0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tác động ngược lại của lạm phát đến đầu tư.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VÀ LẠM PHÁT (Trang 53 -56 )

- Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ

B. Mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư và lạm phát 3 Mối quan hệ của đầu tư tới lạm phát

3.2. Tác động ngược lại của lạm phát đến đầu tư.

Lạm phát tác động đến nhiều mặt của mọi nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Lạm phát Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay tăng giảm không đều, tình hình lạm phát ít nhiều có những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động đầu tư của nước ta.

Tích cực

Thực tế lạm phát tác động đến đầu tư ở Việt Nam khá rõ rệt. Trong những năm đầu thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá nhanh và ngày càng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Những năm đầu thập kỷ lạm

phát thấp nhưng những dự đoán về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là rất tốt nên tình hình đầu tư đạt được những kết quả cao. Những năm giữa thập kỷ chỉ số lạm phát của nước ta khá ổn định, chỉ số lạm phát trong giai đoạn 2004 – 2006 đạt ở mức lạm phát lý tưởng trong khoảng 6% - 7%. Trong những năm này, vốn đầu tư cả nước liên tục tăng nhanh, lạm phát lý tưởng làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với chính sách thu hút vốn đầu tư hấp dẫn làm hco các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước cũng mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và trở thành khu vực đầu tư quan trọng trong nền kinh tế. Đỉnh điểm là năm 2006 chỉ số lạm phát 7.5% .Tăng trưởng kinh tế được đánh giá rất cao của chuyên gia kinh tế quốc tế qua nhiều năm làm cho đầu tư thực sự trở nên rất nóng đạt 404.712 tỷ VNĐ. Điều này ảnh hưởng lớn đến đầu tư năm 2007, tổng vốn đầu tư đạt 523000 tỷ đồng, tăng hơn 120.000 tỷ VNĐ so với năm 2006.

Tổng vốn đầu tư qua các năm: theo tổng cục thống kê

Đơn vi: tỷ VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 151.183 170.469 200.145 239.246 290.927 2005 2006 2007 2008 343.135 404.712 523.000 580.000 Tiêu cực

Tại Việt Nam quá trình gây ảnh hưởng sâu sắc dẫn đến lạm phát tăng cao tới hai con số.Tuy nhiên khi lạm phát tăng cao thì cũng gây ảnh hưởng ngược lại đến đầu tư. Lạm phát là hiện tượng giảm mã lực của đồng tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.Với các nhà đầu tư việc giá cả các nguyên vật liệu theo đó mà cũng tăng theo khiến chi phí sản xuất tăng cao hơn so với trước đây dẫn đến giá đầu ra của sản phẩm cũng phải tăng theo để bù lại chi phí bỏ ra cho việc mua nguyên vật liệu với giá cao.Điều này khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm trở lên khó khăn hơn khi mà cùng một sản phẩm thì nay người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn hơn

trước,điều này đã hạn chế sức mua của người tiêu dùng.Tuy nhiên,ngoài chi phí nguyên vật liệu phải tăng thêm phải bỏ ra.Các nhà sản xuất còn phải bỏ ra các chi phí khác như chi phí vận chuyển,tiêu thụ sản phẩm,quảng cáo sản phẩm…Chính trở ngại của việc tăng giá của các hàng hóa,dịch vụ này khiến cho các nhà đầu tư trở lên e ngại trong vấn đề đầu tư trong thời buổi giá cả lạm phát tăng cao.Như vậy tình hình lạm phát tăng cao đã khiến cho tình hình đầu tư trở lên khó khăn,các nhà đầu tư e ngại vấn đề giá nguyên liệu và các chi phí khác trong quá trình sản xuất sẽ tăng cao hơn mà họ không thể lường trước được điều này.Do đó lạm phát quả thực đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí và khả năng đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam.

Điều này đặc biệt đúng khi ta nhìn lại:

Năm 2007 là năm có những biến động rất lớn trong nền kinh tế , thị trường chứng khoán bùng nổ, là kênh huy động vốn quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng hoạt động đầu tư sản xuất lại không được xem trọng, các Doanh nghiệp thường đem lượng vốn huy động được tiếp tục đầu tư vào chứng khoán đẩy giá chứng khoán lên cao kỷ lục làm cho lạm phát tăng dần, đến cuối năm 2007 chỉ số lạm phát vào khoảng 12.6% vượt ngưỡng an toàn 9.5%.

Đầu năm 2008 lạm phát tăng cao, làm các nhà đầu tư hoang mang và lo lắng. Các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu rút vốn đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước thiếu tự tin vào nền kinh tế vĩ mô, làm lượng vốn đầu tư giảm. Không chỉ ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư, lạm phát còn ảnh hưởng đến cả giai đoạn thực hiện dự án đầu tư. Nhiều dự án nhà nước bị đình trệ do quyết định thắt chặt tiền tệ của chính phủ, một số dự án đầu tư nước ngoài rút vốn đàu tư. Những dự án dầu tư đang được giải ngân cũng gặp nhiều khó khăn vì lạm phát tăng cao, giá cả leo thang. Cụ thể ở thành phố Hà Nội năm 2008,tại quận Long Biên: tiến độ giải ngân 19 dự án với tổng vốn hơn 123 tỷ VNĐ từ nguồn vốn tập trung của thành phố mới đạt 14.46%, 169 dự án sử dụng ngân sách của quận chỉ giải ngân được 20%. Ngoài ra, còn 179 dự án tổng mức đầu tư 152 tỷ VNĐ do ủy ban nhân dân các phường làm chủ đầu tư tỷ lệ giải ngân đạt 40%.

Giữa năm 2008 khi giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao từ 200% - 300%. Cơn sốc cung bât lợi này đã khiến hàng loạt nhà đầu tư trong ngành xây dựng thà nộp phạt rồi phá bỏ hợp đồng còn hơn tiếp tục xây dựng để chịu lỗ. Cũng khoảng thời gian đó khi liên tiếp các cuộc khủng hoảng giá gạo, ga, ...đều có tác động xấu tới đâu tư. Ngược lại nó lại kích thích đầu cơ gây tác động xấu cho nhân dân và tiếp tục làm tăng lạm phát lên.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VÀ LẠM PHÁT (Trang 53 -56 )

×