Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 42 - 43)

Chi phí cao, đôi khi không đáp ứng được những quy định của L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.

1.2.3.5 Rủi ro trong phương thức bồi hoàn bằng điện

1.2.3.5.1 Rủi ro lớn đến ngân hàng

Tuy phương thức này có bắt buộc mở L/C tức là đã có sự đứng ra bắt đầu của ngân hàng tuy nhiên một rủi ro không thể tránh khỏi đó là việc ngân hàng thông báo trả tiền cho người bán và việc ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền cho ngân hàng thông báo đều dựa trên chứng từ, trong khi tình trạng thật giả của chứng từ (nếu người bán cố tình làm bộ chứng từ giả) thì không thề kiểm tra được, khi người mua phát hiện ra và không chịu thanh toán thì thiệt hại sẽ thuộc về ngân hàng. Hoặc khi người mua từ chối nhận hàng vì nhiều lý do khác nhau, không trả tiền cho ngân hàng thì ngân hàng cũng chịu thiệt.

1.2.3.5.2 Rủi ro đối với người nhập khẩu

Rủi ro xảy đến với người nhập khẩu do người bán được nhận tiền sớm nên dễ có động cơ tiêu cực như giao hàng không đúng như trong hợp đồng về chủng loại, số lượng và chất lượng..ảnh hưởng đến việc kinh danh của người mua.

1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với hàngxuất khẩu xuất khẩu

Có rất nhiều chỉ tiêu để đo lường rủi ro trong thanh toán quốc tế, riêng đối với hàng xuất khẩu, có các chỉ tiêu đo lường rủi ro như sau:

- Tỷ số giữa số bộ chứng từ có bị từ chối và tổng số bộ chứng từ xuất trình và gửi đi.

- Tỷ số giữa trị giá chiết khẩu phát sinh rủi ro và tổng trị giá chiết khấu.

- Tỷ số giữa số thư tín dụng giả nhận được và tổng số thư tín dụng nhận được.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 42 - 43)