V.Putin trúng cử Tổng thống LB Nga

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 31 - 39)

Có thể nói thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin (1991 - 1999) là thời kỳ đầy sóng gió với tình trạng khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước LB Nga hết sức lớn lao. Trong bản dự thảo luận tội đòi phế truất Tổng thống của Đuma Quốc gia năm 1999 đã chỉ rõ năm tội trạng của B.Yeltsin đó là: Phá vỡ Liên bang Xô Viết, tấn công Quốc hội, gây ra cuộc chiển tranh ở Chesnia, đẩy dân Nga vào nạn diệt chủng và làm suy yếu quân đội Nga [27]. Bởi vậy, trưa ngày 31/12/1999, trong khi người dân Nga đang bận rộn chuẩn bị để đón chào năm mới thì Tổng thống B.Yelsin đã chúc mừng nhân dân Nga sớm hơn 12 tiếng đồng hồ so với thường lệ và ngỏ lời xin lỗi nhân dân Nga “vì đã không biến những ước mơ trở thành sự thực”. Tổng thống B.Yelstsin quyết định từ chức trước thời hạn. Có lẽ món quà có ý nghĩa nhất mà Tổng thống dành cho nhân dân Nga nhân

dịp năm mới trong giây phút cuối cùng của những năm tháng quyền lực chính trường của mình đó chính là ông đã tìm ra được người kế nhiệm “đáng tin cậy” để gánh vác trách nhiệm vực dậy nền kinh tế - xã hội LB Nga trên đống đổ nát hoang tàn ấy. Người đó chính là V.Putin!

Vị Tổng thống đầu tiên của LB Nga B.Yeltsin đã không ngần ngại khi nhận xét rằng: V.Putin là một con người “bình tĩnh, tự tin, phản ứng cực kỳ nhanh nhạy và hoàn toàn thích ứng với mọi việc” [96, 172 - 173]. Cũng chính vì vậy, V.Putin đã được B.Yeltsin tin tưởng bổ nhiệm làm Thủ tướng tháng 8/1999 và kế nhiệm quyền Tổng thống LB Nga theo Hiến pháp 1993 khi ông từ chức vào 31/12/1999. Đối với nhân vật Putin, con đường chính trị, con đường đối với chức vụ Tổng thống của V.Putin không mấy phức tạp. Từ một trung tá KGB (1975-1989), V.Putin trở thành trợ lý các vấn đề quốc tế cho Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (1989), trợ lý Thị trưởng Lêningrad (1990 - 1994), sau đó làm Phó Thị trưởng Sain Petersbusg (1994 - 1996) và được bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Tổng thống LB Nga (1997 - 1998). Từ đó, V.Putin được B.Yeltsin chú ý dến và thế là con đường chính trị đã rộng mở đối với Putin. Ông B.Yeltsin đã bổ nhiệm V.Putin giữ chức Giám đốc cơ quan Phản gián Liên bang Nga (8/1998), Thư ký hội đồng An ninh LB Nga (3/1999) rồi Thủ tướng LB Nga (8/1999) [96, 106 - 113; 169 - 182].

Việc B.Yeltsin từ chức Tổng thống với di sản để lại là những chỉ số âm về kinh tế và những nỗi bất bình không ngừng gia tăng trong lòng xã hội Nga thì ai sẽ là người đủ tự tin để đảm nhận trọng trách này? Trong cuộc gặp gỡ vào cuối tháng 12/1999, B.Yeltsin đã nói rõ ý định trao quyền Tổng thống cho vị Thủ tướng mới của nước Nga và dặn dò Putin “Phải làm tốt cho đất nước Nga” [9, 6]. Và để biểu lộ quan điểm của mình trước những “ân huệ”

có thể gánh vác được trách nhiệm” [38, 183]. Những trang sử mới của nước Nga đã được viết lên, ngày 31/12/1999, vào thời khắc chuyển giao thế kỷ mới, Tổng thống B.Yeltsin tuyên bố từ chức trước thời hạn. Sự kiện này được xem là “Tiếng sấm kinh động cuối thế kỷ 20 làm chấn động cả thế giới” để rồi một “ngôi sao chính trị mới vụt xuất hiện” sẽ dẫn dắt nước Nga vượt qua

“khoảng tối trước bình minh” [24, 322]. Và trong bài phát biểu từ chức của mình, Tổng thống B.Yeltsin nói rằng “Nước Nga đã có một nhân vật sung sức, một người mạnh mẽ chuẩn bị đảm nhận chức vụ Tổng thống. Hiện nay gần như tất cả người dân đều gửi gắm niềm hy vọng của mình vào ông” - người đó chính là V.Putin [24, 325].

Tổng thống B.Yeltsin từ chức và V.Putin kế nhiệm Tổng thống là tin vui lớn giữa buổi chuyển giao thiên niên kỷ đối với nước Nga, thậm chí đối với toàn thế giới. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 26 tháng 3 năm 2000 đã đưa Thủ tướng V.Putin vừa mới nhậm chức cách đó 4 tháng lên nắm quyền lãnh đạo cao nhất Nhà nước LB Nga với 63% số phiếu ủng hộ. Một chân trời mới đang mở ra đối với nước Nga.

Với vai trò là “người thuyền trưởng”, V.Putin đã chèo lái con thuyền nước Nga vượt qua bao sóng gió thăng trầm, đã làm thay đổi hình ảnh của một nước Nga “ảm đạm” trong thập niên 90 của thế kỷ XX bằng một hình ảnh về nước Nga mới với “sự hồi sinh và trỗi dậy” trong thế kỷ XXI. Sự cố gắng đó của V.Putin dường như đã được nhân dân Nga đền đáp bằng sự ngưỡng mộ và ủng hộ khi ông giành được 71,2% số phiếu bầu, đưa V.Putin tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vào năm 2004.

1.4.2. Tình hình chính trị LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

Nhận thức rõ về điều kiện hoàn cảnh, vị thế của LB Nga trong một thế giới diễn biến đầy phức tạp đang trong quá trình hình thành một trật tự thế giới mới, V.Putin đã xác định “Mỗi quốc gia bao gồm cả LB Nga, đều nhất

thiết phải tìm tòi con đường cải cách của mình. Điều này đối với nước Nga không phải là thuận lợi…” [27, 3]. Vì thế, V.Putin đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu chiến lược, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế - xã hội nổi tiếng nhằm giúp Tổng thống và Chính phủ trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. V.Putin đã thổi vào nước Nga một luồng sinh khí mới, giúp nước Nga dần ổn định, phục hồi và phát triển nhanh chóng trong suốt 8 năm làm ông chủ Điện Cremlin.

Tình hình chính trị của LB Nga trong những năm hậu Xô Viết hết sức phức tạp. Tổng thống Putin đã từng đưa ra nhận xét: “Cần phải thừa nhận rằng, sự tan rã của Liên Xô là một tai hoạ lớn nhất về địa - chính trị của thế kỷ. Hàng chục triệu đồng bào và công dân của chúng ta phải sống ngoài ranh giới lãnh thổ Nga. Tình trạng li tán diễn ra phổ biến ở Nga. Khoản tiền dành dụm của người dân bị mất giá, những lý tưởng cũ bị huỷ hoại, nhiều thể chế bị giải tán hoặc cải cách vội vã… Tất cả đã chấm dứt với bối cảnh sụp đổ của nền kinh tế, sự bất ổn về tài chính, sự trì trệ trong lĩnh vực xã hội” [10]. Vì vậy, việc đầu tiên mà V.Putin quan tâm đó là chú trọng xây dựng một cục diện chính trị xã hội ổn định, ông khẳng định: “Chỉ có một nhà nước mạnh có hiệu quả và dân chủ mới có khả năng bảo vệ tự do của công dân, quyền lợi chính trị và kinh tế, có khả năng tạo cuộc sống bình yên cho mọi người và cho sự thịnh vượng của đất nước chúng ta” [28]. Ngay sau khi lên nắm quyền, vị Tổng thống thứ hai của LB Nga đã tập trung vào việc củng cố quyền lực của Điện Cremli và thể chế Nhà nước, xem đó là điều kiện cơ bản để thực hiện đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nhà chính trị Nga và phương Tây vẫn nghi ngờ rằng, liệu V.Putin có thể thoát ra khỏi ảnh hưởng của Tổng thống B.Yeltsin và sự ràng buộc của giới thân cận B.Yeltsin đã từng đề cử ông trước đây hay không? Thực tiễn những tháng năm cầm quyền,

V.Putin đã thể hiện tính độc lập của mình trong việc thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại. Ông đã nhanh chóng lật đổ những cơ cấu không hợp lý, kém hiệu quả của gần một thập kỷ cầm quyền với người tiền nhiệm B.Yeltsin.

Khác với chính sách của B.Yeltsin khuyến khích tính tự trị gia tăng của các khu vực trong LB Nga, V.Putin xem việc xây dựng một chính quyền trung ương hùng mạnh là trọng tâm, khi cho rằng một quốc gia hùng mạnh, người dân không thể không có tính tôn nghiêm, dân tộc không thể không giữ cho mình một niềm tự hào chính đáng. Ông nói: “Chúng tôi muốn tăng cường thể chế Nhà nước, cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với các địa phương, xây dựng lại hệ thống pháp lý, xác định rõ các nguyên tắc lãnh đạo… Đồng thời, vì muốn có dân chủ nên chúng tôi phải thực hiện một nhiệm vụ to lớn là tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các chính đảng…” [38, 223].

Để khẳng định quyền lực của chính quyền Liên bang, V.Putin đã thực hiện cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao quyền lực của nhà nước Trung ương, khắc phục sự chia rẽ giữa các vùng và địa phương. Chỉ hai tháng sau khi lên nắm chính quyền, V.Ptin đã ký một sắc lệnh chia nước Nga thành 7 khu vực và cử các đại diện của mình xuống giám sát các chính quyền địa phương đó. Putin tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm chế ngự các Thống đốc địa phương, sẵn sàng cách chức các Tỉnh trưởng dân bầu lên và tước quyền tham gia Thượng viện nếu như họ đưa ra những điều luật trái với Hiến pháp Liên bang mà điều nay trước kia không có và cũng không phải như cách quản lý của B.Yeltsin khi cho rằng các thủ lĩnh địa phương “hãy nắm vào tay bao nhiêu quyền lực mà các bạn muốn” [82]. Mặt khác, V.Putin cũng khéo léo tập hợp các nhà lãnh đạo khu vực bằng cách lập ra Hội đồng Nhà nước làm cơ quan tư vấn cho Tổng thống, soạn thảo các bộ luật nhằm đóng cửa các đảng phái chính trị nhỏ giúp ổn định tình hình nước Nga.

Dưới thời Tổng thống V.Putin, cơ cấu và thành phần nhân sự của chính phủ được xây dựng theo cách thức khác với vị Tổng thống đi trước trong việc cho phép Điện Cremli tác động trực tiếp vào hoặt động của nội các. Đồng thời, với quyền lực của mình, V.Putin ban hành một loạt biện pháp, hệ thống pháp luật nhằm hạn chế sự lũng đoạn của giới tài phiệt, tuyên chiến với nạn tham nhũng cũng như tiến hành cuộc chiến chống ly khai ở Chesnia.

Trong bài phát biểu “Nước Nga trong thời điểm chuyển giao Thiên niên kỷ”, Tổng thống V.Putin nêu rõ đi liền với củng cố chính quyền trung ương mạnh là những cải cách hành chính. Nga cần xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước hoàn chỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Điều này không có nghĩa là lặp lại thể chế quản lý và kế hoạch mang tính mệnh lệnh, mà phải biến Nhà nước Nga thành người điều tiết lực lượng xã hội và kinh tế nhà nước có hiệu quả, duy trì cân bằng lợi ích của họ, xác lập mục tiêu phát triển xã hội tốt nhất với các tham số hợp lý... [27].

So sánh với tình hình chính trị thời kỳ cầm quyền của Tổng thống B.Yeltsin, thấy rằng thời kỳ hỗn độn của luật pháp, sự gia tăng tính tự trị của các chính quyền địa phương đã đến hồi kết thúc. Tình trạng mâu thuẫn, xung đột quyết liệt giữa Tổng thống và Quốc hội đã không còn. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, sự thống nhất trong các chính sách đối nội, đối ngoại, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng thống, Chính phủ và Quốc hội được diễn ra rất thuận lợi... Một cục diện chính trị ổn định là thành công lớn đầu tiên của Tổng thống V.Putin khi trở thành ông chủ Điện Cremlin. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phép Tổng thống tiến hành đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Có thể nói trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống (2000 - 2008), V.Putin đã xây dựng và củng cố được một hệ thống chính trị ổn định có đủ sức mạnh để thực hiện công cuộc tái thiết đất nước bằng các đường lối, chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Điều đó chứng minh một sự thật trong lịch sử nước Nga luôn có sự xuất hiện của những con người kiệt xuất trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Lịch sử dân tộc Nga đã từng nói nhiều đến vai trò của của Pie Đại đế, đến V.Lênin và trước thềm của thế kỷ XXI, người ta đang nói đến vị Tổng thống thứ hai của LB Nga đó chính là V.Putin!

Tiểu kết

Trong bài phát biểu của mình V.Putin đã nhấn mạnh rằng “Cái chết của Liên Xô là một thảm hoạ về chính trị lớn nhất của thế kỷ”. Thật vậy, LB Nga mặc dù là người kế thừa hợp pháp của Liên Xô trước đây về tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự và trong các mối quan hệ quốc tế đương đại. Thế nhưng do những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi ở thập niên 90 của thế kỷ XX cùng với những sai lầm trong chính sách của Tổng thống B.Yeltsin đã đẩy LB Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện rồi mất dần các vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế có những biến đổi to lớn, tác động sâu sắc đến các quốc gia trên thế giới. Trong đó toàn câu hoá, khu vực hoá là xu thế tất yếu khách quan đặt ra những yêu cầu mới cho các quốc gia trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. LB Nga trước thềm thế kỷ mới cũng chịu sự tác động sâu sắc của xu thế này và những thay đổi trong cấu trúc địa - chính trị, địa - kinh tế thế giới và khu vực đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của LB Nga. Điều này đòi hỏi LB Nga phải có những điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa LB Nga bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh khó khăn đó, V.Putin đã xuất hiện mà như nhiều đánh giá là “người khi cần đã xuất hiện đúng lúc”. Với bản lĩnh của mình, V.Putin đã trở thành vị Tổng thống thứ hai của LB Nga và là người gánh vác trọng

trách nhanh chóng đưa LB Nga thoát ra khỏi khủng hoảng và khôi phục lại vị thế của nước Nga trên trường quốc tế. Và trong hai nhiệm kỳ cầm quyền, Tổng thống V.Putin đã tiếp tục thực hiện đường lối cải cách toàn diện và kết quả là đã tạo dựng nên hình ảnh về một nước Nga mới - thời kỳ “hồi sinh và trỗi dậy” của LB Nga.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w