Đẩy mạnh thu hút niềm tin của ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt nam trong điều kiện cạnh tranh (Trang 56 - 58)

1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

1.3 Đẩy mạnh thu hút niềm tin của ngƣời tiêu dùng

Ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, thu hút khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp, bởi khách hàng là nguồn sống của hoạt động kinh doanh. Đối với riêng ngành bán lẻ, bởi vai trò đặc thù là người cung cấp cuối cùng hàng hóa tới tay người tiêu dùng, cho nên doanh nghiệp nào vừa có thể thu hút khách hàng mới, vừa giữ chân được khách hàng cũ, doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, những doanh nghiệp không thể thành công với 1 trong hai công việc trên sẽ dần dần bị thu hẹp thị phần, giảm doanh thu và thậm chí là phá sản.

Ngày nay, tuy rằng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn ở mức độ phát triển sơ khai, nhưng sự cạnh tranh giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại, giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau cũng đang diễn ra hết sức gay gắt. Nhờ đó người tiêu dùng có khá nhiều sự lựa chọn kênh mua sắm cho riêng mình. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, báo chí, sự gia tăng về ý thức và quyền lợi đã đưa người tiêu dùng lên một vị thế khác so với trước kia. Đã không còn là thời kì mà khách hàng phải chấp nhận những dịch vụ phân phối kém chất lượng, đã không còn là lúc mà doanh nghiệp có thể đặt vị thế của mình lên trên người tiêu dùng. Hiện nay, các nhà bán lẻ Việt Nam đang dần nhận ra rằng, không quan tâm đúng mực tới nhu cầu hay nguyện vọng của khách hàng, không thỏa mãn được mong muốn của người tiêu dùng... là đồng nghĩa với mất thị phần và làm ăn sa sút. Bởi vậy, họ phải tích cực hơn nữa trong khâu thu hút niềm tin từ phía khách hàng để có thể giữ chân họ và xa hơn là thu hút được những khách

http://svnckh.com.vn 57

hàng mới tới mua sắm tại các cơ sở phân phối của mình. Ngoài ra, sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài với các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, uy tín hơn hẳn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nội địa phải tích cực thay đổi trong các hoạt động nhằm cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ngoài ý nghĩa cơ bản là giữ vững và tiến tới gia tăng thị phần trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động đẩy mạnh thu hút niềm tin người tiêu dùng còn có ý nghĩa là nhằm tận dụng triệt để lợi thế sân nhà của các doanh nghiệp nội địa. Đó chính là sự am hiểu thị trường, am hiểu thói quen mua sắm của người Việt Nam, mà các doanh nghiệp nội địa có được sau nhiều năm hoạt động. Lợi thế đó còn là ý thức dân tộc của người dân Việt Nam, ý thức người người Việt Nam phải giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Chính lúc tiến hành đẩy mạnh thu hút và giữ chân khách hàng là lúc các doanh nghiệp nội địa cần phải tận dụng những lợi thế ít ỏi mà quan trọng này. Dùng sự am hiểu thị trường vào việc thiết kế ra những dịch vụ mua sắm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng; tận dụng ý thức dân tộc vào việc kêu gọi sự ủng hộ doanh nghiệp nội địa từ phía người tiêu dùng là những việc mà các nhà bán lẻ của Việt Nam cần phải làm hiện nay... Có vậy, doanh nghiệp nội địa mới có cơ hội để cạnh tranh và tiến tới giành chiến thắng các nhà bán lẻ nước ngoài.

Như vậy, hoạt động đẩy mạnh thu hút niềm tin từ phía người tiêu dùng phải được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn này. Bởi lẽ đây không chỉ là một chiến lược kinh doanh quan trọng trong bất kì ngành nghề kinh doanh nào mà còn là một trong những số ít những mục tiêu mà chúng ta đã có những lợi thế nhất định so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

http://svnckh.com.vn 58

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt nam trong điều kiện cạnh tranh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)