Dự án minh hoạ: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngânhàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm (Trang 36 - 62)

hầm lò

A. Giới thiệu chung về dự án đầu tư

1. Tên dự án đầu tư: Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò

2. Tên khách hàng vay vốn: Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Phan Đình Giót - Phương Liệt - Thanh Xuân).

3. Địa điểm: Dự án được bố trí tại Khu vực kho K4 - Đông Triều thuộc Xí nghiệp VLNCN và Cảng Bạch Thái Bưởi - Tỉnh Quảng Ninh.

Quy mô đầu tư của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò được xác định dựa vào nhu cầu thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò sử dụng cho ngành khai thác than hơn 3.000 tấn/năm. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu bức thiết của sản xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thuốc nổ sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, quy mô của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò có công suất

≥ 3000tấn/1ca/năm nhưng hiện nay trên thị trường mới chỉ sản xuất được dây chuyền thiết bị với công suất 3.000tấn/năm nên Công ty đã lựa chọn loại dây chuyền thiết bị này.

5. Phương thức đầu tư

- Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới. - Tổng mức đầu tư: 84.086.000.000 Trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 22.515.430.000 + Chi phí thiết bị: 28.690.651.000 + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: 12.419.154.000 +Chi phí dự phòng: 5.680.633.000 - Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 + Vốn tự có: 44.058.267.000 + Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000

- Tổ chức thực hiện: Công ty thành lập một tổ điều hành sản xuất và quản lý dự án trực thuộc Công ty đặt tại Quảng Ninh.

6. Đề nghị vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

- Tổng số vốn xin vay: 30.000.000.000 đồng - Thời gian cho vay: 6 năm

+ Thời gian thu nợ: 5 năm

+ Lãi suất cho vay: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của NHCTVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm. (3,5% là mức lãi suất đảm bảo Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi).

- Mục đích sử dụng vốn vay: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò.

B. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

1. Cơ sở pháp lý của dự án

+ Công văn số 596/CP-CN ngày 06/05/2004 của Chính phủ v/v cho phép đầu tư dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò.

+ Quyết định số 1667/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 14/09/2004 phê duyệt dự án đầu tư "dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò” của Công ty Vật liệu nổ công nghiệp.

+ Quyết định số 1845/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ngày 13/10/2004 phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu số 1 của dự án.

+ Quyết định số 314/QĐ- HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam ngày 08/03/2005 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 1 của dự án.

+ Quyết định số 1131/QĐ-BTNMT ngày 01/09/04 của Bộ Tài nguyên môi trường v/v phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi.

+ Giấy chứng nhận QSD đất nơi dự án được xây dựng. + Hợp đồng giao nhận thầu gói thầu số 1.

+ Quyết định số 407/QĐ-HĐQT ngày 27/02/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn than Việt Nam v/v điều chỉnh dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò.

+ Công văn của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ V/V vay vốn đầu tư dự án.

+ Các tài liệu khác liên quan.

2. Nhận xét, đánh giá về hồ sơ

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: đúng, đầy đủ và hợp lệ.

- Hồ sơ, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính: Đã đầy đủ

- Hồ sơ về dự án: bao gồm các QĐ phê duyệt, Hợp đồng giao nhận thầu, kế hoạch vay vốn và các tài liệu khác liên quan.

3. Thẩm định khách hàng vay vốn

3.1. Năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn

Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ là Công ty TNHH một thành viên, đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.

Công ty công nghiệp hóa chất mỏ có tên đầy đủ là Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Hóa chất mỏ - TVK mà tiền thân là Công ty Hóa chất mỏ được thành lập từ năm 1995. Đến ngày 29/04/2003, theo Quyết định số 77/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Hóa chất mỏ được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp. Ngày 22/03/2006, theo Quyết định số 591/QĐ - HĐQT Tập đoàn Than Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp được đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TVK.

Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ là thành viên lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với chức năng sản xuất kinh doanh đặc thù, có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất thuốc nổ, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và dự trữ Quốc gia.

Người đại diện: Ông Vũ Văn Hà Chức vụ: Giám đốc

3.2. Năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - TVK liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Do sản xuất kinh doanh mặt hàng đặc thù nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất thuận lợi và ổn định. Năm 2006 Công ty tiếp tục cung ứng vật liệu nổ cho khách hàng chủ yếu là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Than Việt Nam, một số đơn vị khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng và giao thông vận tải. Đặc biệt hiện nay Công ty còn cung cấp thuốc nổ cho các công trình trọng điểm của Quốc gia.

* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây:

Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CNHC Mỏ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Tổng doanh thu 1,234,205 1,488,991

Giá vốn hàng bán 1,055,847 1,284,816

LN sau thuế 11,619 44,640

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn)

* Năng lực tài chính:

Bảng 12: Tình hình tài chính của công ty CNHC Mỏ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

I. Tài sản ngắn hạn 289,525 301,523

1. Tiền 38,290 40,253

2. Phải thu 107,858 121,815

3. Đầu tư ngắn hạn 0 0

5. TSLĐ khác 5,093 7,538

II. Tài sản dài hạn 91,242 109,206

1. TSCĐ 87,188 106,390

2. Phải thu dài hạn 1,000 1,000

3. Chi phí XDCB DD 9,516 5,883

4. Đầu tư dài hạn 6 2

5. Tài sản dài hạn khác 3,047 1,814

Tổng tài sản 380,768 410,730

III. Nợ phải trả 280,674 269,439 a. Nợ ngắn hạn 265,727 253,202

1. Phải trả người bán 78,299 67,322

2. Người mua trả trước 3,057 2,471

3. Vay và nợ ngắn hạn 130,713 92,276 4. Phải trả nội bộ 4,654 5,566 5. Thuế phải nộp 3,065 15,424 6. Phải trả CNV 32,475 49,292 7. Phải trả khác 11,055 16,725 8. Chi phí phải trả 2,406 4,122 b. Nợ dài hạn 14,946 16,236 1. Vay dài hạn 14,946 16,236 c. Nợ khác 0 0 IV. Vốn chủ sở hữu 100,093 141,290 1. Nguồn vốn - Quỹ 71,952 98,101 2. Nguồn kinh phí 28,141 43,189 Tổng nguồn vốn 380,768 410,730

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn)

Cơ cấu vốn của Công ty năm 2006: vốn chủ sở hữu chiếm 36%, vốn tín dụng chiếm 22%, vốn thanh toán chiếm 42% trong tổng nguồn vốn, các chỉ tiêu tương ứng năm 2005 là 26/38/36. Nguồn vốn chủ sở hữu là 141.291 triệu đồng, tăng 42 tỷ đồng tương đượng 46% so với năm 2005 do lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 tăng mạnh, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 55.704 triệu đồng, còn lại nguồn kinh phí và các quỹ là 85.587 triệu đồng. Với cơ cấu vốn như trên đảm bảo công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Mặt khác, vốn lưu động ròng của Công ty luôn dương: năm 2005 là 23.798 triệu đồng, năm 2006 là 48.321 triệu đồng (tăng 2 lần). Như vậy, tài sản cố định của Công ty được đầu tư bằng nguồn vốn hợp lý.

Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CNHC Mỏ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006

I Chỉ tiêu về tính ổn định

1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1.09 1.19

1.2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0.55 0.64

1.3 Hệ số tài sản cố định % 87.11 75.30

1.4 Hệ số thích ứng dài hạn % 79.31 69.33

1.5 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu % 280.41 190.70

1.6 Hệ số nợ so với tài sản % 73.71 65.60

1.7 Hệ số tự tài trợ % 26.29 34.40

II Chỉ tiêu về mức tăng trưởng

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu % 27.47 20.64

2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận % -27.29 313.44

III Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

3.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản lần 3.63 3.76

3.2 Thời gian dự trữ hàng tồn kho ngày 41.54 38.38

3.3 Thời gian thu hồi công nợ ngày 31.14 28.17

3.4 Thời gian thanh toán công nợ phải trả ngày 97 76.54

IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 14.36 13.64

4.2 Hệ số lãi ròng % 0.94 3.00

4.3 Suất sinh lời của tài sản % 3.42 11.28

4.4 Suất sinh lời của VCSH % 11.98 36.99

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn)

- Về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều lớn hơn 1, hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tương đối tốt và đủ khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ đến hạn.

- Về tính ổn định và khả năng tự tài trợ: Năm 2006 hệ số tài sản cố định đạt 75% giảm so với năm 2005 là 12% cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư tài sản cố định được nâng lên. Mặt khác, hệ số thích ứng dài hạn là 69% chứng tỏ

công ty đã đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn hợp lý, không có tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

- Về khả năng tự chủ tài chính: Công ty có khả năng tự cân đối vốn về tài chính để đáp ứng các khoản nợ phải trả thể hiện qua nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 37% tổng nguồn vốn.

- Các chỉ tiêu hoạt động của công ty qua các năm tương đối tốt. Hệ số vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng, năm 2006 là 3.8 lần và năm 2005 là 3.6 lần cho thấy công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Thời gian dự trữ hàng tồn kho, thời gian thu hồi công nợ và thời gian thanh toán công nợ phải trả tương đối ngắn, giảm so với năm 2005 do Công ty đã đẩy mạnh việc bán hàng và tích cực hơn trong việc thu hồi công nợ nên không bị chiếm dụng vốn. Hàng hóa có tốc độ luân chuyển nhanh, không có hàng hoá kém phẩm chất.

- Các chỉ tiêu mức sinh lợi: Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 13%, hệ số lãi ròng đạt 3.33%, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, các chỉ tiêu mức sinh lợi đạt được ở mức hợp lý.

- Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng trưởng qua các năm, tình hình tài chính ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, xu hướng phát triển cao, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Các chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, công nợ và lợi nhuận biến động tương đối tốt, hợp lý.

4. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

4.1. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Bảng 14: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò

Đơn vị: VN Đồng

Chỉ tiêu

Vốn đầu tư theo QĐ 1667 ngày 14/09/04 của

HĐQT Tập đoàn Than VN

Vốn đầu tư điều chỉnh theo QĐ 407 ngày 27/02/07 của HĐQT Tập đoàn Than VN Tổng vốn đầu tư 77.668.560.000 84.086.217.000 A. Vốn cố định 64.136.700.000 69.305.869.000 1. Chi phí xây dựng 18.758.744.000 22.515.430.000 2. Chi phí thiết bị 31.843.841.000 28.690.651.000 3. Chi phí quản lý dự án, chi phí khác 8.834.868.000 12.419.154.000 4. Chi phí dự phòng 4.699.247.000 5.680.633.000 B. Vốn lưu động 9.750.000.000 10.027.950.000 C. Lãi vay trong thời

gian XDCB

3.781.860.000 4.752.397.000

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN lớn)

- Nguồn vốn đầu tư chưa kể VLĐ: 74.058.267.000 đồng

+ Vốn tự có: 44.058.267.000 đồng

+ Vốn vay NHCT Hoàn Kiếm: 30.000.000.000 đồng

4.2. Tính toán hiệu quả của dự án

* Cơ sở tính toán:

- Thời gian tính hiệu quả của dự án tạm tính là 10 năm - Sản lượng tiêu thụ và doanh thu:

+ Sản lượng tiêu thụ hàng năm: Năm thứ 1 sau khi xây dựng cơ bản xong thử nghiệm lô hàng đầu tiên, tạm tính 2500T/năm đạt 83% công suất dự án. Các năm tiếp theo là 3000T/năm đạt 100% công suất dự kiến.

+ Giá bán: Dựa trên giá nhập khẩu các loại thuốc nổ an toàn hầm lò có sức công phá lớn trên thế giới để xác định giá bán sản phẩm như sau:

Thuốc nổ Superdyne, giá nhập: 1.395 USD/tấn (21,6 triệu đồng/tấn) Thuốc nổ P3151, giá nhập: 1.830 USD/tấn (27,8 triệu đồng/tấn) Thuốc nổ GOMA2, giá nhập: 1.750 USD/tấn (26,7 triệu đồng/tấn)

Giá bán tạm tính của loại thuốc nổ nhũ tương hầm lò là 19.149 ngàn đồng/tấn, giảm 2,5 đến 8,7 triệu đồng/tấn so với các sản phẩm nhập ngoại.

- Chi phí sản xuất: căn cứ vào số liệu do nhà cung cấp dây chuyền thiết bị cung cấp

+ Chi phí NVL: Theo định mức tiêu hao của dây chuyền và giá thành của NVL mà nhà cung cấp dây chuyền thiết bị cung cấp, tạm tính 9.779 ngàn đồng/tấn.

+ Chi phí điện năng: tạm tính 143 ngàn đồng/tấn.

+ Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và BHXH phải trả cho người lao động tạm tính 687 ngàn đồng/tấn.

+ Chi phí khác được ước tính bằng 6% so với chi phí trực tiếp. Chi phí khác tạm tính là 631 ngàn đồng/tấn bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí liên quan đến hoạt động khác của dự án.

+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tạm tính 419 ngàn đồng/tấn và được phân bổ đều cho các năm của dự án.

+ Chi phí quản lý của dự án tạm tính bằng 10 % chi phí trực tiếp là 1.154 ngàn đồng/tấn.

+ Chi phí tiêu thụ của dự án bằng 0.1% chi phí trực tiếp tạm tính là 15 ngàn đồng/tấn.

- Khấu hao TSCĐ: phần xây lắp được khấu hao trong 10 năm, phần thiết bị khấu hao trong 7 năm, chi phí dự phòng và chi phí khác khấu hao trong 5 năm. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Lãi vay ngân hàng tính bằng lãi suất huy động TGTK 12 tháng trả lãi sau của NHCVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm.

Bảng 15: Sản lượng và doanh thu dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngânhàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm (Trang 36 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w