Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngânhàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm (Trang 33 - 36)

a. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án theo phương án tĩnh

* Chỉ tiêu lợi nhuận ròng

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lãi lỗ của dự án đầu tư. Chỉ tiêu này có thể được tính cho từng năm hoặc cho cả đời dự án.

- Lợi nhuận ròng tính cho từng năm:

Lợi nhuận ròng năm i = Doanh thu năm i - Chi phí năm i - Lợi nhuận ròng tính cho cả đời dự án (NPV):

NPV = - Iv0 + ∑ − ∑ +

Trong đó: Iv0: vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động Bi: Khoản thu của năm i

Ci: Khoản chi phí của năm i

SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu động bỏ ra ban đầu

n: Số năm hoạt động của đời dự án r: Tỷ suất chiết khấu

Chỉ tiêu NPV được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Dự án được chấp nhận khi: NPV ≥ 0 Dự án không được chấp nhận khi: NPV < 0 * Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án cũng như chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Nếu dùng IRR làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác IRR của một dự án là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0, tức là:

∑ = ∑

Nếu IRR > r Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính

Nếu IRR = r Toàn bộ khoản thu của dự án chỉ đủ bù đắp chi Nếu IRR < r Dự án đầu tư không hiệu quả tài chính

* Tỷ số lợi ích - chi phí B/C

Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội.

B/C =

B/C ≥ 1: Doanh thu có thể đắp bù chi phí bỏ ra, dự án được chấp nhận B/C < 1: Doanh thu không đủ để bù chi, dự án không được chấp nhận * Thời hạn thu hồi vốn của dự án

Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để dự án có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.

T

= ∑ Vốn đầu tư

Chỉ tiêu này cho biết cần phải mất bao nhiêu thời gian để Ngân hàng có thể thu hồi được vốn vay.

Thời gian thu hồi vốn vay = Tổng số vốn vay Khấu hao TSCĐ hình thành bằng vốn vay + án dùng để trả Lợi nhuận dự nợ + Nguồn vốn khác dùng để trả nợ * Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất, ở điểm này dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Nó được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc là giá trị sản phẩm bán được tại điểm đó. Chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.

- Điểm hòa vốn lý thuyết: Sản lượng tại điểm hòa vốn = Trong đó: f: Tổng chi phí cố định p: đơn giá một sản phẩm

v: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm Doanh thu tại điểm hòa vốn =

- Điểm hòa vốn tiền tệ: Là điểm tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. Công thức tính điểm hòa vốn tiền tệ cho một năm của đời dự án:

Sản lượng tại điểm hòa vốn =

- Điểm hòa vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ điều kiện để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. Công thức tính điểm hòa vốn trả nợ cho một năm của đời dự án:

Sản lượng tại điểm hòa vốn =

b. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo phương pháp động (phân tích độ nhạy của dự án đầu tư)

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Có thể dùng các phương pháp sau để phân tích độ nhạy của dự án:

- Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi (Hiện giá của hiệu số thu chi, giá trị tương lai của hiệu số thu chi, giá trị san đều của hệ số thu chi)

- Phương pháp dùng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR.

- Phương pháp dùng chỉ tiêu tỉ số thu chi hay tỉ số lợi ích - chi phí (B/C).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngânhàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Hoàn Kiếm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w