Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực tiễn và một số biện pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doc (Trang 67 - 70)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA

1.Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị

trường toàn diện

Việc hoạch định một chiến lược tổng thể về thị trường là việc có tầm quan

trọng hàng đầu, để xây dựng chiến lược này Công Ty phải nắm rõ được năng lực

và hiện trạng của sản xuất, đặc điểm, tính chất và thể chế của thị trường ngoài

nước nhằm trả lời các câu hỏi xuất khẩu mặt hàng gì, xuất khẩu đi đâu, xuất

khẩu với số lượng bao nhiêu, xuất khẩu như thế nào và có vấn đề gì trong quan hệ song phương, trên cơ sở đó Công Ty xác định tốc độ phát triển cho từng thị trường và cơ cấu mặt hàng đi cho đối tác.

Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng thị trường hàng hoá, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của Công Ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc đề ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng thị trường hàng hoá cần xác định

- Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường

xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội trợ triển

lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ

của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất

và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các

cơ quan Nhà Nước hoặc trông chờ chợ cấp, chợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính xác để đưa ra các quyết định đúng về thị trường.

- Phối hợp với ban lãnh đạo của Công Ty cũng như phối hợp với từng

phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối

với từng khu vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất. Do đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ phục thuộc

vào sở thích, thẩm mỹ và truyền thống dân tộc, do đó khi nghiên cứu thị trường

cần chú ý các vấn đề :

+ Tính dân tộc : Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, sở thích thị hiếu khác

nhau, do vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

+ Các yếu tố về kinh tế : Các chính sách thuế XNK, hạn ngạch XNK, chính

sách kinh tế của Nhà Nước, đơn cử tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/5/1999 Việt nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc MFN, các sản phẩm thủ công mỹ

nghệ như mây tre đan, gốm sứ và nội thất làm bằng gỗ thuế xuất khẩu từ 0-3%, do vậy đây là thị trường tốt để Công Ty tiến hành ký kết hợp đồng.

+Yếu tố tâm lý tiêu dùng : Xã hội, truyền thống cũng quyết định thị hiếu

của khách hàng.

Được Bộ đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Do vậy, thị trường xuất khẩu tương đối

rộng, từ cơ cấu thị trường từ đó Công Ty đưa ra các biện pháp thúc đẩy xuất

khẩu ở một số thị trường sau :

Thị trường Đông Âu và các nước SNG

- Theo dự báo của các chuyên gia Nga, giai đoạn 2001-2005 chính trường Nước Nga sẽ ổn đinh, kinh tế thương mại sẽ phục hồi và phát triển, mức sống và sức mua của dân Nga sẽ tăng lên, kinh tế của các nước SNG có nhiều quan hệ thương mại với Nga như Ucraina, Karastan … cũng sẽ ổn định và phát triển.

- Đây là thị trường truyền thống của Công Ty, mặc dù vài năm qua đã có biến động lớn do khủng hoảng song nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta có khả năng thâm nhập thị trường Nga với khối luợng lớn nếu Công Ty có chiến lược đúng đắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Với khu vực này giải pháp thúc đẩu xuất khẩu :

- Kiểm tra chất lượng với các mặt hàng xuất khẩu sang Nga

- Duy trì và củng cố mối quan hệ thân quen với khách hàng Nga

- Vận dụng nhiều phương thức linh hoạt trong thương mại như bán trả

chậm, hàng đổi hàng, bán tại kho ngoại quan, giảm bớt chi phí giao dịch, thường xuyên thay đổi mẫu mã, bao bì hàng xuất khẩu, giữ ổn định và cố gắng tăng

danh số tiêu thụ

- Lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Công Ty tại SNG và các

nước Đông Âu để tăng khả năng tiêu thụ, có biện pháp thu hút và sử dụng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây trong việc thúc đẩy quan hệ

kinh tế thương mại với Bạn.

- Xin Nhà Nước và Bộ Thương Mại xuất khẩu để trả nợ

Thị trường các nước Tây Bắc Âu

Đây là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, lại hứa hẹn có những khởi sắc

về kinh tế trong thời kỳ 2001-2005 ( nếu liên minh tiền tệ thành công ) nên việc đẩy mạnh xuất khẩu vào EU chính là chính sách trọng điểm của Công Ty. Trong giai đoạn 1995-2000 tỷ trọng thị trường này chiếm gần 39,76% tổng kim ngạch

xuất khẩu, tuy nhiên đặc điểm của thị trường này đòi hỏi hàng hoá có tính nghệ

thuật cao, chất lượng đảm bảo, hình thức phong phú, công phu, Do vậy với thị trường này Công Ty cần:

- Liên tục tìm ra nhu cầu mới của thị trường để phát triển sản phẩm mới

- Tăng cường cho đầu tư quảng cáo và các hoạt động xúc tiến bán hàng. - Khi xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra cẩn thận mẫu mã cũng như chất lượng hàng hoá.

- Giữ chữ “Tín” trong kinh doanh, đáp ứng tốt nhất như cầu của họ.

Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương

Đây là thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau Tây Bắc Âu,

thị trường này có dân số đông, mức tăng trưởng kinh tế cao như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc … Mặt khác đây là khu vực sản xuất mặt hàng thủ

công mỹ nghệ rất lớn như Trung Quốc, Philipin, họ có thế mạnh về mẫu mã, giá cả, chất lượng, trong vài năm gần đây do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khả năng tiêu thụ của Công Ty có xu hướng giảm. Như trên đã phân tích

đây là thị trường tiềm năng mà Công Ty đang tìm mọi biện pháp để nâng cao

khả năng xâm nhập thị trường, do vậy giải pháp thúc đẩy xuất khẩu với thị trường này :

- Nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, và đặc biệt hạ giá thành đề cạnh

tranh với các đối thủ Trung Quốc, Thái Lan, …

- Liên doanh để cùng tiến hành xuất khẩu

- Thuê các chuyên gia nước ngoài thiết kế mẫu mã.

- Sản xuất sản phẩm phù hợp với bản sắc văn hoá của từng quốc gia.

- Nghiên cứu tiếp cận thị trường để phát huy thế mạnh và khắc phục điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu.

- Nghiên cứu việc thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ thương mại với các nước ASEAN.

Các thị trường khác

Cộng hoà Nam Phi, với dân số 43 triệu người có ngành công nghiệp khai

thác và chế biến đá quý phát triển vào bậc nhất thế giới, là thành viên trụ cột của

liên minh quan thuế các nước Nam Châu Phi (Nam Phi, Botsnana, Lesotho,

Namili, Zenziland), các doanh nghiệp Nam Phi có uy tín trên thị trường, tác

phong theo kiểu Châu Âu, hàng hoá vào Nam Phi có thể tự do sang các nước

liên minh quan thuế, Trung Cận Đông … Tuy nhiên về những thị trường này Công Ty cần tìm hiểu thật kỹ trước khi xuất khẩu vì lãi xuất cao song rủi ro lớn.

Trong những năm tới đây cũng là thị trường tốt đòi hỏi Công Ty khai thác.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực tiễn và một số biện pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doc (Trang 67 - 70)