4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Bảng 4.11: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (%)
Lợi nhuận sau thuế (đồng) 75.377.323 109.458.940 43,42 Doanh thu thuần (đồng) 228.766.976.273 163.805.683.370 -28,4
ROS (%) 0,03 0,07 0,04
Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,07%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,07 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2008, thì cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ mang về có 0,03 đồng lợi nhuận, tức là đã tăng thêm 0,04 đồng.
Điều đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy doanh thu thuần giảm đáng kể nhưng sự sụt giảm đó lại chậm hơn sự gia tăng của khoản lợi nhuận sau thuế nên Công ty vẫn duy trì mức sinh lợi cao hơn năm 2008. Nhưng nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm lại có tỷ lệ quá thấp so với mức doanh thu đạt được, chứng tỏ trong quá trình kinh doanh Công ty đã phải tiêu hao một lượng chi phí khá lớn cho quá trình hoạt động. Do đó, trong thời gian sắp tới Công ty cần phải nghiên cứu cắt giảm bớt các loại chi phí không cần thiết để góp phần làm cho mức tỷ suất này tăng lên. Bởi vì, tỷ suất này càng cao thì cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty càng đạt hiệu quả.
4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần =
* Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế
= Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ suất lợi nhuận * =
Bảng 4.12: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Hiệu suất sử dụng tài sản (lần) 18,31 2,19 (16,12)
ROS (%) 0,03 0,07 0,04
ROA (%) 0,55 0,15 (0,4)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty giảm từ 0,55% xuống còn 0,15%, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản của năm 2008 thì tạo ra được 0,55 đồng lợi nhuận nhưng
đến năm 2009 chỉ còn 0,15 đồng, đã giảm đi 0,4 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu suất sử dụng tài sản đã giảm đi rất nhiều từ 18,31 lần xuống còn 2,19 lần. Có sự sụt giảm này là do Công ty đã đầu tư, mở rộng thêm một kho mới trong năm 2009, làm cho
tổng tài sản của Công ty tăng lên rất nhiều trong khi doanh thu lại giảm mạnh so với năm 2008. Tuy nhiên, hiệu suất này sẽ tăng dần trở lại trong tương lai do năm 2009
được xem là dấu mốc của việc đầu tư mới. Muốn nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Công ty phải đề ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.
4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
Bảng 4.13: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. ROS (PLN/DT, %) 0,03 0,07 0,04 2. Hiệu suất sử dụng tài sản (HTS, lần) 18,31 2,19 (16,12) Tỷ lệ VCSH/TTS (tỷ suất tự tài trợ:TSTTR, %) 32,79 27,11 (5,68) 3. 1/Tỷ suất tự tài trợ 3,05 3,69 0,64 4. ROE (PLN/VCSH, %) 1,68 0,57 (1,11)
Dựa vào bảng phân tích ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khá thấp và có chiều hướng giảm, cụ thể là năm 2008 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 1,68
đồng lợi nhuận, sang năm 2009 giảm đi 1,11 đồng, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang lại 0,57 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này giảm chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng, năm 2009 Công ty mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời như đã phân tích từ
trước, tuy mức lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ tăng ( 32% ) lại quá chậm so với tốc độ
tăng của vốn chủ sở hữu ( 395,64% ). Điều đó cho thấy Công ty chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Cũng dễ hiểu, do tình hình kinh doanh năm 2008 tương đối tốt, Công ty quyết định tăng nguồn vốn mở rộng quy mô kinh doanh; sang năm 2009 do tình hình xuất khẩu lương thực của cả nước nói chung, của đơn vị nói riêng gặp khó khăn nên mức sinh lợi từ nguồn vốn chủ sở hữu này tương đối thấp, không như mong đợi của chủ doanh nghiệp.
Có thể thấy được từ bảng phân tích: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu sự
tác động của nhiều nhân tố như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Để hiểu rõ hơn mức độảnh hưởng của từng nhân tố, chúng ta sẽ tiến hành so sánh để đánh giá sự biến động của các nhân tố
này giai đoạn 2008 – 2009:
+ Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận trên doanh thu:
0 0 1 * * / / TTR TS DT LN VCSH LN TS V P P = Δ Δ
= LN sau thuế * Doanh thu * Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
1 = trên Doanh thu Tỷ suất LN * Hidụệng tài su suất sản ử *
Tỷ lệ vốn chủ sở
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: 0 1 1 * * / / TTR DT LN TS VCSH LN TS P H P = Δ Δ = (-16,12) * 0,07 * 3,05 = -3,44
+ Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên doanh thu:
1 1* * 1 / / LN DT TS TTR VCSH LN P V TS P = Δ Δ = 0,64 * 0,07 * 2,19 = 0,1 Tổng hợp các nhân tố: 2,23 - 3,44 + 0,1 = -1,11
Rõ ràng, mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng và tỷ suất tự tài trợ giảm, nhưng hiệu suất sử dụng tài sản lại giảm rất nhiều đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty giảm, với mức giảm là 1,11%. Đây là một biểu hiện không tốt,
ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, tình trạng đó cũng khó tránh khỏi khi mà Công ty tăng quy mô hoạt động trong lúc thị trường lương thực trong nước cũng như trên thế giới biến động và khó khăn.
ª Nhận xét về khả năng sinh lời:
Nhìn chung, khả năng sinh lời của Công ty khá thấp và một số tỷ suất lại giảm so với năm 2008, tuy nhiên Công ty cũng đã cố gắng trong việc nâng dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu mặc dù mức tỷ suất này còn rất khiêm tốn.
Quy mô hoạt động của Công ty được mở rộng, hiệu suất sử dụng tài sản cũng tương đối thể hiện tính năng động trong kinh doanh, nhưng Công ty đã không thể
làm cho hiệu suất này ngày một tăng lên mà ngược lại nó đã giảm từ 18,31 lần xuống còn 2,19 lần, điều đó bộc lộ phần nào sự yếu kém trong việc sử dụng tài sản. Tuy nhiên, một phần cũng do yếu tố khách quan bên ngoài tác động ( tình hình xuất khẩu gạo của nước ta năm 2008 rất thuận lợi, góp phần làm tăng đột biến doanh thu của Công ty, trong khi năm 2009 thị trường lương thực gặp khó khăn và mặt bằng giá cả cũng bị
giảm sút ) làm ảnh hưởng đến các tỷ suất này.
Tóm lại, quy mô hoạt động của Công ty ngày càng lớn mạnh, nhưng quá trình sinh lợi còn khá thấp và tính năng động trong kinh doanh chưa thực sự tốt, cho thấy Công ty chưa có phương thức và biện pháp hành động phù hợp nên chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình.
Chương 5: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP
-o0o-
5.1. Nhận xét:
5.1.1. Công tác quản lý và điều hành:
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, thuận tiện và dễ dàng trong quá trình điều hành.
- Lãnh đạo Công ty luôn có sự chỉđạo kịp thời, đúng đắn, quan tâm và động viên
đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ nhân viên được bố trí thích hợp, đúng người đúng việc từ đó giúp cho việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trở nên thuận lợi hơn, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng lao động một cách hiệu quả nhất.
- Cán bộ công nhân viên là những người có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao và luôn hoàn thành tốt công việc được giao.
5.1.2. Công tác kế toán công ty:
- Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy Công ty luôn tuân thủ đúng chuẩn mực kế
toán do Nhà nước quy định, thực hiện tốt các quy định về công tác hạch toán từ khâu lập chứng từđến việc lập báo cáo tài chính, các số liệu được hạch toán chính xác, đầy
đủ và trung thực.
- Luôn cập nhật kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong ngày nhằm theo dõi và báo cáo với giám đốc để xem xét và phê duyệt. Các chứng từđược lưu trữ có hệ
thống giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu thuận lợi hơn.
- Việc sử dụng phần mềm trong công tác hạch toán kế toán giúp cho vệc cập nhật các thông tin vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng và gọn nhẹ. Hằng ngày, khi nhận được các chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào máy, khi cần sẽ in ra đểđối chiếu so sánh. Với việc áp dụng kế toan trên máy tính đã giúp cho công tác quản lý dữ
liệu được đảm bảo an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc khi phải ghi chép bằng tay. Tuy nhiên, số lượng máy tính còn hạn chế, đồng thời chưa phân quyền sử
dụng rõ ràng nên sự cố về máy tính là khó tránh khỏi và dữ liệu dễ bị xâm nhập bởi người khác.
- Hàng tháng luôn có sựđối chiếu, kiểm tra giữa các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với sổ sách kế toán để qua đó có sự điều chỉnh kịp thời các nghiệp vụ chưa phù hợp. Sau khi kế toán viên xem xét kỹ lưỡng, sẽ được trình lên kế toán trưởng kiểm tra lại trước khi trình cho giám đốc phê duyệt.
5.1.3. Việc áp dụng chếđộ kế toán:
Công ty luôn tuân thủ các quy định và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Tuy nhiên, bên cạnh cũng có một vài trường hợp Công ty hạch toán chưa phù hợp theo quy
định của Chếđộ kế toán, chẳng hạn như:
- Theo quy định, thành phẩm khi xuất bán phải được theo dõi trên TK 155 – Thành phẩm, nhưng Công ty không làm như vậy, trước khi xuất bán kế toán thực hiện bút toán chuyển sang TK hàng hóa. Như vậy, mọi sản phẩm bán ra Công ty đều xem như là hàng hóa và theo dõi trên TK 156 – Hàng hóa. Điều đó sẽ làm cho công tác quản lý gặp khó khăn và khó biết được lợi ích mang về của từng đối tượng. Mặt khác, bản
chất của thành phẩm và hàng hóa hoàn toàn khác nhau, vì vậy Công ty nên hạch toán riêng biệt chúng với nhau.
- Do khoản chi phí điện, nước ở văn phòng không thể tách khỏi chi phí điện, nước phục vụ cho quá trình chế biến thành phẩm và thường rất nhỏ nên kế toán đã không hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh – mà được tính chung vào chi phí sản xuất.
- Công ty đã không trích lập các khoản theo quy định như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếđối với nhân viên văn phòng.
- Đối với khoản mục nợ phải thu, mặc dù đã được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng nhưng vẫn xảy ra trường hợp tiền hàng thu không đủ, hoặc số tiền nợ còn ít, kế toán vẫn phải theo dõi trên công nợ. Công ty đã không thực hiện đúng chế độ kế toán nhằm bù
đắp những khoản thiệt hại do có khả năng mất các khoản này.
- Đối với khoản mục hàng tồn kho, Công ty cũng đã không thực hiện đúng chếđộ
kế toán nhằm bù đắp các khoản thiệt hại do đánh giá lại khoản mục này. Lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi lượng hàng tồn kho phải nhiều, nhưng nếu như chất lượng không còn
đảm bảo do yếu tố thời tiết tác động chẳng hạn, lúc này Công ty sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí do mức thiệt hại này mang lại, do đó Công ty nên thiết lập một khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
5.1.4. Hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời: 5.1.4.1. Về hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung , do yếu tố thị trường tác động nên tình hình kinh doanh của Công ty gặp khó khăn trong giai đoạn 2008 – 2009, nhưng Công ty vẫn đảm bảo lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
- Doanh thu của Công ty có sự sụt giảm tương đối nhiều do khối lượng lẫn giá bán đều thấp hơn năm 2008, kết cấu doanh thu có sự thay đổi rõ rệt, trong đó doanh thu loại 5% tấm và 25% tấm tăng, loại 15% tấm và gạo trắng có chiều hướng giảm.
Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến sức tiêu thụ của Công ty.
- Công ty cũng cần phải chú trọng quan tâm đến khoản mục chi phí quản lý kinh doanh, bởi đây là yếu tố góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Khoản lỗ từ hoạt động tài chính của Công ty có xu hướng giảm hơn trước, chứng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả hơn. Đây là một biểu hiện tích cực góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận của Công ty.
- Khoản lỗ từ hoạt động khác đã giảm hoàn toàn so với năm 2008. Điều đó cho thấy Công ty đã trở nên thận trọng hơn và luôn thực hiện đúng hợp đồng ký kết.
Đây là một dấu hiệu tốt làm gia tăng tổng lợi nhuận, đồng thời góp phần nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.
5.1.4.2. Về khả năng sinh lời:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá thấp, điều đó cho thấy doanh thu thu về
phải bù đắp cho rất nhiều các khoản chi phí. Nhưng mức tỷ suất này ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện hơn sau những biến động của thị trường. Trong những năm tới, Công ty cần phải cố gắng để
nâng cao dần tỷ suất này nhằm tăng cường tính cạnh tranh của Công ty hơn nữa trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Quy mô hoạt động mở rộng, trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận lại chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản, dẫn đến mức tỷ suất này giảm. Trong tương lai, hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty chắc chắn sẽđược cải thiện do năm 2009 Công ty
đầu tư thêm mới, điều đó sẽ góp phần nâng dần khả năng sinh lời của tài sản.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có chiều hướng giảm và mức tỷ
suất này còn rất thấp so với tiềm năng của công ty, chứng tỏ việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã gặp khó khăn trong năm 2009.
Trong thời gian tới, Công ty nên tìm biện pháp để cải thiện tình hình trên: giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, quản lý tốt nguồn vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
5.2. Giải pháp:
5.2.1. Giải pháp về công tác tổ chức kế toán:
- Công ty cần cập nhật những văn bản, quy định và thông tư mới ban hành về việc hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của Bộ Tài chính.
- Thuờng xuyên đối chiếu sổ sách giữa các nhân viên kế toán, nếu phát hiện sai sót thì kịp thời chấn chỉnh. Đồng thời, kế toán cần phải thận trọng trong quá trình nhập liệu cũng như khai báo tránh sai sót xảy ra.