Sau hai lần gây nhiễm, chúng tôi tiến hành thu hoạch dịch tế bào và thực hiện phản ứng RT-PCR để xác định sự hiện diện của virus PRRS trong môi trƣờng tế bào. Chúng tôi chỉ tiến hành chạy PCR trên những mẫu có biểu hiện bệnh tích tế bào vì điều kiện thiếu hoá chất. Tuy nhiên do một số hạn chế trong thời gian chúng tôi đang tiến hành kỹ thuật này nhƣ hoá chất, máy đọc gel bị trục trặc,... nên chúng tôi gởi mẫu đi xác định bằng kỹ thuật RT-PCR.
Bảng 4.4 Kết quả RT-PCR từ mẫu dịch tế bào sau khi gây nhiễm
CPE: cytopathic effect (bệnh tích tế bào) HT: huyết thanh
+: có bệnh tích tế bào P: phổi
±: bệnh tích tế bào nghi ngờ HP: hạch phổi -: không bệnh tích tế bào DTB: dịch tế bào KTH: không thực hiện
Loại mẫu Gây nhiễm lần một Gây nhiễm lần hai
Kết quả CPE Kết quả RT-PCR Kết quả CPE Kết quả RT-PCR
DTB HT 1 KTH KTH DTB HT 2 KTH KTH DTB HT 3 KTH KTH DTB HT 4 KTH KTH DTB HT 5 KTH KTH DTB HT 6 KTH KTH DTB P 1 KTH KTH DTB P 2 ± KTH ± DTB P 3 KTH KTH DTB HP1 + + KTH DTB HP2 ± KTH ±
Việc gây bệnh tích tế bào và kết quả RT-PCR dƣơng tính dã xác định sự hiện diện của virus trong mẫu xét nghiệm. Nhƣ vậy, bƣớc đầu chúng tôi đã thực hiện thành công việc phân lập virus PRRS trên môi trƣờng tế bào MARC-145 từ mẫu hạch phổi. Điều này cũng cho thấy môi trƣờng tế bào MARC-145 là môi trƣờng thích hợp cho sự phát triển của virus PRRS và có thể sử dụng cho phân lập. Kết quả của chúng tôi phù hợp với sự nhận định của Jeong-Ki Kim và cs (2005): tế bào MARC-145 là dòng tế bào nhạy cảm với virus PRRS nên thích hợp cho việc phân lập virus này.
Hình 4.6.Kết quả RT-PCR mẫu ly trích từ dịch nuôi cấy tế bào
USA: chủng Châu Mỹ EU: chủng Châu Âu Lad: thang chuẩn Giếng 1: mẫu DTB HP từ kết quả CPE lần một.
Giếng 2: mẫu DTB P2 từ kết quả CPE lần hai. Giếng 3: mẫu DTB HP2 từ kết quả CPE lần hai.
1 2 3 Lad USA EU
Trong tổng số 11 mẫu phân lập, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc có 3 mẫu có bệnh tích tế bào khi gây nhiễm trong đó có 2 mẫu cho kết quả nghi ngờ. Các mẫu cho bệnh tích trên tế bào MARC-145 là mẫu phổi và hạch phổi của heo sau cai sữa có biểu hiện bệnh lý hô hấp.
Bằng kỹ thuật RT-PCR xác định đƣợc 1 mẫu dịch tế bào từ hạch phổi có sự hiện diện virus PRRS, chiếm tỷ lệ 50% (1/2 hạch phổi). Kết quả của chúng tôi khác với Hoàng Thanh Hải (2005), tác giả chƣa thành công trong việc phân lập virus PRRS trên môi trƣờng tế bào MARC-145 từ các loại mẫu đƣợc lấy từ lò mổ nhƣ: huyết thanh, máu, hạch phổi và dich rữa khí quản. Sự khác nhau này theo chúng tôi có thể tác giả chỉ dựa trên kết quả ELISA dƣơng tính. Mặt khác, không thể loại trừ các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến kết quả phân lập nhƣ đối tƣợng lấy mẫu, cách bảo quản, xử lý mẫu và đời của tế bào MARC-145 khi sử dụng. So với kết quả của Võ Thị Đan thanh (2006), chúng tôi đã thành công trong việc phân lập virus từ hạch phổi. Vậy ngoài hai loại mẫu thƣờng đƣợc sử dụng để phân lập virus PRRS là huyết thanh và hạch amiđan thì mẫu hạch phổi cũng cho kết quả khả thi khi phân lập virus này.
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ