2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ XUẤT
2.1.1 Một số biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính
2.1.1.1 Liên kết các doanh nghiệp bán lẻ nội địa
* Đặc điểm
Trong tình hình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cụ thể là đa số các doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, kinh doanh lẻ tẻ, rời rạc, chỉ một số ít các doanh nghiệp được coi là "ông lớn" của bán lẻ nội địa như Saigon co.op, Phú Thái, Satra, Hapro... nhưng cũng chỉ có mức tài chính thấp nếu so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở Việt Nam như tập đoàn Metro Cash & Carry, Big C, Parkson...., việc liên kết là một xu thế tất yếu nếu bán lẻ nội địa muốn tồn tại và phát triển ngay trên sân nhà. Bởi lẽ hiện nay không có một định nghĩa chung hợp pháp nào về các vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp, việc phân chia các hình thức liên kết cũng có nhiều cách khác nhau, nên trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ nêu lên một số cách thức liên kết hữu hiệu có khả năng ứng dụng thực tế cao trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Có nhiều hình thức và mức độ liên kết khác nhau, tư liên kết một phần tới liên kết toàn phần. Để đạt được hiệu quả kinh tế từ việc liên kết, các doanh nghiệp cần ít nhất là liên kết trong khâu mua hàng, có nghĩa là các doanh nghiệp
http://svnckh.com.vn 59
sẽ thống nhất mua chung hàng hóa với nhau. Việc làm này sẽ làm tăng số lượng đơn vị hàng hóa mua bán trong một lần đặt hàng, và như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đề nghị tăng chiết khấu hay giảm giá các chi phí liên quan từ phía nhà sản xuất, qua đó các doanh nghiệp bán lẻ trong mối liên kết sẽ có thể giảm được chi phí mua hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với khi mua lẻ từng doanh nghiệp. Đây là hình thức liên kết khá dễ dàng thực hiện khi nó không đòi hỏi quá nhiều từ phía các doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể đạt được mức chiết khấu lớn hơn hay giảm chi phí liên quan, đòi hỏi mối liên kết cũng phải đủ lớn ở một mức độ nào đó đủ để khiến phía nhà sản xuất lay động.
Hình thức liên kết tiếp theo mà các nhà bán lẻ có thể thực hiện là liên kết trong khâu vận chuyển, dự trữ và phân phối hàng hóa từ kho tới cơ sở kinh doanh. Nếu như chỉ liên kết trong khâu mua hàng, khi hàng hóa mua về đến nơi tập kết, các doanh nghiệp sẽ tự động chuyển hàng về kho của mình thông qua các dịch vụ vận chuyển khác nhau. Còn ở hình thức liên kết này, hàng hóa vận chuyển về sẽ được tập kết về kho chung thống nhất, rồi các dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi tập kết đến kho, từ kho tới cơ sở phân phối sẽ được thống nhất cùng một dịch vụ hậu cần chung. Tất cả mọi hoạt động sẽ diễn ra như khi một doanh nghiệp bán lẻ lớn dự trữ và vận chuyển hàng chứ không còn tách biệt ra các doanh nghiệp nhỏ khác nhau nữa. Cũng như việc mua hàng chung, liên kết trong khâu hậu cần sẽ giúp cho các thành viên trong mối liên kết giảm thiểu được khá nhiều chi phí so với khi không liên kết. Một ví dụ điển cho sự liên kết giữa các nhà bán lẻ Việt Nam là việc 4 "ông lớn" bán lẻ nội địa là Sài Gòn Co.op Mart, Satra, Phú Thái, Hapro tiến hành hợp tác với nhau thành lập công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA), qua đó họ sẽ tiến hành mua chung, bán chung và xây dựng hệ thống hậu cần chung. Ngoài ra
http://svnckh.com.vn 60
còn phải kể tới hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam được thành lập nhằm giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên là các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Ngoài ra còn một vài hình thức liên kết khác tương tự như liên kết hỗ trợ nhau trong khâu bán hàng, liên kết trong các hoạt động khuyến mãi, liên kết trong việc tìm kiếm thông tin thị trường... tất cả nhằm mục đích giảm thiểu chi phí cho các thành viên trong mối liên kết và tạo được những hiệu ứng tích cực lớn hơn cho hoạt động phân phối bán lẻ.
* Điểm mạnh
Thứ nhất, khi nhìn vào việc liên kết các doanh nghiệp bán lẻ như trên, ta
có thể nhận thấy đây là một hình thức tương đối dễ dàng để thực hiện. Việc liên kết giữa các nhà bán lẻ thường không cần quá nhiều thủ tục mà có thể chỉ cần dựa trên các cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh phân phối, tìm hiểu thị trường trên cơ sở các bên cùng có lợi. Mối liên hệ ràng buộc giữa các bên tham gia thường rất ít và hạn chế, các thành viên của mối liên kết vẫn tồn tại độc lập với các chính sách hoạt động riêng cho nên sẽ tránh được tình trạng rủi ro lan truyền trong hệ thống mối liên kết.
Thứ hai, việc liên kết các doanh nghiệp bán lẻ đem lại hiệu quả khá lớn.
Như đã phân tích ở trên, khi các các doanh nghiệp nhỏ liên kết thành một khối với các hợp đồng mua sắm và hợp đồng thuê dịch vụ hậu cần lớn hơn, họ sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí cho các thành viên. Việc tiến hành liên kết trong các khâu tìm kiếm thông tin và nghiên cứu thị trường cùng giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế nhanh hơn và có các đối sách linh hoạt trong các hoạt động của mình.
Tuy rằng liên kết không làm cho các doanh nghiệp thành viên gia tăng tiềm lực tài chính của mình, nhưng nó vẫn đem lại những hiệu ứng tích cực tương tự như khi có một doanh nghiệp bán lẻ lớn tiến hành kinh doanh và nghiên cứu thị
http://svnckh.com.vn 61
trường. Bởi vậy, đây vẫn được coi là một giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Do tính chất dễ dàng, linh hoạt và hiệu quả của nó, dự đoán việc liên kết giữa các nhà bán lẻ nội địa sẽ diễn ra ngày càng nhiều và càng chặt chẽ hơn nữa
* Điểm yếu
Điểm yếu lớn nhất của việc tiến hành liên kết các nhà bán lẻ nội địa phát sinh từ chính tính chất linh hoạt và dễ thực hiện của nó. Khi tiến hành liên kết, sự liên hệ rằng buộc giữa các thành viên thường rất lỏng lẻo, hay nói cách khách là các thành viên vẫn tồn tại độc lập với lợi ích riêng lẻ. Do đó dẫn tới mâu thuẫn trong việc phân chia kho vận, phân chia dịch vụ hậu cần và phân chia lợi ích có được nhờ liên kết... Chẳng hạn như do nhu cầu hàng hóa của các thành viên là khác nhau nên nhu cầu chỗ chứa cũng khác nhau, khi thuê chung kho dẫn tới tình trạng bất cập trong phân chia kho nếu xảy ra tình trạng thiếu kho hoặc thừa kho. Việc vận chuyển hàng hóa từ kho bãi tới các cơ sở kinh doanh sẽ dẫn tới tình trạng vận chuyển ai trước, ai sau nếu phương tiện vận chuyển là không đủ.... Lợi ích có được từ việc liên kết rõ ràng cũng có sự khác biệt khi nhu cầu của các doanh nghiệp là khác nhau.... Tất cả những điều đó dễ dẫn tới mâu thuẫn giữa bản thân các doanh nghiệp. Đặc biệt là ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường có xu thế vì lợi ích bản thân và tinh thần đoàn kết không cao, mỗi liên hệ ràng buộc không chặt chẽ của việc liên kết sẽ khiến cho các doanh nghiệp sẵn sàng phá bỏ sự liên kết khi mâu thuẫn xảy ra. Thực tế đã chứng minh, ngay cả liên kết giữa 4 "ông lớn" nội địa thể hiện ở VDA đã nói bên trên, dù được kỳ vọng rất nhiều nhưng cho tới nay VDA vẫn chưa thể hiện được nhiều. Đơn giản là do cả 4 doanh nghiệp này vẫn tiến hành hoạt động và phát triển khá độc lập và lợi ích của họ vẫn là lợi ích riêng lẻ chứ không nằm trong lợi ích chung của mối liên kết. Để khắc phục tình trạng này, cần phải gắn liền lợi ích riêng của mỗi doanh
http://svnckh.com.vn 62
nghiệp với lợi ích chung của cả mối liên kết, và một giải pháp là tiến hành hợp nhất, sáp nhập.
2.1.1.2 Hợp nhất và sáp nhập (M&A)
* Đặc điểm
Hợp nhất và sáp nhập là một phương án khác mà các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có thể nghĩ tới nhằm làm tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, điều 107 và 108 đã định nghĩa cụ thể về khái niệm sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Tại đây, hợp nhất doanh nghiệp được định nghĩa là “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Còn sáp nhập đựơc định nghĩa là “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.” Như vậy, sau khi tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập, từ các doanh nghiệp thành viên sẽ biến thành một doanh nghiệp duy nhất, với các chính sách hoạt động thống nhất.
* Điểm mạnh
Thứ nhất, việc hợp nhất hoặc sáp nhập sẽ biến các công ty tham gia thành
một thể thống nhất, mà ở đó không còn lợi ích của mỗi công ty riêng lẻ nữa, thay vào đó là lợi ích chung của cả tập thể thống nhất. Nói chính xác hơn là sau khi hợp nhất và sáp nhập thì không còn tồn tại 2 hay nhiều doanh nghiệp riêng lẻ mà hình thành một doanh nghiệp duy nhât. Đối với hợp nhất, các bên chủ sở hữu cũ của từng doanh nghiệp riêng lẻ trở thành cổ đông của doanh nghiệp sau hợp nhất, quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của cả doanh nghiệp lớn chứ không còn
http://svnckh.com.vn 63
gắn với từng công ty nhỏ như trước. Còn đối với việc sáp nhập, thông thường sẽ chỉ còn lại chủ sở hữu duy nhất là chủ sở của công ty đi mua, còn các cổ đông hay chủ sở hữu của công ty bị mua thì hoặc tách hẳn ra khỏi công ty đó hoặc trở thành cổ đông của công ty đi mua tùy theo cách thức đàm phán mua lại. Nói tóm lại, quyền lợi của các bên tham gia sau khi tiến hành hợp nhất và sáp nhập chỉ còn gắn với doanh nghiệp lớn sau cùng. Bởi vậy, ở cả hai phương thức hợp nhất và sáp nhập, doanh nghiệp hậu sáp nhập và hợp nhất sẽ chỉ có một chính sách sách kinh doanh, các chiến lược hoạt động thống nhất từ khâu mua sắm, tới khâu hậu cần, và cuối cùng là các chính sách bán hàng..., hoàn toàn không còn sự phân biệt nào giữa các bên tham gia hợp nhất và sáp nhập nữa, do đó hầu như khó có thể xảy ra tình trạng mâu thuẫn lợi ích và việc tách ra khỏi mối quan hệ ràng buộc như ở giải pháp liên kết. Như vậy, nhược điểm về mối liên hệ rằng buộc giữa các bên tham gia khá lỏng lẻo như của giải pháp liên kết đã được khắc phục khá triệt để ở giải pháp hợp nhất và sáp nhập.
Thứ hai, việc hợp nhất và sáp nhập thực sự làm tăng tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp. Như đã phân tích, việc liên kết không làm tăng nguồn vốn của các doanh nghiệp tham gia mà nó chỉ tạo ra hiệu ứng giảm chi phí giống như việc có một công ty lớn tham gia kinh doanh bán lẻ. Còn như với với hợp nhất, các công ty con đã hoàn toàn biến mất và thay vào đó là một doanh nghiệp chung, có tài sản là tổng tài sản của các bên tham gia hợp nhất. Như vậy việc hợp nhất đã thực sự tạo ra một công ty mới có nguồn vốn lớn hơn nhiều so với các bên trước khi hợp nhất. Việc sáp nhập có khác biệt đôi chút, do đặc điểm là một bên phải bỏ tiền ra sáp nhập một bên, nên trên lý thuyết chất tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi sáp nhập là không đổi mà chỉ thay đổi từ tài sản bằng tiền biến thành tài sản cố định. Tuy nhiên, trong thực tế, bên đi sáp nhập thường được nhiều hơn số tiền họ bỏ ra, bởi việc xây dựng một công ty bán lẻ từ ban đầu cho tới khi nó đạt
http://svnckh.com.vn 64
được mức phát triển như khi được sáp nhập thường tốn rất nhiều chi phí và thời gian. Do đó tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sau sáp nhập thường lớn hơn tài sản của họ trước khi tiến hành sáp nhập, hay tiềm lực tài chính của họ cũng được tăng lên. Đặc biệt là trong tình hình mặt bằng bán lẻ khan hiếm thì việc sáp nhập một doanh nghiệp bán lẻ khác có thể coi là một bước đi khôn ngoan để làm nâng cao quy mô của doanh nghiệp, qua đó cũng đạt được đầy đủ các hiệu ứng của việc nâng cao tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp.
* Điểm yếu
Việc hợp nhất và sáp nhập đã trở nên phổ biến trên thế giới từ rất lâu, tuy nhiên ở Việt Nam thì các hình thức này cũng mới chỉ rộ lên trong vài năm gần đây. Bởi vậy, việc tiến hành các hoạt động hợp nhất và sáp nhập ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn phát sinh.
Thứ nhất, khi tiến hành hợp nhất và sáp nhập, người ta thường hay gặp
phải những rủi ro của việc lựa chọn đối tác không chính xác. Việc quyết định sáp nhập hay hợp nhất là một hành động có ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp, bởi vậy nếu không lựa chọn kĩ càng đối tác sẽ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Như đã phân tích, tiến hành sáp nhập và hợp nhất là biến từ các công ty tham gia thành một công ty duy nhất, với các chính sách hoạt động thống nhất, do đó chỉ cần một trong các công ty tham gia chứa đựng các rủi ro kinh tế, cả công ty sau khi hợp nhất cũng sẽ phải gánh chịu rủi ro đó; nếu rủi ro gây ra hậu quả lớn có thể dẫn tới sụp đổ cả hệ thống. Hơn nữa, các doanh nghiệp ở Việt Nam, với khả năng phân tích còn nhiều hạn chế, thường sẽ gặp nghiều rủi ro hơn khi quyết định tiến hành hợp nhất và sáp nhập.
Thứ hai, các doanh nghiệp tham gia hợp nhất và sáp nhập thường gặp
nhiều khó khăn trong việc thống nhất được đường lối, chính sách hoạt động sau khi hợp nhất và sáp nhập, đặc biệt là ở việc hợp nhất. Như đã đề cập bên trên,
http://svnckh.com.vn 65
quá trình hợp nhất thường diễn ra giữa các công ty có quy mô tương đương, sau khi hợp nhất sẽ là một công ty có chính sách hoạt động chung thống nhất. Điều đó dẫn tới một khó khăn là sẽ lấy chính sách hoạt động của doanh nghiệp nào làm nền tảng, hoặc nếu đưa ra chính sách mới thì phải như thế nào cho hợp lý.... Ngay cả khi sáp nhập một công ty vào một công ty khác, nhà bán lẻ cũng gặp rắc rối ở các khâu sắp xếp lại nhân sự, tìm được đường lối chung thống nhất trong cả công ty... Để giải quyết được mâu thuẫn trên đỏi hỏi các bên tham gia vừa phải có thiện chí, vừa phải có kiến thức am hiểu thực tế chuyên môn.
Ngoài ra, với đặc điểm tâm lý cũng như đặc điểm thị trường bán lẻ ở Việt Nam, sẽ phát sinh thêm nhiều khó khăn cho các thương vụ hợp nhất và sáp nhập. Đó là việc đa số các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam có quy mô quá nhỏ, nhiều doanh nghiệp ở quy mô hộ gia đình, bởi vậy muốn hợp nhất để trở thành doanh nghiệp lớn hơn, đủ sức cạnh tranh là điều rất khó khi đòi hỏi phải có sự tham gia của rất nhiều bên. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, có khả năng