a. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
- Thẩm định đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn.
- Thẩm định dự án đầu tư:
+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
+ Thẩm định sơ bộ nội dung chính của dự án đầu tư
+ Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư
+ Thẩm định khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư + Thẩm định phương diện kỹ thuật dự án đầu tư
+ Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn + Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án
+ Phân tích rủi ro và đưa ra cách phòng ngừa
- Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu cho khách hàng vay vốn - Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
b. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
* Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư của dự án
- Thẩm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư:
+ Vốn đầu tư xây lắp: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua và chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá thiết bị. Đối với loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.
+ Chi phí khác: Các khoản mục chi phí này cần được tính toán, kiểm tra theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí điều tra khảo sát thu thập số liệu, tuyên truyền, quảng cáo dự án,…
Ngoài ra phải kiểm tra một số chi phí: chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu,…
- Thẩm định tiến độ bỏ vốn:
Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư. Tiến độ phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ.
+ Cơ cấu vốn theo công dụng: thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt theo tính chất và điều kiện của dự án, không nên quá máy móc áp dụng.
+ Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ để có cơ sở quy đổi, tính toán hiệu quả của dự án, phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu dự án.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn, cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích, tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.
Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như:
+ Vốn tự có của doanh nghiệp: Kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để xác định số vốn tự có của doanh nghiệp.
+ Vốn trợ cấp ngân sách: Xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp có thẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách.
+ Vốn vay ngân hàng: Xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của Ngân hàng đã cam kết cho vay.
* Thẩm định việc xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư
Trước khi tiến hành kiểm tra việc tính toán xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ “Báo cáo nghiên cứu khả thi”, phân tích dự án trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. Trước khi phân tích tài chính dự án thì phải thông qua các bước phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, tổ chức quản lý.
Việc phân tích những phương diện trên có thể rút ra những con số mang nội dung sau:
Bảng 4: Các phương diện phân tích dự án
Phương diện phân tích Giả định có thể rút ra Phân tích thị trường - Sản lượng tiêu thụ
- Giá bán - Doanh thu
- Nhu cầu vốn lưu động ban đầu (các khoản phải thu)
- Chi phí bán hàng Phân tích các nhân tố đầu vào:
nguyên vật liệu, nguồn cung cấp,...
- Giá bán các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Chi phí bảo quản
- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả) Phân tích kỹ thuật công nghệ - Công suất
- Tuổi đời của dự án - Thời gian khấu hao
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Phân tích tổ chức quản lý - Nhu cầu nhân sự
- Chi phí nhân công - Chi phí quản lý
Kế hoạch thực hiện ngân sách - Thời điểm đưa dự án đi vào hoạt động - Chi phí tài chính
Từ giả định trên, cán bộ thẩm định có thể xác định được doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư.
* Kiểm tra việc tính toán doanh thu - chi phí của dự án đầu tư
• Kiểm tra việc xác định doanh thu của dự án
Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài.
Dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định doanh thu tính cho từng năm hoạt động của dự án, cần chú ý đến công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 5: Doanh thu hàng năm của dự án
Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm…
1 Doanh thu từ sản phẩm chính 2 Doanh thu từ sản phẩm phụ 3 Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm 4 Doanh thu từ dịch vụ cung cấp ngoài 5 Tổng doanh thu chưa có VAT
6 Thuế VAT
7 Tổng doanh thu sau thuế VAT
• Kiểm tra việc xác định các khoản chi phí của dự án
Chi phí sản xuất của dự án gồm: Chi phí hoạt động, khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay,…
- Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác.
Bảng 6: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư
TT Chỉ tiêu Năm1 Năm2 Năm3 Năm…
1 Chi phí vật liệu chính 2 Chi phí vật liệu phụ 3 Chi phí điện nước 4 Lương + BHXH 5 Chi phí thuê đất
6 Chi phí quản lý phân xưởng 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8 Chi phí bán hàng
9 Chi phí khác
I Tổng chi phí hoạt động II Thuế VAT đầu vào
- Kiểm tra việc tính toán khấu hao hàng năm của dự án đầu tư
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất, bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng tới lợi nhuận, đến mức thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Kiểm tra chi phí khấu hao hàng năm của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Việc tính toán khấu hao được thực hiện thông qua bảng sau:
Bảng 7: Khấu hao hàng năm của dự án đầu tư
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm…
I. Nhà xưởng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ
II. Thiết bị
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ
III. Tổng cộng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại trong kỳ
- Kiểm tra việc tính toán lãi vay Ngân hàng và kế hoạch trả nợ của dự án Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư
1 Dư nợ đầu kỳ 2 Trả nợ gốc trong kỳ 3 Lãi vay trong kỳ 4 Dư nợ cuối kỳ
* Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận, dòng tiền của dự án
• Kiểm tra việc tính toán lợi nhuận của dự án đầu tư
Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí hàng năm của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành dự tính mức lỗ, lãi hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của cả đời dự án. Ngân hàng thường quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế vì đây là nguồn trả nợ chính của dự án. Việc tính toán chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 9: Tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án
Chỉ tiêu Cách tính Năm1 Năm2 Năm...
1 Doanh thu sau thuế VAT 2 Chi phí hoạt động sau thuế 3 Chi phí khấu hao
4 Chi phí lãi vay
5 Lợi nhuận trước thuế =(1)-(2)-(3)-(4) 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp = (7) x thuế suất 7 Lợi nhuận sau thuế = (7) - (8)
Bảng 10: Dòng tiền của dự án đầu tư
Chỉ tiêu Diễn giải Năm 0 Năm1 Năm..
I Dòng tiền ra = (1)+(2)+(3) 1 Đầu tư tài sản cố định
2 Vốn lưu động ban đầu 3 Bổ sung vốn lưu động
II Dòng tiền vào =(4)+(5)+(6)+(7)+(8) 4 Lợi nhuận sau thuế
5 Lãi vay ngân hàng 6 Khấu hao
7 Thu thanh lý và phần chưa khấu hao
8 Thu hồi vốn lưu động
- Dòng tiền thuần = (II) - (I)