Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đờ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 58 - 62)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI CỦA SINHVIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

2.Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đờ

2.1. Số lượng và hiệu quả các hoạt động hướng nghiệp với SV K49, K50, K51 K51

Để tìm hiểu chuyên ngành mà SV KTQD đang học hiện nay do những yếu tố nào ảnh hưởng, tác giả đưa ra 3 câu hỏi lần lượt là

Câu hỏi 1: Bạn đã từng tham gia các hoạt động hướng nghiệp nào chưa?

A. Nhiều lần rồi B. Một vài lần

C. Một lần D. Chưa tham gia lần nào

Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại học ngành này ?

A. Vì tôi thích ngành này B. Vì hiện nay đây là ngành Hot

C. Vì định hướng của gia đình D. Vì chỉ đủ khả năng học ngành này

Câu hỏi 3: Bạn có thích Ngành bạn đang học không ?

A. Rất thích B. Không thích lắm

C. Bình thường D. Chẳng thích tí nào

Hình 3.11: Số lượng và hiệu quả các hoạt động hướng nghiệp K49, K59, K51 trường KTQD

Như vậy, có thể thấy tỉ lệ sinh viên được hướng nghiệp cụ thể và rõ ràng chiếm 6% tổng số SV. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên chỉ được hướng nghiệp một lần hoặc chưa được hướng nghiệp lần nào lên tới 55%. Điều này chứng minh công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 và sinh viên đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

Do hoạt động hướng nghiệp chưa được rộng khắp nên khi sinh viên chọn chuyên ngành cho mình, chỉ có 49% SV chọn theo sở thích của mình, còn lại 51% SV chọn theo định hướng của gia đình hoặc vì lí do khác. Điều này khéo theo một thực tế là có 49% SV thích hoặc rất thích chuyên ngành đang học. Còn lại 51% SV cảm thấy ngành mình học rất bình thường hoặc không thích tẹo nào. Như vậy, hiểu 1 cách đơn giản, trong một lớp, có một nửa học sinh yêu thích chuyên ngành mình đang học và chọn vì mình thích, nửa còn lại thì chọn ngành và học vì người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các bạn SV. Bởi mỗi người chỉ thể giỏi những gì là sở thích và sở trường của cá nhân người đó.

2.2. Tỉ lệ sinh viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràngHình 3.12: Mục tiêu nghề nghiệp của SV KTQD Hình 3.12: Mục tiêu nghề nghiệp của SV KTQD

Để khảo sát về mục tiêu nghề nghiệp của SV KTQD, tác giả đưa ra câu hỏi :

‘‘Hãy viết ra 3 mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 – 10 năm tới’’ và nhận được

sự chia sẻ về mục tiêu của rất nhiều bạn sinh viên. Tuy nhiên, những mục tiêu mà các bạn đưa ra hầu hết đều rất mơ hồ. Chỉ có khoảng 13% SV năm cuối và 8% sinh viên năm 1, 2, 3 là đưa ra những mục tiêu có hạn định thời gian và có những con số đo lường cụ thể. Trong khi đó, có tới 59% SV năm 1, 2, 3 và 82% SV năm cuối đưa ra những mục tiêu rất mơ hồ. Đó là những mục tiêu không có con số cụ thể hay không có hạn định về thời gian như lương cao, môi trường làm việc tốt, được thăng tiến, được thành đạt…Bản thân tác giả cho rằng đó là mơ ước, là mong muốn chứ không phải là mục tiêu để ta có thể tập trung khả năng, huy động nguồn lực để hướng tới.

Cùng với đó, có 5% SV năm cuối và 33% SV năm 1, 2 ,3 chưa có hoặc không muốn đưa ra mục tiêu của mình. Một số bạn trong số đó cho rằng đó là bí mật cá

nhân, không thể tiết lộ. Nhưng cũng có không ít bạn chia sẻ rằng chưa nghĩ tới mục tiêu hoặc xa quá, chưa dám nghĩ tới…

2.3. Hiểu biết của sinh viên về lập kế hoạch cuộc đời

- Tỉ lệ sinh viên đã từng đọc hay từng tham gia khoá học về lập kế hoạch cuộc đời.

Với câu hỏi ‘‘Bạn đã từng tham gia một khóa học hay một quyển sách về

lập kế hoạch cuộc dời nào chưa ? ’’ tác giả thu được kết quả sau : Hình 3.13: Hiểu biết của SV KTQD về lập kế hoạch cuộc đời

Theo biểu đồ trên, có hơn 50% đã từng tiếp cận với chủ đề lập kế hoạch cuộc đời và 21% SV năm cuối và 24% SV năm 1, 2, 3 chưa biết tới có khóa học hay một quyển sách nào về đề tài lập kế hoạch cộc đời.

Trong số những SV đã từng tiếp cận với chủ đề lập kế hoạch cuộc đời, chỉ có 11% -12% SV là được tìm hiểu sâu. Những SV còn lại mới chỉ biết đến lập kế hoạch cuộc đời trong một vài lần.

Như vậy, có tới gần 90% SV KTQD chưa tiếp xúc sâu về lập kế hoạch cuộc đời.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 58 - 62)