Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 116 - 125)

Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga (2000 - 2008) với những tác động trực tiếp của công cuộc cải cách mà ban lãnh đạo LB Nga đứng đầu là Tổng thống V.Putin thực hiện thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với các quốc gia đang trong quá trình cải cách, chuyển đổi kinh tế - xã hội trong đó có Việt Nam.

Cần phải thấy rằng, giữa LB Nga và Việt Nam quá trình phát triển kinh tế - xã hội vừa có những điểm tương đồng vừa khác biệt. Điểm chung đó là đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi kinh tế ở LB Nga và Việt Nam lại có sự khác biệt căn bản. LB Nga tiến hành chuyển đổi kinh tế - xã hội với mục tiêu xoá bỏ toàn bộ cơ sở kinh tế - xã hội cũ của CNXH và xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội mới của TBCN. Thực tế trong quá trình đó, một mô hình nhà nước mới - nhà nước TBCN với chế độ cộng hoà Tổng thống đã được xác lập bằng Hiến pháp 1993. Ngược lại, ở Việt Nam công cuộc Đổi mới được tiến hành từ năm 1986 và đến nay là hơn 20 năm với mục tiêu sửa đổi những sai lầm, hạn chế và hoàn thiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng CNXH cho phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Bởi thế, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam không phải là để xoá bỏ CNXH như LB Nga mà là để đổi mới và hoàn thiện XHCN. Vì vậy, quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN rõ nét. Tuy vậy, dù có những điểm khác biệt đó, song thực tiễn quá trình cải cách chuyển đổi kinh tế - xã hội ở LB Nga không chỉ để lại kinh nghiệm qúy báu đối với các quốc gia chuyển đổi có hoàn cảnh tương đồng mà còn để lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc Đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Trước hết, đó việc xây dựng đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Lịch sử đã cho thấy

“Mười năm sóng gió” của LB Nga ở thập niên 90 thế kỷ XX đều bắt nguồn từ việc thiếu một đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Với mong muốn xoá bỏ nhanh nhất những cơ sở kinh tế - xã hội của CNXH mà Tổng thống B.Yeltsin và Chính phủ E. Gaidar đã lựa chọn “Liệu pháp sốc”, đẩy quá nhanh tốc độ cải cách trong khi những thiết chế luật pháp, kinh tế, xã hội chưa được thiết lập cho tương xứng. Trong lúc đó, chúng ta biết rằng thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung của LB Nga được hình thành và phát triển trong suốt 74 năm tồn tại của Liên bang Xô viết, là thể chế kinh tế điển hình nhất trong hệ thống các nước XHCN. Bởi thế, các yếu tố kinh tế thị trường hầu như không có cơ hội nảy sinh. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế đó phải được thực hiện thận trọng trong thời gian dài với những bước đi hợp lý.

Rút kinh nghiệm từ hạn chế đó, chính quyền của Tổng thống V.Putin đã điều chỉnh đường lối, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Đó là đường lối cải cách thị trường mang định hướng xã hội rõ nét và được thực hiện bằng biện pháp thận trọng, nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước. Chính đường lối, biện pháp đó của Tổng thống mà nền kinh tế LB Nga đã tăng trưởng liên tục, các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết.

Ở Việt Nam, mô hình kinh tế bao cấp thời chiến kéo dài trong nhiều thập kỷ chiến tranh cho nên việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường phải được thực hiện từng bước và hết sức thận trọng, không được nóng vội, chủ quan sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như 10 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng. Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của đảng được đề xướng từ năm 1986 đến nay đã hơn 20 năm và những kết quả ban đầu cho thấy đường lối, biện pháp đề ra là đúng đắn. Đặc biệt, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá hiện nay phải gắn liền với định hướng XHCN mới đảm bảo con đường phát triển đúng hướng.

Thứ hai là, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo một môi trường chính trị ổn định. Dưới thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin (1992 - 1999), sự bất ổn về chính trị, sự buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế - xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Vì vậy, sau khi lên nắm quyền Tổng thống, V.Putin rất chú trọng đến tính hiệu quả và sức mạnh của nhà nước trên cơ sở sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị. Bằng một loạt các cải cách hành chính, hệ thống chính trị, tổ chức đảng hay những biện pháp cứng rắn nhằm chống tham nhũng, các thế lực tài phiệt lũng đoạn chính trị đã thực sự hiệu quả. Chính điều này đã làm cho tình hình chính trị LB Nga ổn định, sức mạnh quyền lực nhà nước được củng cố, đảm bảo cho các mục tiêu, chiến lược, đường lối cải cách được thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ.

Từ thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga cho thấy, yếu tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị ổn định là phải có một bộ máy nhà nước mạnh và trong sạch, hệ thống pháp luật đầy đủ và có hiệu lực. Vì vậy đối với các quốc gia trong giai đoạn chuyển đổi, việc tạo ra và đảm bảo môi trường chính trị ổn định, việc xác lập sự điều tiết hợp lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên thành công của công cuộc chuyển đổi.

Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng cộng sản là cơ sở để xây dựng một môi trường chính trị ổn định, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với kinh tế thị trường là điều cần thiêt để tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới. Việc đặt ra các chế tài và xử lý nạn tham nhũng bằng những biện pháp mạnh, kiên quyết như Tổng thống V.Putin đã tiến hành ở LB

Nga là thực sự cần thiết để ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế. Tất cả các tổ chức, đảng phái chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Việc đi ngược lại lợi ích của đảng, dân tộc là không thể cho phép.

Thứ ba là phải gắn liền giữa thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các chính sách xã hội tiến bộ. Thực tiễn quá trình cải cách ở LB Nga (2000 - 2008) cho thấy, chỉ khi nào đường lối phát triển kinh tế gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách xã hội tiến bộ đáp ứng được yêu cầu của đại đa số các tầng lớp nhân dân thì mới tạo ra sự phát triển ổn định của đất nước. Những sai lầm của LB Nga trong những năm 90 khi thực hiện biện pháp mạnh - “liệu pháp sốc” đã làm cho đa số các tầng lớp nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng… Bởi thế trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền, Tổng thống V.Putin luôn nhấn mạnh cải cách kinh tế phải gắn liền với mục tiêu xã hội và ngược lại, mục tiêu phát triển kinh tế được kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội tiến bộ. Với chính sách đó, tình trạng nợ lương ở thời kỳ trước đã được giải quyết, thu nhập thực tế của người dân dược tăng cao, người dân bắt đầu dược hưởng các phúc lợi xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, hưu trí... Hệ quả tích cực cho thấy là xã hội đã ổn định trở lại, sự ủng hộ của nhân dân đối với cải cách cũng như cá nhân Tổng thống ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy chính sách xã hội đó là đúng đắn.

Chúng ta biết rằng cuộc sống của xã hội loài người gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó kinh tế và xã hội là hai mặt của cuộc sống, hai lĩnh vực cơ bản của mỗi quốc gia. Việc phát triển kinh tế và đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư là nguyện vọng chính đáng của nhân dân, quy luật phát triển của xã hội loài người. Giữa phát triển kinh tế và các chính sách xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện các chính sách xã hội và ngược lại một xã hội ổn định là điều kiện cho các cuộc cải cách, đổi

mới thành công. Bài học kinh nghiệm của LB Nga cho thấy, thành công của công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân tạo dựng nên một xã hội ổn định và phồn vinh.

Quan hệ Việt Nam - LB Nga là sự nối tiếp quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Liên Xô với Việt Nam trước đây. Năm 2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống V.Putin, hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đó chính là cơ sở cho sự phát triển quan hệ Việt - Nga ngày càng có hiệu quả giai đoạn sau này. Vì vậy việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin thực sự có ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay cũng như củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược với LB Nga trong tương lai.

Có thể nói, hình ảnh về một nước Nga “hồi sinh và trỗi dậy” là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Tổng thống V.Putin. Giờ đây, LB Nga đã lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế sau một gần một thập kỷ vắng bóng ở cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, những “mảng màu sáng tối” của nền kinh tế - xã hội vẫn còn hiện hữu, là thách thức đặt ra cho tất cả các quốc gia cho trên chặng đường thiên kỷ mới, trong đó có cả LB Nga và Việt Nam.

C. KẾT LUẬN

Thế kỷ XX đã khép lại với vô vàn những sự kiện có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của thế giới. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết (1991) đã đẩy nước Nga bước vào thời kỳ khó khăn như hồi đầu thế kỷ, cùng với những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống B.Yelsin, LB Nga bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, tưởng chừng như đi vào ngõ cụt. Trong thời khắc lịch sử đó xuất hiện một con người mà “khi cần đã xuất hiện đúng lúc”, từng bước dẫn dắt nước Nga vượt qua nỗi đau của sự đổ vỡ, vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới, đó chính là V.Putin.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin những năm đầu thế kỷ XXI, chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Trước hết, đó là sức hút của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá một xu thế khách quan mà không một quốc gia nào có thể thờ ơ đứng ngoài sân chơi mới mẻ và đầy sức hấp dẫn này được. Chính tác động này đã làm cho cấu trúc địa - chính trị, địa - kinh tế của thế giới và khu vực có nhiều biến động, thay đổi tác động sâu sắc đến LB Nga và theo đó, nhiều mối quan hệ giữa LB Nga và các cường quốc, khu vực cũng thay đổi. Và một thực tế phũ phàng là vị trí của LB Nga trog các mối quan hệ quốc tế đã bị suy giảm nghiêm trọng. Điều đó đặt ra yêu cầu cho LB Nga phải có những điều chỉnh kịp thời trong đường lối đối nội và đối ngoại để đáp ứng tình hình mới.

Bối cảnh của LB Nga thời hậu Xô Viết là một bức tranh ảm đạm với thực trạng kinh tế - xã hội không lấy gì làm sáng sủa. Với những chỉ số tăng âm liên tục GDP trong suốt thập niên 90, lạm phát lên tới 36,5% (1999) và hàng loạt vấn đề xã hội nóng bỏng khác là thất nghiệp, nợ lương, khủng bố... đang đặt LB Nga vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nguyên nhân cơ bản

dẫn đến tình trạng này đó chính là những sai lầm về đường lối, chiến lược phát triển đất nước mà trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước LB Nga - Tổng thống B.Yeltsin là rất lớn. Sự thiếu vắng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, một biện pháp phù hợp trong điều kiện chính bị bất ổn, Nhà nước không đủ sức mạnh đã làm xói mòn các mục tiêu, định hướng cải cách xã hội và biến nền kinh tế - xã hội đi vào bế tắc. Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga thập niên 90 là một thách thức to lớn cho LB Nga trên con đường phát triển đầu thế kỷ XXI.

Bước vào thế kỷ mới, trên sơ sở đúc rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại với công cuộc cải cách kinh tế thị trường của người tiền nhiệm, trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, V.Putin đã xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình đất nước và mối quan hệ với thế giới. Theo đó, các đường lối, chính sách đối nội đối ngoại đều tập trung vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội, từng bước giành lại vị thế của LB Nga trên trường quốc tế.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga (2000 - 2008) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin được thực hiện với một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là tiếp tục cải cách để hoàn thiện nền kinh tế thị trường TBCN nhưng chú trọng các mục tiêu xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, xem đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra.

Kết quả của quá trình phát triển đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách. Nền kinh tế tăng trưởng bình quân GDP 6 - 7%/năm, thu nhập người dân tăng cao rõ rệt, lạm phát giảm xuống ở mức 9% (2006). Theo đó những vấn đề xã hội đặt ra từ thập niên 90 đã từng bước được giải quyết: người dân bắt đầu được thừa hưởng chế độ y tế, giáo dục và nhà ở mới, chế độ tiền lương đã được điều chỉnh, vấn đề ly khai, khủng bố Chesnia được giải quyết ở một mức độ nhất định… Trong suốt thời kỳ cầm quyền của Tổng

thống V.Putin tình hình chính trị trở nên ổn định, đạt dược sự thống nhất cao về đối nội, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại của LB Nga. Vì thế, bước sang thế kỷ XXI vị thế của LB Nga trên trường quốc tế đã được khẳng định và có triển vọng trong tương lai.

Vơi những thành tựu đó, LB Nga đã hồi sinh trên thực tế và mở ra triển vọng phát triển cao trong giai đoạn tới. LB Nga đang dần trở thành “gã khổng lồ trong trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khen

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 116 - 125)