tiêu dùng đã tăng nhanh chóng mặt, cuối năm 2007 giá tiêu dùng đã tăng 12,6% so với cuối năm 2006 và đến cuối quý I năm 2008 giá tiêu dùng tăng tới 9 % so với cuối năm 2007. Đến cuối năm 2008, giá tiêu dùng đã tăng tới 19,69% so với cùng kỳ năm 2007.

Chỉ số Vn-Index giai đoạn 2005-2008

Thực tế qua các con số cho thấy đầu tư nhà nước nhận được khoản chi quá mạnh tay trừ chính phủ thông qua các dự án công, dự án chính phủ và các loại tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên việc vung tiền mạnh tay này đem lại kết quả rất bé trong việc phát triển và xuất khẩu so với con số rất lớn của nó. Cụ thể theo một số nguồn chính xác, trong giai đoạn 2001 – 2006, đầu tư chính phủ chiếm gần 44% tổng đầu tư nhưng chỉ tạo sự tăng trưởng 41.1% trong tổng tăng trưởng công nghiệp và chỉ đạt 10% giá trị tăng lượng tuyển dụng lao động khu vực này là 0.1%. Hệ số đầu tư ICOR chung rất cao trong giai đoạn 2010- 2008, chịu ảnh hưởng rất lớn do đầu tư nhà nước quá kém.

Đầu tư chứng khoán và bất động sản với việc thiếu định hướng của nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2007, tổng giá trị vốn hóa trong thị trường chứng khoán là 30 tỷ USD chiếm 43% GDP và gấp 3 lần về quy mô so với năm 2006. Bất động sản và chứng khoán tăng theo sự nóng sốt của dư luận và thị trường ảo gây ảnh hưởng đến nền kinh tế rất nhiều. Với số vốn hóa 30 tỷ USD đầu năm 2008 giá trị của thị trường chứng khoán dần dần tiến về với giá trị thực, đến cuối năm bị thu hẹp chỉ còn 13 tỷ USD. Số tiền thất thoát từ thị trường chứng khoán gây lao đao nền kinh tế và đổ dồn tích lũy vào các kênh giao dịch và tiết kiệm ngân hàng. Đây cũng là mối lo ngại cho việc lạm phát gia tăng liên tục trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và lạm phát (Trang 51 - 53)