Mô hình và quan điểm của Brian Tracy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 31 - 38)

I. GIỚI THIỆU VỀ QUAN ĐIỂM VÀ MÔ HÌNH LIÊN QUAN TỚI LẬP KẾ HOẠCH CUỘC ĐỜI TRÊN THẾ GIỚ

4. Brian Tracy

4.2. Mô hình và quan điểm của Brian Tracy

Brian Tracy đưa ra quan điểm trong vũ trụ có hai loại luật: Luật do con người tạo ra và luật tự nhiên. Các qui luật tự nhiên lại được chia làm hai loại: Vật chất và tinh thần. Các hoạt động của luật vật chất như điều khiển điện hoặc cơ có thể được chứng minh bằng thí nghiệm và thực hành. Nhưng luật tinh thần, chỉ có thể được chứng minh bằng trải nghiệm, trực giác hoặc bằng cách chứng kiến chúng hoạt động trong cuộc sống của chính mỗi người

Bên cạnh đó, ông chỉ ra các đặc điểm quan trọng của luật tinh thần như: Luật tinh thần cũng giống luật vật chất ở chỗ chúng luôn có hiệu lực. Các luật tinh thần này luôn hoạt động ở mọi thời điểm, mặc dù con người không dễ thấy được ảnh hưởng vật chất của chúng. Khi nào cuộc sống của mỗi người diễn ra suôn sẻ có nghĩa là suy nghĩ và hoạt động đang hài hòa với các luật tinh thần vô hình này. Còn khi nào vi phạm một trong số các quy luật này thì dù có biết chúng hay không, mỗi cá nhân cũng sẽ gặp vấn đề.

Dưới đây là một số mô hình và quan điểm của Brian Tracy liên quan đến lập kế hoạc cuộc đời

4.2.1. Định nghĩa tiềm năng cá nhân

Theo Brian Tracy, tiềm năng của con người được thể hiện trong phương trình :

Trong đó:

- IA: Inborn attributes - Các thuộc tính bẩm sinh: Là những gì mỗi người có ngay khi mới khi sinh. Đó là tính khí và khả năng trí tuệ tổng thể.

- AA: Acquired Attributes – Các thuộc tính thu được: Là những kiến thức,

kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm và khả năng mà mỗi cá nhân thu được và phát triển cho đến khi chúng ta trưởng thành.

- A: Attitude – Là năng lượng tinh thần mà mỗi người mang lại để kết hợp

giữa các thuộc tính bẩm sinh và thuộc tính thu được

- IPP: Individual Human Performance– Sự biểu hiện cá nhân con người. Theo Brian Tracy, thuộc tính bẩm sinh thuộc về yếu tố di truyền và được cố định ngay từ khi mới sinh ra. Con người không thể làm gì nhiều để thay đổi chúng. Những thuộc tính thu được có thể cải thiện, thay đổi và phát triển theo thời gian thông qua học tập, thực hành. Nhưng quá trình này diễn ra rất chậm, đòi hỏi phải kiên trì và nỗ lực cao.

Theo ông, quân bài tự do duy nhất có thể thay thế cho các quân bài khác trong phương trình trên là thái độ. Thái độ là các mỗi người tiếp cận với cuộc sống, là nhịp tinh thần chung và là sự thể hiện các suy nghĩ và cảm xúc của mình ra bên ngoài. Thái độ được quyết định bằng sự kì vọng. Sự kỳ vọng lại được quyết định bởi đức tin về bản thân và về thế giới mình đang sống. Và đức tin được hình thành từ quá trình tự nhận thức.

Có ba điều kiện để thay đổi sự tự nhận thức mới.

- Một là mỗi người phải thực sự muốn thay đổi, khao khát trở nên tích cực với con người và năng lực của chính mình. Không ai có thể đặt mục tiêu hay chỉ cho người khác biết phải làm gì. Vì điểm khởi đầu cùa sự thay đổi, của sự làm được gì đó khác đi hay tốt hơn là sự khao khát – và nó luôn mang tính cá nhân.

- Hai là phải sẵn sàng để thay đổi. Có nhiều người nói muốn thay đổi, nhưng trong thâm tâm người đó không thực sự sẵn sàng từ bỏ lối sống cũ, mối liên hệ cũ cùng mọi thứ khác. Họ không vượt qua được hai trở ngại lớn, đó là sự điều bình, chứng xơ cứng tâm lý của vùng thoải mái và của những suy nghĩ cứng nhắc. Nếu

không sẵn sàng từ bỏ con người cũ để trở thành con người mới, không sẵn sàng để chấm dứt làm một số công việc nhất định thì không thể bắt đầu trở thành một con người mới tốt hơn.

- Ba là phải sẵn sàng cố gắng. Mỗi cá nhân đã mất nhiều năm trở thành con người hiện nay và những gì mỗi người đang hướng tới là sự đổi mới lâu dài, cơ bản trong cuộc sống. Vì vậy, cần phải kiên trì trong một thời gian không hề ngắn mới có thể giải phóng những khả năng tiềm ẩn của mình.

4.2.2. Bẩy qui luật chi phối tinh thần a. Luật kiểm soát.

Luật kiểm soát phát biểu rằng, con người cảm thấy tích cực với bản thân đến mức kiểm soát được cuộc sống của chính mình. Ngược lại, mỗi cá nhân cảm thấy tiêu cực với bản thân đến mức không thể kiểm soát hay bị kiểm soát bởi một thế lực bên ngoài, bởi một người hay một tác động nào đó. Luật hay nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi trong môn tâm lý học. Nó còn được gọi là lý thuyết ‘‘Nhân kiểm soát”. Người ta thống nhất rằng hầu hết mọi căng thẳng, lo lắng và căn bệnh thần kinh xảy ra là kết quả của việc cảm thấy mình ở ngoài tầm kiểm soát hoặc không thể kiểm soát một số mặt trong cuộc sống của mình.

Brian Tracy cho rằng, tính kỷ luật tự giác, tự chủ và bình tĩnh đều bắt đầu với việc mỗi người kiểm soát được suy nghĩ của mình. Để con người có thể kiểm soát cuộc sống thì cần bắt đầu với việc học cách kiểm soát suy nghĩ của chính mình. Vì việc nghĩ như thế nào là một tình huống sẽ quyết định cách người đó cảm nhận, và cách cảm nhận sẽ quyết định cách cư xử của mỗi người.

b. Luật nhân quả.

Luật nhân quả phát biểu rằng, kết quả trong cuộc sống của mỗi người đều có một nguyên nhân. Theo luật này, không có sự ngẫu nhiên nào mà mọi thứ diễn ra đều có lí do. Và cái hay của quy luật bất biến này ở chỗ, bằng cách chấp nhận nó, con người có thể kiểm soát được toàn bộ suy nghĩ, cảm giác và kết quả của mình. Bằng cách áp dụng luật nhân quả, con người sẽ hài hòa được với luật kiểm soát, cảm thấy tích cực hơn về bản thân và thấy mình hạnh phúc hơn.

Theo luật nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc và nỗi buồn. Và nếu con người muốn có được nhiều kết quả như mình mong muốn thì mỗi cá nhân cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và lặp lại chúng. Ngược lại, nếu có một kết quả nào không thích, mỗi người cần phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ chúng. Ông cho rằng, mọi thứ mà con người đang và sẽ trở thành là kết quả của cách người đó suy nghĩ. Nếu thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của sẽ thay đổi.

c. Luật lòng tin

Luật lòng tin phát biểu rằng, bất cứ điều gì mà mỗi người tin tưởng chân thành sẽ trở thành hiện thực. Càng có niềm tin mãnh liệt thì điều đó càng dễ trở thành hiện thực. Thật sự tin tưởng vào một điều gì đó nghĩa là không thể tưởng tượng được nó sẽ trở thành một cái gì đó khác.

Ông cho rằng, nhìn chung mọi người có một trong hai thế giới quan. Một là thế giới quan tích cực. Nếu ai có quan điểm thế giới nhân đạo nói chung, người đó có xu hướng quan sát những điều tốt đẹp trong mỗi người, mỗi hoàn cảnh và tin tưởng rằng có rất nhiều cơ hội xung quanh bạn và ngược lại.

d. Luật mong đợi

Luật mong đợi phát biểu rằng bất cứ điều gì mỗi người hy vọng với một niềm tin chắc chắn sẽ trở thành lời tiên đoán cho sự hoàn thiện bản thân. Sự mong đợi của các cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ, vô hình khiến con người cư xử và tạo ra các tình huống như mình đã dự đoán trước.

Những người thành đạt đều tự tin, hy vọng và chủ động. Họ mong muốn được thành công, được mọi người yêu quí, được hạnh phúc và hiếm khi bọ bị tthất vọng.

Những người không thành công thường có thái độ tiêu cực, chỉ trích, bi quan và bằng cách này hay cách khác, thái độ này sẽ dẫn đến những tình huống chấm dứt ngay những gì mà họ mong muốn.

e. Luật hấp dẫn

Luật hấp dẫn phát biểu rằng con người là một nam châm sống. Mỗi người luôn thu hút vào cuộc sống những con người và tình huống hòa hợp với suy nghĩ ngự trị trong bản thân mình.

Giống như những luật tinh thần khác, luật hấp dẫn là trung tính. Nó có thể giúp con người và cũng có thể làm con người bị tổn thương. Luật này có thể được xem như một biến thể của luật nhân quả, hay luật gieo và gặt. Đây là lý do tại sao các nhà triết học lại nói:

Gieo suy nghĩ, gặt hành động Gieo hành động, gặt thói quen Gieo thói quen, gặt tính cách Gieo tính cách, gặp số phận.

Ai cũng có thể sở hữu nhiều hơn và làm được nhiều điều hơn, bởi vì mỗi người có thể thay đổi suy nghĩ ngự trị bằng cách luyện tập luật tinh thần này. Mỗi cá nhân có thể rèn luyện trí tuệ bằng cách giữ cho suy nghĩ của mình hướng về những gì bản thân mình mong muốn và loại bỏ những suy nghĩ về những gì không mong muốn.

f. Luật tương ứng.

Luật tương ứng là một trong những luật trong trọng nhất và là luật tóm tắt giải thích cho nhiều luật khác. Nội dung của luật này là: “Bên trong thế nào thì bên ngoài thế ấy” - thế giới bên ngoài là sự phản chiếu thế giới bên trong của mỗi con người.

Thế giới bên ngoài của các mối quan hệ của mỗi người tương ứng với con người bên trong. Thế giới sức khỏe bên ngoài tương ứng với thái độ tinh thần bên trong. Thế giới thu nhập và thành tích tài chính tương ứng với những suy nghĩ và chuẩn bị bên trong. Cách người khác phản ứng với mỗi cá nhân phản ảnh thái độ và các cư xử của người đó đối với họ.

g. Luật cân bằng tinh thần.

Luật cân bằng tinh thần còn được gọi là luật trí tuệ, được coi như sự trình bày lại các luật trước đó. Luật này phát biểu rằng những suy nghĩ là sự cụ thể hóa chính

mình. Những suy nghĩ của con người được tưởng tượng và lặp lại một cách sinh động, được tiếp thêm cảm xúc sẽ trở thành hiện thực. Mọi thứ mỗi người có được trong cuộc sống dù tốt hay xấu đều được tạo ra từ chính suy nghĩ của chính mình.

Nói cách khác, suy nghĩ cũng là một vật. Chúng cũng có cuộc sống riêng. Đầu tiên con người sở hữu chúng, sau đó chúng sở hữu con người. Mỗi cá nhân hành động phù hợp với những gì người đó nghĩ. Cuối cùng cá nhân đó trở thành người như đã nghĩ.

Nếu ai đó thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận về cuộc sống thì sẽ thay đổi cả cuộc đời.

Khi một cá nhân bắt đầu nghĩ theo hướng tự tin và tích cực về các hoạt động chính trong cuộc sống, người đó sẽ kiểm soát được những gì đang diễn ra với chính mình. Cá nhân này đã mang vào cuộc sống sự hài hòa giữa nguyên nhân và kết quả. Gieo nguyên nhân tích cực và gặt hái kết quả tích cực.

Khi mỗi người bắt đầu tin tưởng tuyệt đối vào bản thân và khả năng của mình; khi mỗi người kỳ vọng vào các kết quả tích cực hơn thì chẳng mấy chốc các kết quả bên ngoài sẽ bắt đầu tương ứng với thế giới suy nghĩ mang tính xây dựng bên trong.

Sự chuyển đổi toàn bộ này bắt đầu bằng những suy nghĩ của mỗi người. Từ đó, mọi thứ sẽ khác đi theo.

4.2.3. Thiết lập và chinh phục mục tiêu

Brian Tracy cho rằng mục tiêu sẽ mang đến trọng tâm đối với mọi khoảng khắc trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vì, khi nghĩ về mục tiêu của bản thân và cách đạt được nó, mỗi người có khả năng kích hoạt định luật hấp dẫn trong đời mình. Lúc đó, mỗi cá nhân bắt đầu thu hút mọi nguồn lực, cơ hội, ý tưởng và con người nhằm giúp mình tiến nhanh đến mục tiêu. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng tiến nhanh đến với cá nhân trên.

Đồng thời, theo quy luật tương xứng, những trải nghiệm bên ngoài sẽ đáp ứng và hòa hợp với những mục tiêu thuộc thế giới bên trong con người. Khi con người thiết lập và luôn hướng mục tiêu lớn lao và cụ thể, những biểu hiện bên ngoài của người đó sẽ như tấm gương phản chiếu mục đích ấy. Ngoài ra, một mục tiêu lớn lao

và cụ thể cũng sẽ kích hoạt những tiềm thức trong mỗi người. Bất cứ suy nghĩ, kế hoạch hay mục tiêu nào mà mỗi cá nhân có thể xác định rõ ràng trong nhận thức của mình thì cuối cùng – với tất cả những khả năng, nỗ lực của chính mình – nó sẽ được chuyển hóa thành hiện thực.

Một mục tiêu lớn và cụ thể là một mục tiêu có những đặc điểm sau:

- Là một điều gì đó mà người đó thật sự mong muốn. Sự khát khao của mỗi người dành cho mục tiêu này phải hết sức mạnh mẽ. Một khi hoàn thành mục tiêu lớn lao và cụ thể, người đặt mục tiêu sẽ cảm thấy thật sự phấn khích và hạnh phúc.

- Rõ ràng và phải định nghĩa được bằng ngôn từ. Người đặt mục tiêu cần viết ra giấy và biết chính xác mình đang muốn điều gì và khả năng hoàn thành ra sao.

- Đo lường và ước lượng được. Thay vì nói một cái chung chung rằng: “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, thì người đặt mục tiêu cần phải đưa ra một mục tiêu cụ thể hơn, chẳng hạn như: “Tôi muốn thu nhập mỗi tháng là 10.000 đô-la vào năm sau.

- Có tính khả thi. Mục tiêu đặt ra không thể quá viển vông mà phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành.

- Có xác xuất thành công hợp lý, có thể là 50-50. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc xác định mục tiêu thì nên bắt đầu bằng việc đề ra một mục tiêu mà xác suất thành công có thể lên đến 80%. Khi đoán chắc vào sự thành công, mỗi người sẽ tự tin để tiến lên. Sự tự tin từ những thành công ban đầu sẽ khiến người đó có đủ dũng khí để đề ra những mục tiêu vĩ đại có xác suất thành công rất thấp về sau.

- Tương hợp với những mục tiêu khác. Hay nói đúng hơn, mục tiêu này phải tương hợp với những mục tiêu nhỏ hơn và nhất quán với những giá trị của mỗi người.

Và để chinh phục được mục tiêu đó, mỗi người cần làm những việc sau : - Hành động ngay từ đầu.

- Đo lường sự tiến bộ của bản thân. - Loại bỏ trở ngại.

- Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. - Kết giao với những người phù hợp.

- Lập kế hoạch hành động. - Quản lý thời gian hiệu quả. - Rà soát mục tiêu hàng ngày.

- Liên tục hình dung về các mục tiêu. - Kích hoạt tiềm năng trí tuệ.

- Luôn luôn linh hoạt.

- Phát huy sức sáng tạo bẩm sinh. - Hành động mỗi ngày.

- Kiên trì đến lúc thành công.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w