SeanCovey – đặt trọng tâm vào nguyên tắc sống

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 38 - 41)

I. GIỚI THIỆU VỀ QUAN ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH LIÊN QUAN TỚI LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI TRÊN THẾ GIỚ

5.SeanCovey – đặt trọng tâm vào nguyên tắc sống

5.1. Giới thiệu

Sean Covey sinh năm 1964 ở Belfast, Ireland, và lớn lên tại Provo, Utah. Ông là một tác giả nổi tiếng về các bí quyết để thành công và hạnh phúc.

Sự nghiệp của Sean Covey bắt đầu với tựa sách: 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt. Quyển sách này hiện đã bán được trên 4 triệu bản và được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ. Hiện nay, Sean Covey đã viết thêm rất nhiều tựa sách như: Những quyết định cần thiết để trưởng thành, 7 bước lên đỉnh thành công, Giáo dục nhân cách thanh thiếu niên…

5.2. Quan điểm của Sean Covey – đặt trọng tâm vào nguyên tắc sống

Sean Covey cho rằng nhận thức là cách mỗi người nhìn nhận một sự việc, là quan điểm, thậm chí là niềm tin của người đó. Quan niệm cũng giống như một cặp kính đeo mắt. Khi một cá nhân nào có quan niệm không đúng về bản thân hoặc về cuộc đời nói chung, mọi chuyện giống như khi người này đeo một cặp kính không đúng độ. Cặp kính đó ảnh hưởng đến cách cá nhân đó nhìn mọi sự vât khác.. Vì vậy, Sean Covey cũng đề cập đến cụm từ “ Sự chuyển hóa quan niệm”. Nghĩa là khi một người nhìn sự vật theo phương cách mới mẻ, tương tự như khi chúng ta thử mang một đôi kính mới. Người này sẽ có cái nhìn cuộc sống hoàn toàn mới mẻ và nhận ra những điều chưa từng nhìn thấy.

Không chỉ có những nhận thức chưa thực sự đúng đắn về bản thân, đôi khi con người còn có những nhận thức sai lầm về người khác hay cuộc sống. Nhiều người hay đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào bố mẹ, bạn bè, bạn trai bạn gái, học tập hoặc vật chất…nhưng tất cả các yếu tố kể trên sẽ thay đổi theo thời gian. Sean Covey cho rằng mỗi người chỉ nên đặt trọng tâm cộc sống của mình vào nguyên tắc sống đúng đắn. Bởi có nhiều nguyên tắc chi phối thế giới tự nhiên, chi phối thế giới loài người. Những nguyên tắc này không phụ thuộc vào bất cứ ai, chúng được áp dụng công bằng với tất cả mọi người. Sự thật là một nguyên tắc, giúp đỡ người khác là một nguyên tắc, tinh thần trách nhiệm, sự điều độ, trung thành…là những nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống. Cũng giống như một la bàn luôn chỉ đúng hướng bắc, trái tim luôn nhận ra đâu là nguyên tắc đúng đắn.

Hình 2.4: Tư vấn của Sean Covey về cách đặt trọng tâm cuộc sống

Ngoài ra, SeanCovey còn hướng dẫn những người trẻ tuổi tạo ra 7 thói quen trong cuộc sống như hình vẽ dưới đây.

Trong đó, 3 thói quen đầu là những thói quen để chiến thắng bản thân, giúp tạo dựng tài khoản cá nhân cho chính bản thân người muốn lập kế hoạch. 3 thói quen tiếp theo để chiến thắng với cộng đồng và tạo dựng tài khoản mối quan hệ. Thói quen cuối là để đổi mới bản thân mỗi người.

Theo Sean Covey, thói quen 1 như chiếc điều khiển từ xa quyết định quyền làm chủ cuộc đời của mỗi người. Những người có thái độ sống tích cực luôn nắm giữ trong tay chiếc điều khiển cuộc đời họ. Những người này tự do chọn lựa tâm trạng, lựa chọn cách sống, cách suy nghĩ cho bản thân. Còn những người sống thụ động thì

cho phép người khác điều khiển mình, hay nói cách khác, họ đưa chiếc điều khiển từ xa cho người khác, để rồi bất cứ ai cũng có thể làm thay đổi tâm trạng, tư duy hay cách sống của họ chỉ bằng một cái nhấn nút.

Thói quen 2 như một tấm bản đồ, giúp mỗi người đối diện với con đường đầy tối tăm mà vẫn đến được nơi cần đến. Nếu không có bản đồ, không ai có thể định hướng được đích đến của mình và cũng không thể phác họa được con đường mình phải đi để rồi đi lòng vòng, luẩn quẩn, lãng phí thời gian, công sức để rồi phát điên lên với những ý kiến của người khác.

Thói quen 3 giúp mỗi cá nhân vượt qua sức ỳ của bản thân, từng bước phấn đấu để đi tới mục tiêu của mình.

Các thói quen tiếp theo giúp mở rộng mối quan hệ trong xã hội cũng như hoàn thiện bản thân để trở nên thành đạt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 38 - 41)