a. Giải pháp về đầu tư phương tiện mới.
3.2.2. Nhóm giải pháp về lao động lái phụ xe trên tuyến.
Trong công tác tuyển dụng lái xe
+ Chúng ta có thể khuyến khích giữ lại những lái xe cũ (đã hoạt động trên tuyến lau năm) vì những lái xe này đã quen đường sẽ đạt hiệu quả khai thác tốt hơn và đảm bảo giảm thiểu tai nạn giao thông trên đường. Bên cạnh đó sẽ tiến hành công tác tuyển dung lái xe mới với các tiêu chuẩn sau:
- Chỉ tuyển những lái xe khách phải có giấy phép lái xe phù hợp với các loại xe điều khiển hiện tại trên tuyến, phải có thời gian ít nhất 3 năm thực lái trở lên và không gây tai nạn nghiêm trọng. Tuyển dụng phải chú ý làm sao cho phù hợp với phương tiện hiện tại và khả năng chuyển đỗi cơ cấu phương tiện trong tương lai.
Trên tuyến hiện nay chỉ có lái xe bằng E, là bằng được phép lái những xe khách trên 30 chỗ, và áp dụng trên tuyến là chỉ tuyển những lái xe bằng E trở lên.
- Lái xe được tuyển dụng phải có sức khoẻ tốt, không nghiện ma tuý, bia rượu, không mắc bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm, có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong đạo đức tốt...
- Lái xe phải có hợp đồng lao động với Công ty VTHK số 14.
- Công tác tuyển dụng đối với các lái xe góp vốn với Công ty cần được thực hiện cẩn thận, tránh trường hợp lái xe có tư cách đạo đức tồi, tay nghề kém tham gia góp vốn.
- Danh sách trích ngang lái phụ xe phải được đăng kí và duyệt của sở Giao thông vận tải.
Công tác đào tạo nâng cao trình độ của lái xe
+ Mở các hội thi An toàn giao thông cho lái xe tham gia, phần thi gồm cả lí thuyết lẫn thực hành và Công ty cũng cần mở lớp luyện thi cho lái xe, thông qua đó mà mở rộng thêm kiến thức, trình độ tay nghề cho lái xe.
Đầu tiên là tổ chức hội thi ở cấp Công ty sau đó tiến tới các hội thi cấp toàn quốc. Thông qua hội thi, nhằm tuyên truyền sâu rộng và phổ biến pháp luật về atgt, nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, nâng cao kỹ năng thực hành lái xe ôtô, góp phần hạn chế tai nạn giao thông đường bộ.
Cũng qua hội thi nhằm xây dựng và rèn luyện phong cách của người lái xe văn minh, có đạo đức, văn hoá lành mạnh, trong sáng, có tinh thần "giữ xe tốt, lái xe an toàn", chủ động phòng tránh tai nạn giao thông. Đồng thời thông qua hội thi để phát hiện và biểu dương những tấm gương của các tập thể và cá nhân đảm bảo tốt trật tự ATGT, lái xe giỏi và an toàn.
+ Mời cán bộ cảnh sát giao thông, cán bộ nghiệp vụ về giảng dạy cho lái phụ xe biết về Luật giao thông đường bộ, các Chỉ thị Nghị quyết của ngành và của Trung ương, tiêu chuẩn phục vụ chuyến xe CLC. Bởi vì các tiêu chuẩn về chuyến xe CLC, các Luật lệ giao thông, các Chỉ thị, Nghị định là luôn có sự thay đỗi, khác nhau giữa các thời điểm. Nên không phải chỉ tổ chức đào tạo một lần mà phải có chính sách đạo tạo nhiều lần.
+ Mở lớp tập huấn cho lái xe, nhân viên bán vé với nội dung giảng dạy gồm các vấn đề như:
- Giảng cho lái xe, nhân viên bán vé hiểu biết về Công ty.
- Biết về tình hình luồng tuyến Hà Nội - Quảng Ninh mình đang hoạt động.
- Biết về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng VCHK trên tuyến đó.
- Về những nét đẹp văn hoá, văn minh, lịch sự trên phương tiện CLC + Nâng bậc cho lái xe đối với những người có Km an toàn cao, đảm bảo doanh thu đầu xe. Việc nâng bậc được tiến hành hàng năm.
Tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương, bậc thợ:
Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao đặc biệt là các cán bộ chủ chốt không có những quyết định làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Công ty, gây phiền hà cho người lao động.
Không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên.
Không vi phạm pháp luật Nhà nước có liên quan trực tiếp tới công việc được giao hoặc tư cách đạo đức, nghề nghiệp.
Công ty tổ chức thi nâng bậc trên cơ sở cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc mà người đó đang đảm nhận ( cả lí thuyết và thực hành).
Về tổ chức lao động cho lái xe trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng
+ Lao động lái xe là lao động phức tạp, nguy hiểm có liên quan đến an toàn và tính mạng của hành khách. Vì vậy việc tổ chức lao động cho lái xe phải đảm bảo những quy định về chế độ lao động do nhà nước quy định.
Dựa vào tổ chức sản xuất để có phương án tổ chức lao động lái xe, nhân viên bán vé cho thích hợp theo: Đặc điểm, tính chất của từng luồng tuyến cụ thể. + Do cự ly tuyến là 105 Km, thời gian chạy xe là 2.25 giờ, cho nên việc bố trí lái phụ xe là chỉ cần 1 lái 1 phụ ( Theo quy định thì độ dài ca làm việc không lớn hơn 12 giờ đối với xe khách liên tỉnh). Hiện nay trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng của Công ty VTHK số 14 đang áp dụng bố trí lái phụ xe là 1 lái 1 phụ, như vậy bố trí lao động cho lái phụ xe là giữ nguyên phương án hiện tại của Công ty đang áp dụng.
+ Bố trí lái xe cố định theo tuyến theo phương tiện để hạn chế sự thay đổi, một lần thay đổi là lái xe lại mất một khoảng thời gian đầu làm quen với đường sá, phương tiện và có thể gây nên những hạn chế như: An toàn, thời gian...
Tăng cường công tác giáo dục ý thức cho lái phụ xe
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách của Công ty cho lái phụ xe biết, phải làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng VCHK, nâng cao uy tín của Công ty, lợi ích chung của toàn
Công ty cũng như lợi ích riêng của bản thân, phải làm cho họ thấy được các lợi ích lâu dài của việc nâng cao uy tín của công ty.
Tạo điều kiện cho lái xe có đời sống tinh thần, gắn bố với tập thể, khơi dậy ý thức tinh thần trách nhiệm với công việc, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích Công ty, từ đó họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với công việc của mình.
Các quy chế và biện pháp xử lý cụ thể trên tuyến
+ Đưa ra các chính sách khen thưởng, khích lệ lái xe, nhân viên bán vé để họ tăng hứng thú làm việc, nâng cao năng suất lao động.
+ Tạo ra môi trường làm việc hoà đồng, biểu dương tinh thần hợp tác cùng cố gắng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng khẩu hiệu, tờ rơi, khởi sướng các phong trào thi đua sản xuất như: Phong trào bản quản xe tốt, phong trào thi đua giảm TNGT ...
+ Xây dựng một quỹ tiền thưởng để thưởng ngay cho những lái phụ xe có thành tích xuất sắc, ý kiến đóng góp bổ ích và những sáng kiến làm lợi cho tuýen nói riêng và Công ty nói chung. Mọi đề xuất có ý nghĩa, được triển khai có hiệu quả phải được khen thưởng kịp thời trước toàn công ty với phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp.
Khen thưởng có thể là thưởng nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm, thưởng hoàn thành nhiệm vụ và bình chọn danh hiệu lao động giỏi, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, thưởng đột xuất với tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Thực hiện công tác đề bạt và phát triển nhân viên vào các cuộc họp tổng kết mỗi năm, xem xét và đề bạt nhân viên có năng lực vào vị trí cao hơn nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực, đảm bảo sự công bằng của mọi thành viên trong Công ty. Nếu lái xe nào có bậc cao, không những giỏi về trình độ tay nghề mà còn biết về các công tác khác như BDSC, quản lý... thì có thể sắp xếp cho vào quản lý ở đội hay phòng kỹ thuật...
+ Song song với vấn đề khen thưởng thì kỷ luật lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong khuyến khích, động viên người lao động. Phải xử phạt một cách nghiêm khắc bằng kinh tế, hành chính các trường hợp vi phạm như: Lưu lệnh vận chuyển, chạy xe không đúng thời gian quy định, vi phạm luật lệ giao thông, chở quá tải, bắt chẹt khách, thái độ phục vụ khách không tốt ... nếu tái phạm nhiều lần thì phải buộc thôi việc.
Lái phụ xe phải thực hiện nghiêm túc những quy định về phục vụ khách CLC trên tuyến, cụ thể như sau:
- Lái phụ xe phải mặc đồng phục của Công ty quy định, đeo bảng tên có ảnh khi làm nhiệm vụ và trong bảng tên nên ghi rõ chức danh phục vụ tuyến Hà Nội – Hải Phòng Công ty VTHK số 14.
Công ty phải có đội kiểm tra đột xuất trên tuyến, có thể là đội giám sát ngầm để theo dõi việc chấp hành của lái phụ xe.
Vi phạm lần 1 phạt: 50.000 VNĐ
Tái phạm lần 2 phạt: 100.000 VNĐ
Nếu tiếp tục tái phạm thì sẽ bị viết kiểm điểm, hay đưa ra hội đồng kỷ luật Công ty.
- Trong quá trình điều khiển phương tiện lái xe phải tập trung cao độ vào việc điều khiển phương tiện, tránh tình trạng nói chuyện riêng với hành khách trong quá trình điều khiển phương tiện.
- Trong quá trình chạy xe phải đóng cửa xe, không để cho người không có phận sự, không phải là hành khách lên xe như: Người bán hàng rong, tiếp thị...
- Nghiêm cấm lái phụ xe không được thuê "cò" dẫn khách.
- Không được phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải gây mất an toàn không những cho hành khách trên xe mà còn gây mất an toàn cho người đi đường, các công trình trên đường và tình trạng lái xe chạy nhanh, phanh gấp... làm phương tiện chạy không ổn định, điều này gây mất an toàn về sức khoẻ cho hành khách. Công ty cần có các biện pháp tổ chức giáo dục lái xe, có biện pháp kiểm tra
thường xuyên, nhắc nhở kịp thời cũng như xử phạt hành chính còn tái phạm nhiều lần thì buộc thôi việc.
Khi lái xe vi phạm thì lực lượng cảnh sát giao thông có trách nhiệm tự chịu về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật, nếu gây thêm hậu quả gì cho Công ty thì lái xe phải bồi thường tiếp phần thiệt hại cho Công ty do hành động của mình gây ra.
- Chỉ đón khách ở địa điểm theo quy định, không được đón khách dọc đường.
Vi phạm lần đầu phạt: 50.000 VNĐ
Tái phạm lần hai phạt: 100.000 VNĐ
Tiếp tục tái phạm phạt: 300.000 VNĐ
Nếu còn tái phạm thì Công ty sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. - Không được bỏ nốt, bỏ lượt, bán khách dọc đường, vượt quá cung độ chạy xe quy định.
+ Bỏ nốt, bỏ lượt, bán khách dọc đường không có lí do chính đáng, ngoài việc phải bồi thường doanh thu chuyến đó:
Lần đầu phạt 100.000 VNĐ
Lần hai phạt 200.000 VNĐ
Tái phạm lần thứ ba phạt 500.000 VNĐ.
+ Về vượt quá cung độ chạy xe theo quy định thì:
Lần đầu nhắc nhở
Tái phạm phạt 50.000 VNĐ
Tái phạm lần thứ ba phạt 100.000 VNĐ.
+ Về muộn 50% cung độ chuyến xe của tuyến sẽ bị phạt 1/2 doanh thu nộp chuyến xe.
+ Trên 50% cung độ phạt 1 chuyến xe doanh thu nộp. (Theo mức khoán chuyến của tuyến đó).
- Hàng quý nếu lái xe để hụt số chuyến định mức phải bổ sung đủ doanh thu phải nộp đối với những chuyến hụt. Nếu lái xe nào chạy vượt số chuyến định mức được giải quyết như sau:
Giảm 40% doanh thu phải nộp đối với xe góp vốn 50%
Giảm 35% doanh thu phải nộp đối với xe góp vốn 40%
Giảm 25% doanh thu phải nộp đối với xe góp vốn 30%