Phân loại rủi ro thanh toán quốc tế theo nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 29 - 37)

Rủi ro trong TTQT của các NHTM có thể được phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro:

- Rủi ro do tác nghiệp

- Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu - Rủi ro do biến động tỷ giá

- Rủi ro từ các bên tham gia TTQT - Rủi ro do thông tin, truyền tin - Rủi ro do lừa đảo

1.2.2.2.1 Rủi ro trong hoạt động

- Khái niệm: Rủi ro trong hoạt động TTQT là những rủi ro xảy ra ngay trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT,

- Nguyên nhân: Rủi ro này mang tính chất chủ quan, nó do trình độ, năng lực xử lý tình huống của cán bộ TTQT của NHTM.

+ Ngân hàng chuyển tiền: Do nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối, những hợp đồng thanh toán ma được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp..

+ Ngân hàng uỷ nhiệm và nhận nhờ thu: Do giao bộ chứng từ nhận hàng cho khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, nhận và gửi chỉ thị thanh toán không rõ rang.

+ Các ngân hàng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ:

Ngân hàng phát hành bao gồm các rủi ro về mặt phát hành và về kiểm tra chứng từ: Phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro: Không những phải chịu chi phí sửa đổi, đôi khi những điều này lại có lợi cho người bán nên họ sẽ không chấp nhận sửa đổi nếu họ không có thiện chí vì vậy có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo rủi ro cho ngân hàng.

Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu.

Ngân hàng xác nhận : Bằng việc gắn thêm các cam kết thanh toán theo thư tín dụng khi ngân hàng phát hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy nó có rủi ro do:

+ Rủi ro thương mại của ngân hàng phát hành, họ không có khả năng thanh toán.

+ Rủi ro do kiểm tra bộ chứng từ: Nếu ngân hàng xác nhận thanh toán không đúng cho người hưởng khi bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng phát hành có quyền từ chối hoàn tiền cho ngân hàng xác nhận.

Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo L/C sẽ không có bất cứ một cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận vể tính chân thật của nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu ý cho người được thông báo.

Ngân hàng chiết khấu, thương lượng: Ngân hàng này bao gồm các rui ro của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả tiền của người hưởng và rủi ro kiểm tra chứng từ. Nếu ngân hàng thương lượng không kiểm tra chứng từ giao hàng của nhà xuất khẩu một cách cẩn thận, thích đáng thì những sai sót của bộ chứng từ đã được thương lượng sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối một cách hợp pháp.

1.2.2.2.2 Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu

- Khái niệm: Rủi ro tín dụng xảy ra khi NHTM cấp tín dụng cho khách hàng để thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế theo những điều kiện thanh toán đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài.

- Nguyên nhân: Rủi ro tín dụng gây ra cho các ngân hàng xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Khả năng áp dụng quy chế và năng lực cán bộ trong quá trình thẩm định món vay xuất – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện các phương

thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán theo L/C, thanh toán ứng trước, chiết khấu hối phiếu và chứng từ, đó là các vấn đề như thẩm định phương án vay vốn, phân tích năng lực tài chính, khả năng hoàn trả, hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, khả năng phân tích các thông tin rủi ro từ phía đối tác của khách hàng, của ngân hàng nước ngoài.

+ Sự phối hợp giữa thực hiện nghiệp vụ TTQT của cán bộ đối với những dịch vụ thanh toán cung ứng tín dụng. đó là các vấn đề về điều kiện thanh toán, sửa đổi L/C, ký hậu và bảo lãnh vận đơn nhận hàng..

Nguyên nhân khách quan: Đối với các phương thức thanh toán, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh toán của khách hàng và ngân hàng nước ngoài đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vao các nhân tố khách quan khác như: Đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong qua trình vận chuyển do khách hàng xuất – nhập khẩu đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, đối tác không có khả năng thanh toán, ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình sát nhập giải thể, phá sản.. Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ thì rủi ro tín dụng là đặc thù vì theo phương thức này:

+ Ngân hàng phát hành thực sự bị ràng buộc vào cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ phù hợp được xuất trình, nên kể cả khi ngân hàng thông báo cung cấp tín dụng cho người mở thì ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

+ Ngân hàng thương lượng khi đã chiết khấu, ứng trước bộ chứng từ có sai sót hoặc không bảo lưu quyền truy đòi nhà xuất khẩu thì có thể nhận lấy rủi ro không được thanh toán của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng hoàn tiền.

1.2.2.2.3 Rủi ro tỷ giá - Khái niệm:

Rủi ro tỷ giá là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng tiền nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nếu ngoại tệ lên giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại và ngược lại nếu ngoại tệ mất giá thì người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro.

Một cách chung nhất, rủi ro hối đoái tồn tại khi biến động tỷ giá ảnh hưởng tới từng nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ luồng tiền mặt của công ty.

Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tác động của rủi ro tỷ giá:

Rủi ro hối đoái cũng có thể coi như rủi ro suy đoán và tác động của nó đối với các khoản phải thu, phải trả là trái ngược nhau, và tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà tác động của rủi ro hối đoái cũng khác nhau.

+ Đối với nhà xuất khẩu, tỷ giá biến động sẽ phá vỡ kế hoạch tính toán của nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho kinh doanh xuất khẩu có thể bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

+ Đối với nhà nhập khẩu, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi roc ho nhà nhập khẩu khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuát khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động tăng (giá cả đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm) sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ hoặc nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù

đắp nổi với biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng them tỷ lệ tỷ giá hối đoái tăng.

+ Đối với các ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cơ sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên. Chẳng hạn khi trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ không hiệu quả, hoặc khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ giá.

1.2.2.2.4 Rủi ro từ các bên tham gia TTQT - Khái niệm:

Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối và chính sách ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. Vì vậy thuộc loại rủi ro này là do những nguyên nhân khách quan gây nên:

- Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước.

- Những cấm vận trong thanh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngoài chưa trả, hoặc do quan hệ không bình thường giữa hai nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chừng.

- Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính – tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.

- Xảy ra những thiên tai lớn, nghiêm trọng như động đất, núi lửa, bão lụt…

Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những biến động hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu khiến cho chính phủ của nước nhập khẩu cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc diện cấm nhập khẩu nên không được làm thủ tục thông quan.

Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xuất hiện khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do thuế xuất khẩu tăng hoặc hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Cũng có khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia chưa được bình thường hóa nên gây khó khăn cho việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu.

Rủi ro quốc gia cũng có thề xảy ra đồng thời với nhà xuất khẩu và nhập khẩu

nếu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương chính phủ nước nhập khẩu và xuất khẩu đều không cho phép nhập khẩu và xuất mặt hàng đó nữa.

Trong kinh doanh quốc tế, việc phòng tránh rủi ro quốc gia là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác, các nhà quản trị cần nhận dạng và phân tích kỹ cấu trúc rủi ro quốc gia để từ đó xây dựng các chính sách đề phòng, bảo hiểm..

1.2.2.2.5 Rủi ro do thông tin, truyền tin

- Khái niệm: Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình truyền tin, thực hiện thanh toán bằng thư, điện hay trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin sai lệch với khách hàng. Ngày nay những rủi ro này rất đáng kể do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên.

- Nguyên nhân chủ quan: Ngân hàng tiếp nhận và xử lý thông tin sai lệch với khách hàng, đối tác của khách hàng và ngân hàng nước ngoài, khả năng biến

động tỷ giá. Các thao tác trong quá trình truyền tin không đúng quy định, kỹ thuật dẫn đến các sai sót, nhầm lẫn và tổn thất cho ngân hàng.

- Nguyên nhân khách quan:

Trong quá trình truyền tin, thực hiện thanh toán bằng thư, điện (thư diện thanh toán, hoàn tiền, sửa đổi, xác nhận, chấp nhận…) có thể bị thất lạc nhầm lẫn, chậm trễ gây ra tổn thất cho các bên và cho các ngân hàng.

Các chứng từ thương mại được giao cho nhà nhập khảu cùng với hàng hóa hoặc giao cho ngân hàng bằng nhiều hình thức có thể bị thất lạc, chậm trễ hoặc hư hỏng, rách nát vì vậy mà nhà xuất khẩu và ngân hàng thương lượng khó nhận được thanh toán theo các phương thức thanh toán kèm chứng từ hoặc thanh toán sau khi nhận hàng.

1.2.2.2.6 Rủi ro do lừa đảo trong TTQT

- Khái niệm: Là các rủi ro xảy ra do một trong hai bên mua và bán có hành vi lừa đảo. Đây là một trong những vấn đề đang cảnh báo các ngân hàng.

- Nguyên nhân: Thuộc loại này thì nguyên nhân rủi ro điển hình nhất là một trong hai bên mua và bán có hành vi lừa đảo:

+ Bên bán: Thực hiện các họat động mua bán long vòng thông qua môi giới để lừa đảo người mua thanh toán nhưng không có hàng hoặc để tiêu thụ những hàng hóa rởm, mất phẩm chất.

+ Cả hai bên mua và bán cấu kết lập bộ chứng từ giả mạo để được thanh toán theo phương thức L/C, hiện tượng này hiện nay rất gia tăng ở Nga. Các hợp đồng ma được thiết lập để thanh toán qua ngân hàng từ nước này sang nước khác của bọn tội phạm thực hiện rửa tiền.. Ngoài ra các hành vi lừa đảo trong thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng cũng gia tăng.

Lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan trên cơ sở các điều kiện thực tế về thị trường, mặt hàng, giá cả, uy tín… Ngày nay trong giao dịch buôn bán quốc tế, các bên thường lựa chọn L/C làm phương thức thanh toán tiền hàng. Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên là người mua hay người bán bà có thể cho cả hai bên thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt bởi quy trình thanh toán chặt chẽ, sự tham gia có trách nhiệm của ngân hàng được điều chỉnh theo thông lện quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên: Người bán được đảm bảo thanh toán nếu sau khi giao hàng xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C, còn người mua cũng được đảm bảo nhận hàng đúng quy cách và thời gian quy định trong hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên không phải thanh toán bằng L/C là không có rủi ro. Đối với một số L/C được phát hành bởi các ngân hàng ở Bắc Mỹ và EU, nhà xuất khẩu chỉ được thanh toán khi hàng hóa vượt qua được sự kiểm tra của các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu như cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ. Như vậy ngân hang phát hành được miễn trừ trách nhệm thanh toán cho người hưởng thụ nếu hàng hóa không vượt qua được sự kiểm tra của nước nhập khẩu. Như vậy nếu so với phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền hoặc phương thức

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 29 - 37)