Quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 42 - 59)

Trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng sâu sắc về thể chế và với công cuộc cải cách của vị Tổng thống tiền nhiệm, một thể chế chính trị, kinh tế, xã hội mới đang bắt đầu được hình thành, song cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn và vị thế của LB Nga trên trường quốc tế đang suy giảm nghiêm trọng. Vị Tổng thống thứ hai của LB Nga lên nắm quyền trong thời điểm đó vừa có những thuận lợi, nhưng những khó khăn là vô cùng to lớn. Được thừa kế những yếu tố tích cực và rút kinh nghiệm từ những thất bại của công cuộc cải cách kinh tế thị trường đã thực hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX, V.Putin tập trung xây dựng đường lối chiến lược và biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tìm tòi mô hình chiến lược phát triển kinh tế cho phù hợp với LB Nga trong giai đoạn mới đã trở thành nội dung chính trong các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế trong Chính phủ. Đến tháng 4 năm 2000, một

chương trình phát triển kinh tế được trình lên Tổng thống V.Putin với tên gọi

“Chương trình Gref”. Đây là một điểm hoàn toàn khác biệt với chương trình

“Liệu pháp sốc” do người Mỹ soạn thảo và thực hiện không mấy hiệu quả trong thời gian dài dưới thời Tổng thống B.Yeltsin. “Chương trình Gref” là một chương trình kinh tế do một nhóm khoa học kinh tế Nga soạn thảo, đứng đầu là nhà kinh tế học A.Gref - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược LB Nga. Điểm mấu chốt của chương trình này là đồng bộ cải cách thể chế và cấu trúc, bao gồm cả chính trị trong điều kiện duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô. Những nội dung quan trọng nhất của cải cách thể chế kinh tế mà

“Chương trình Gref” vạch ra là cải cách thuế và giảm bớt gánh nặng thuế, cải tổ hệ thống ngân sách quốc gia một cách sâu sắc và triệt để nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia, tăng cường hiệu quả điều tiết kinh tế của nhà nước, hoàn thiện cải cách chế độ sở hữu, cải cách ngân hàng và tài chính. Nhận thấy đây là chương trình hợp lý, Tổng thống V.Putin đã trình bày những nội dung cơ bản của đường lối phát triển kinh tế trong phiên họp đầu tiên với Hội đồng Liên bang tháng ngày 22/11/2000 và đã được chấp nhận.

Tiếp tục với tinh thần “Chương trình Gref”, Tổng thống V.Putin đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước đến năm 2010. Theo đó, một chiến lược phát triển kinh tế của LB Nga giai đoạn (2000 - 2010) đã dược thông qua với ba giai đoạn cụ thể:

Trước hết, trong giai đoạn đầu (2000 - 2002): Đưa ra mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cao với dự kiến 8 - 10%/năm, tăng cường thu hút đầu tư.

Giai đoạn 2 (2003 - 2005): Xác định rõ đây là giai đoạn tài nguyên cạn kiệt dần, trong khi các nguồn lực mới bao gồm sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngành công nghệ cao, được phát triển chưa tương ứng nên tốc độ phát triển kinh tế giảm dần với mức 2 - 4%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bền vững hơn, nhờ sự phát triển của công nghệ cao.

Giai đoạn 3 (2006 - 2010): Giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và duy trì trong mỗi thời gian này với mức tăng trưởng không dưới 5%/năm. Chính phủ phải tập trung xây dựng tính bền vững nền kinh tế, tăng cường tích lũy tài sản, ngân sách, tăng khả năng đầu tư trong nước để mở rộng tái sản xuất [85].

Cùng với những nội dung của “Chương trình Gref”, chiến lược phát triển kinh tế (2000 - 2010) của Chính phủ cũng như các Thông điệp Liên bang hàng năm của Tổng thống V.Putin từ 2000 đến 2008, đều nhất quán khẳng định đường lối kinh tế quan trọng của LB Nga là tiếp tục công cụôc cải cách kinh tế thị trường nhưng chú trọng vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Đó là đường lối chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội, cho phép LB Nga có thể tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những nội dung cụ thể của đường lối cải cách kinh tế dưới thời Tổng thống V.Putin bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như: cải cách thuế, tài chính, ngân hàng, chế độ sở hữu và kinh tế đối ngoại.

Về cải cách hệ thống thuế, tài chính và ngân hàng. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với cải cách thị trường ở LB Nga đã được thực hiện về cơ bản. Tuy nhiên, những nội dung cải cách này chỉ tập trung vào sửa đổi các luật thuế để giải quyết một số vấn đề nhỏ, điều này đã dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều loại thuế khác nhau, chồng chéo với biểu thuế cao, cản trở hoạt động của kinh doanh, tạo nên những kẽ hở của luật pháp làm cho nền kinh tế ngầm có điều kiện phát triển. Hơn nữa, Chính phủ cũng không đủ khả năng buộc thực thi nghĩa vụ thuế dẫn đến nguồn thu chủ yếu của ngân sách bị thất thoát lớn. Trước tình hình đó, Tổng thống V.Putin đã chỉ đạo Chính phủ đưa nhiệm vụ cải cách thuế thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách kinh tế.

Chương trình cải cách hệ thống thuế được thực hiện từng bước, theo từng giai đoạn cụ thể. Trước hết đó là việc bổ sung những nội dung quan

trọng trong Bộ Luật thuế được thông qua trước Hội đồng Liên bang và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2001. Những nội dung đó bao gồm: Quy định một mức thuế thu nhập cá nhân là 13%; hợp nhất các khoản đóng Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ hưu trí và Quỹ bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp thành một loại thuế xã hội duy nhất; bãi bỏ thuế cho Quỹ nhà hỗ trợ nhà ở và các cơ sở văn hoá - xã hội; bãi bỏ thuế bán các sản phẩm xăng dầu, thuế mua các loại phương tiện vận chuyển; giảm thuế sử dụng đường bộ từ 2,5% xuống còn 1%; ban hành các mức thuế suất giảm dần; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt... Tiếp đó là giảm thuế lợi nhuận ở mức đồng đều 24%; hợp nhất các loại thuế tài nguyên mỏ, thuế khai thác mỏ, tăng thuế bán rượu là 12 %... [4]. Đồng thời, Quốc hội LB Nga đã nghiên cứu và sửa đổi các điều luật liên quan đến các loại thuế đánh vào doanh nghiệp vừa và nhỏ... Nga là nước đi tiên phong trong việc giảm thuế thu nhập xuống 13% và đang giảm dần các thuế khác.

Trong năm 2005, thuế thống nhất xã hội giảm từ 35,6% xuống 26%, thuế lợi tức từ 35% xuống 24%, còn thuế giá trị gia tăng (VAT) giảm từ 20% xuống còn 18%... [6, 85].

Từ thực tiễn quá trình cải cách hệ thống thuế ở LB Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, cho thấy ở LB Nga đang hướng tới hình thành một hệ thống thuế mới với những đặc điểm nổi bật. Đó là việc cải cách thuế đã tạo nên hệ thống thuế đơn giản hơn bằng việc hình thành một danh mục thuế và phí toàn diện trên cơ sở giảm số lượng các loại thuế và phí theo mục tiêu đồng thời áp dụng các phương pháp tính thuế và thủ tục thanh toán thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế. Thứ hai là, từ việc thực hiện cải cách thuế đã làm cho hệ thống thuế mới bình đẳng hơn với việc bảo đảm các đối tượng chịu thuế đều được đối xử công bằng, xoá bỏ các loại thuế thiếu công bằng tồn tại từ thời kỳ Xô Viết. Thứ ba là cải cách thuế tạo nên một hệ thống thuế mang tính ổn định hơn, do vậy tạo được niềm tin của các đối tượng chịu thuế

vào nghĩa vụ nộp thuế của họ. Như vậy với những chính sách cải cách thuế đã tạo nên tính đột phá, tạo nên hệ quả kinh tế rõ rệt so với những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tính đến năm 2004, thu nhập từ thuế đạt 33,7% GDP trong khi đó EU là 40 - 41% GDP [84].

Đối với chính sách cải cách hệ thống ngân hàng, nếu so với thời kỳ B.Yeltsin, mặc dù có cải cách nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng vẫn còn nhỏ hẹp và kém phát triển. Ngay từ năm 2000, Chính phủ LB Nga đã chú trọng vào cải cách hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống này theo hai cấp, cải cách ngân hàng thương mại theo hướng tích tụ tập trung tư bản, hình thành những ngân hàng nhạt nhân, giảm bớt số lượng các ngân hàng kém hiệu quả.

Nội dung quan trọng của cải cách hệ thống ngân hàng của Chính phủ LB Nga là hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, tín dụng theo hướng bình đẳng và minh bạch tiến tới tiêu chuẩn nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Một số điều luật ngân hàng được sửa đổi và bổ sung, trong đó tiêu biểu nhất là Luật Ngân hàng năm 1995 được sửa đổi. Trên cơ sở các điều luật mới, hệ thống ngân hàng được tổ chức lại mà trước hết là Ngân hàng Trung ương Nga (CBR). Trong những năm cuối của thế kỷ XX, ở LB Nga các ngân hàng đặc biêt là Ngân hàng Trung ương Nga tập trung tham gia kinh doanh tiền tệ và còn nắm giữ một số cổ phần tạo một số ngân hàng thương mại đã làm giảm đi vai trò quản lý tiền tệ - tín dụng nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, bước sang đầu thế kỷ XXI, Nhà nước Liên bang đã yêu cầu CBR phải rút khỏi các ngân hàng thương mại để tập trung vào chức năng chính của Ngân hàng Trung ương là quản lý và giám sát. Để rồi từ năm 2000 trở đi áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế... [5].

Tiếp đó, một trong những ưu tiên của cải cách hệ thống ngân hàng LB Nga đó là việc tiếp tục củng cố, tăng hiệu quả của hệ thống ngân hàng tạo chỗ dựa tin cậy cho người dân Nga khi gửi tiền vào ngân hàng. Từ đó dần hình

thành một khu vực ngân hàng nòng cốt, trong dó Ngân hàng Trung ương giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng một cách đúng pháp lý, an toàn và lành mạnh. Hiệu quả của việc thực hiện các cải cách hệ thống ngân hàng đã dần tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, theo đúng pháp lý... Do đó, lòng tin của người dân đối với các ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt.

Có thể nói, đường lối, biện pháp cải cách hệ thống thuế, tài chính ngân hàng của Chính quyền V.Putin đã được thực hiện trên cơ sở Nhà nước nắm quyềt điều tiết hoạt động, đã đưa lại những kết quả khả quan cho nền tài chính quốc gia, từng bước thoát khỏi vòng luẩn quẩn không có đường ra như dưới thời B.Yeltsin với tình trạng “lạm phát - chống lạm phát - lạm phát” và kết cục là sự suy sụp của nền tài chính quốc gia.

Về cải cách chế độ sở hữu. Kế tục sự nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm trong đường lối cải cách thị trường dưới thời Tổng thống B.Yeltsin, bước sang thế kỷ XXI, LB Nga tiếp tục đường lối cải cách thị trường nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp, đưa kinh tế LB Nga hội nhập vào kinh tế thế giới. Một trong những nội dung cơ bản của đường lối cải cách thị trường đó là tiếp tục cải cách và hoàn thiện chế độ sỡ hữu với hai nội dung chủ yếu: Tư nhân hoá các lĩnh vực còn lại, trừ một số lĩnh vực then chốt, các hoạt động khai thác urani hay các lĩnh vực có bí mật quốc gia; tăng cường khả năng hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực then chốt.

Thực hiện cuộc cải cách chế độ sỡ hữu, Chính phủ LB Nga đã tiến hành tư nhân hoá theo từng lĩnh vực và từng giai đoạn cụ thể. Trong giai đoạn đầu thực hiện tư nhân hoá trong một số ngành như: Khai thác than, luyện kim, khai thác dầu mỏ và tư nhân hoá đất đai. Phương phức tiến hành chủ yếu của chương trình tư nhân hoá là đấu giá và đấu thầu. Kết quả thu được từ tư nhân

hoá giai đoạn 2000 - 2003 đã bổ sung thêm cho ngân sách quốc gia gần 150 tỷ rúp, gấp 3,5 lần so với giai đoạn 1996 - 1999 [94].

Trong quá trình thực hiện tư nhân hoá, ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt đang được các chuyên gia kinh tế bàn luận rất kỹ bởi đây là một ngành đang thu lợi nhuận rất cao. LB Nga là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới (sau Arâp - Xêut). Kế hoạch tiếp theo của Chính phủ là hoàn thành tư nhân hoá vào năm 2007: “LB Nga sẽ hoàn thành tư nhân hoá và nhà nước chỉ còn giữ lại những tài sản đảm bảo cho hoạt động bình thường của nhà nước” [94]. Thực hiện chủ trương đó, cụ thể năm 2005, nhà nước sẽ bán hết cổ phần còn lại của mình trong ngành khai thác dầu khí, điện ảnh, chế tạo máy và năm 2006 là các ngành hàng không dân dụng, điện, hoá chất và y tế.

Đối với chính sách kinh tế đối ngoại. Cùng với việc thực hiện các cải cách về chế độ sở hữu, hệ thống thuế và tài chính ngân hàng, Chính phủ LB Nga tiến hành thực hiện đồng bộ chính sách kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới, trong đó nhấn mạnh về việc thực hiện đổi mới cơ cấu đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Trước hết, về đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ LB Nga xem đây là nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế đối ngoại nhằm tranh thủ nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho công cụôc cải cách kinh tế trong nước, đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế. Vì thế LB Nga cần “tạo mọi điều kiện thuận lợi và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Nga” [84]. Để thu hút đầu tư nước ngoài, LB Nga đã tiến hành cải cách tạo môi trường pháp lý cho quá trình đầu tư thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điều luật như Luật đất đai, Luật thuế, Luật doanh nghiệp…Ngoài ra Chính phủ mở rộng thuế xuất, nhập khẩu đối với doanh nghiệp và một số vùng của đất nước, hạ thấp lãi suất tín dụng, ổn định giá cả, mở rộng sự tham

gia của tư bản nước ngoài vào hệ thống ngân hàng quốc gia. LB Nga phải mất một thời gian để có thế lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài do quá trình chuyển đổi kinh tế trong thập niên 90 với sự bất ổn định và thậm chí phát triển “vô Chính phủ”. Nhờ những chính sách đó mà khối lượng vốn đầu tư của ngước ngoài vào Nga đã gia tăng: năm 2000 đạt 2 tỷ USD, sau đó 2 năm lên 3,1 tỷ USD [91].

Đối với nội dung đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, LB Nga rất coi trọng nhằm tạo dựng sức mạnh kinh tế, có khả năng cạnh tranh với tất cả các nước trên thế giới và giành lại vị thế cường quốc của LB Nga trên trường quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI, trên cơ sở kế thừa chính sách kinh tế đối ngoại của LB Nga từ những năm cuối thập niên 90, hướng ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Chính quyền V.Putin là hướng tới các nước SNG. Một liên minh kinh tế của khu vực mới của các nước SNG bao gồm Belarus, Kazastan, Nga và Ukraina được thành lập tháng 2/2003, với mục tiêu là hình thành một không gian kinh tế, phối hợp các chính sách kinh tế phù hợp với luật pháp. Mặc dù kết quả liên kết trong giai đoạn đầu còn chưa mấy hiệu quả, nhưng đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại của Nga với các nước SNG

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w