Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực tiễn và một số biện pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doc (Trang 59 - 63)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

2.Những tồn tại và nguyên nhân

-Từ khi cuộc khủng hoảng xẩy ra ở Đông Âu. Qua phân tích cơ cấu thị trường và hiệu quả kinh doanh thị trường truyền thống giảm mạnh tỷ trọng

của thị trường Đông Âu và các nước SNG chiếm 15.51% tổng kim ngạch

xuất khẩu. Hiện nay Công Ty cũng đang rơi vào tình trạng xuất khẩu hàng gì? Xuất khẩu đi đâu và xuất khẩu cho ai sao cho có hiệu quả nhất là vấn đề

hết sức khó khăn, sức mua giảm đáng kể, hiện nay thị trường truyền thống

gần như mất hẳn, chỉ còn lại phần tham gia trả nợ nghị định thư của Nhà

Nước với số lượng nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, khó thực hiện rất nhiều trở

ngại trong giao dịch, kỳ kết hợp đồng.

-Sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên dẫn đến sự cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc cạnh tranh không

chỉ trong nước mà cạnh tranh giữa nước này với nước khá, khối này với

khối khác làm cho thị phần của Công Ty ngày càng bị thu hẹp.

-Về phía Công Ty những khó khăn do cơ chế cũ để lại vẫn tác động tương đối nặng nề, số vốn tồn đọng thuộc hàng tồn kho, công nợ không thu

người năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường,

một số người còn ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của cơ quan, thêm vào đó

bộ máy quản lý và cán bộ của Công Ty quá đông do cơ chế cũ để lại, chưa

phù hợp với cơ chế thị trường, chưa năng động tìm kiếm khách hàng, chưa

tính toán hết đến hiệu quả dẫn đến đơn vị làm ăn yếu kém, không đạt yêu cầu kinh doanh trong cơ chế nước.

Đời sống cán bộ công nhân viên đòi hỏi ngày càng cao trong khi đó thu

nhập thực tế lại không cho phép.

-Kỹ thuật công nghệ còn yếu, một số sản phẩm như tranh gỗ, sản phẩm sơn mài, tượng gỗ sau một thời gian bị nứt nẻ, vênh méo do công nghệ sấy

và dán ép còn kém không cạnh tranh được với các đối thủ về chất lượng,

mẫu mã, giá cả với Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, ví dụ : Hàng thêu ren, hàng mây tre đan … kiểu dáng còn kém phong phú và đa dạng so với

hàng của Indonesia và Tây Ban Nha về mặt hàng mây tre đan.

-Về thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay Nhật là khách hàng tiềm năng của Công Ty song Công Ty còn thiếu thông tin về thị trường

Nhật, không nắm bắt hết nhu cầu của khách hàng, thị hiếu tiêu dùng cũng như những quy đinh về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật, đặc biệt đồ

gốm sứ, mây tre đan, sản phẩm gỗ Nhật có nhu cầu rất lớn song Công Ty chưa khai thác được, trong giai đoạn 1995 – 2000 tỷ trọng xuất khẩu sang

Nhật chiếm 9.54% tổng kim ngạch xuất khẩu .Tổng kim ngạch xuất khẩu tại

một số thị trường còn khá khiêm tốn, tại thị trường EU sản phẩm gỗ là xuất

khẩu nhiều nhất đặc biệt sang Anh và Đức, tuy nhiên hiện nay Công Ty đang gặp vân đề khó khăn do các tổ chức, môi trường tại Anh và Hà Lan đã

phát động nhiều chiến dịch chống lại mua đồ gỗ của Việt Nam vì cho rằng

Việt Nam không chỉ tàn phá rừng của mình mà cả các nước láng giềng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở dĩ Công Ty còn gặp những khó khăn như vậy bởi còn một số công

việc mà làm chưa tốt như :

Về công tác tác thị trường :

Công tác của thị trường làm chưa cụ thể.

- Mặc dù vài năm gần đây khôi phục lại thị trường truyền thống song

- Thị trường thế giới đã được phân chia và tự do gia nhập nhưng để

cạnh tranh là rất khó khăn, điều này lý giải là Công Ty chưa xuất khẩu sang

thị trường Châu Mỹ.

- Hoạt động liên doanh, liên kết chưa đạt Công Ty hiệu quả

- Chất lượng bị hạn chế vì tổ chức xuất khẩu phân Công tán, nhiều đầu

mối, thiếu quy định hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là các đơn vị làm hàng xuất

khẩu nhiều khi làm ẩu do thiếu sự quản lý chặt chẽ đôi khi vi phạm các quy định về quy cách và chủng loại nhất là mầu sắc.

- Công Ty còn hạn chế ở khả năng tiếp thị ở thị trường nước ngoài, do vậy việc xuất khẩu chủ yếu của Công Ty là do môi giới với nước ngoài chứ

không bàn trực tiếp cho người tiêu dùng, khó xâm nhập vào thị trường nước

ngoài và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tình hình biến động thị trường trong khu vực thị trường xuất khẩu

truyền thống của Công Ty là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, một số nước đã từ chối

không nhập hàng, hoặc yêu cầu giảm giá

Về công tác kinh doanh

- Chưa nắm rõ hết về nghiệp vụ kinh doanh, phương thức thanh toán, chưa nắm bắt quy luật chung của cơ chế thị trường.

- Một số phòng trong Công Ty chưa xác định rõ hướng đi, làm theo kiểu”Chụp giật, nhất thời” không nghĩ đến xây dựng thị trường khách hàng

ổn định đường dài, cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm chưa làm đòi hỏi cho

cá nhân mình, mặc dù rất nhỏ song đánh mất tư cách của mình , làm mất uy tín đối với khách hàng ví dụ phòng tổng hợp 11 liên tục nợ lương kéo dài,

kinh doanh không bù lại được.

Về công tác tài chính.

- Mặc dù Công Ty đã có nhiều cố gắng xử lý các tồn tại do lịch sử để

lại những lượng hàng tồn kho và công nợ khó đòi hoặc không có khả năng

thu hồi vốn lớn.

- Bên cạnh đó việc vội vã mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết dẫn đến

Về công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ máy còn cồng kềnh, “ người nhiều việc ít” dẫn đến năng suất lao động thấp, tình trạng cán bộ vừa thừa lại vừa thiếu, thừa người năng lực

chuyên môn yếu, khó bố trí sắp xếp công việc, nhưng lại thiếu cán bộ,

chuyên môn giỏi.

- Công tác quản lý cán bộ, quản lý kỹ luật lao động còn chưa chặt chẽ,

một số cán bộ chỉ lo lợi ích phòng ban mình, thiếu quan tâm tới lợi ích chung, cá biệt có cán bộ chỉ lo thu vén cá nhân, chưa gắn bó với cơ quan, đơn vị , số cán bộ này chưa bị lên án mạnh mẽ.

- Hiện tượng coi thường kỹ luật lao động, đi muộn về sớm, làm việc

riêng giữa giờ còn rải rác ở các phòng ban.

- Tư tưởng cào bằng thu nhập, tính bình quân thu nhập giữa các thành viên trong phòng, giữa các phòng trong Công Ty còn xuất hiện mặc dù cơ

chế khoán của Công Ty đã thực hiện nhiều năm, tự nó thủ tiêu khả năng và

động lực phát triển trong cơ chế thị trường.

Qua những tồn tại và nguyên nhân trên dẫn đến hiệu quả kinh doanh

của Công Ty còn thấp, kim ngạch xuất khẩu chưa cao dẫn đến lợi nhuận chưa như mong muốn.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

CỦA CÔNG TY ARTEXPORT

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích thực tiễn và một số biện pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ doc (Trang 59 - 63)