Những thách thức đối với nền kinh tế xã hội Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 108 - 116)

Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế - xã hội LB Nga đã từng bước phục hồi và phát triển. Hình ảnh về một nước Nga ảm đạm với những mảng màu xám bao trùm ở thập niên 90 thế kỷ trước đã lùi xa vào quá khứ. Nước Nga đã từng bước tìm lại vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ngay chính trong sự phát triển ấy, hàng loạt các khó khăn về kinh tế, xã hội đã và đang này sinh, thách thức các mục tiêu chiến lược của LB Nga trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Trước hết, đối với nền kinh tế LB Nga, thách thức đầu tiên thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phát triển ổn định. Mặc dù nền kinh tế nhưng năm đầu thế kỷ XXI đã có bước phát triển vượt bậc so với thập niên 90 của thế kỷ trước, song các chỉ số kinh tế - xã hội của LB Nga trong hệ thống kinh tế - xã hội thế giới còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Vào năm 2003, GDP của LB Nga chiếm 1,2% GDP toàn thế giới, đứng thứ 16 thế giới theo bảng tổng xếp hạng. Đến 2006, với GDP đạt 970 tỷ USD vị trí trong nền kinh tế thế giới đã được tăng lên, đứng thứ 11 trong tổng số 183 nước được xếp hạng [43, 27].

Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên, Tổng thống V.Putin đã nhận thức được những khó khăn của LB Nga “Sự yếu kém của nền kinh tế Nga tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa các nước tiên tiến và Nga đang đẩy chúng ta xuống thứ hạng các nước thế giới thứ ba” [28]. Vì vậy, để thay đổi vị trí kinh tế LB Nga trong hệ thống kinh tế thế giới và thoát khỏi tụt hậu, Tổng thống V.Putin đưa ra biện pháp gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, với chỉ số không dưới 8% mỗi năm, tăng gấp đôi GDP vào năm 2010. Vấn đề được đặt ra khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là

sự xuất hiện hàng loạt các nguy cơ xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển ổn định. Ngay trong chính quyền LB Nga đã xuất hiện những bất đồng xoay quanh vấn đề này. Thủ tướng M. Kasyanov đã cho rằng có để tránh các rủi ro có thể xảy ra và bảo đảm khả năng phát triển ổn định, Chính phủ LB Nga cần lựa chọn phương án phù hợp với thực tế, tức là duy trì mức tăng trưởng kinh tế khoảng 3,5 - 4,5% mỗi năm trong thời gian tới [101]. Hơn nữa để đạt được mức tăng gấp đôi GDP của mình trong vòng 10 năm tới như mục tiêu của Tổng thống đưa ra năm 2003 thì cần phải đạt tăng trưởng bình quân là 7,2 %/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, dù giá dầu tăng cao Nga cũng chật vật lắm mới đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 7% [64].

Như vậy, sự yếu kém của nền kinh tế LB Nga trong nền kinh thế thế giới đang đặt ra những thách thức lớn cho ban lãnh đạo quốc gia này vấn đề tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, phục hồi nhanh chóng vị thế kinh tế đã mất.

Thách thức lớn thứ hai mà LB Nga đang phải đối mặt đó là nguy cơ tăng trưởng không bền vững. Sau một thời gian dài suy thoái ở thập niên 90 của thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế LB Nga đã phục hồi và tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế này chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, trong khi giá dầu trên thế giới lại gia tăng liên tục. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này xuất phát từ cơ cấu kinh tế mất cân đối và lạc hậu của mô hình kinh tế chuyển đổi thời kỳ hậu Xô Viết.

Trước hết, cơ cấu ngành mất cân đối. Tỷ trọng công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự quá lớn, công nghiệp nhẹ và công nghiệp dân dụng chiếm tỷ trọng nhỏ, lạc hậu. Công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 1,5% GDP trong khi riêng ngành năng lượng - khai thác dầu và khí đốt chíêm tới 15% GDP, 55 kim ngạch xuất khẩu, 50% thu nhập của Chính phủ. Năm 2004, 50% tăng trưởng GDP có được là nhờ xuất khẩu và chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu, 30% mức tăng trưởng GDP do nhân tố giá dầu tăng cao tạo nên [98, 2].

Trong suốt thập niên 90, do suy thoái kinh tế và thiếu vốn trong thời gian dài nên khó có thể tiến hành đầu tư trang thiết bị, máy móc, kỷ thuật hiện đại vào sản xuất. Bởi thế, cơ cấu kỹ thuật trong nền kinh tế lạc hậu. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tỷ trọng của các ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm 0,4 - 0,6%. Theo số liệu của UNDP và WB cho thấy, trong giai đoạn 2001 - 2002, hàng xuất khẩu công nghệ cao LB Nga chỉ chiếm 8 - 12% trong tổng số hàng xuất khẩu chế tác. Ngược lại các nước công nghiệp phát triển khác như Mỹ là 32%, Nhật Bản là 21%, Trung Quốc là 23%... Hơn nữa, ở LB Nga cơ cấu xí nghiệp chưa hợp lý. Các xí nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn tồn tại rất nhiều, trong lúc đó thiếu những xí nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh chuyển đổi và sự lạc hậu về kỹ thuật của nền kinh tế, các xí nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế hơn trọng việc nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế thị trường và đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Từ kinh nghiệm chuyển đổi kinh tế của Cộng hoà Sezch cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới 60 - 70% GDP và nó hoạt động thực sự có hiệu quả [94].

Như vậy, do cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu là phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến còn những ngành có hàm lượng khoa học cao chưa phát triển đã kéo theo sự lạc hậu của cơ cấu thương mại và sức cạnh tranh của hàng hoá LB Nga trên thị trường thế giới kém hiệu quả. Trong khi đó, trụ cột của nền kinh tế LB Nga là khai khoáng và xuất khẩu nguyên liệu thô, điều này làm cho nền kinh tế phụ thuộc nghiêm trọng và chịu sự hạn chế bởi sự cạn kiệt dần nguồn tài nguyên và sự thay đổi của thị trường thế giới. Hơn nữa ở LB Nga sản lượng khai thác dầu và biến động của thị trường dầu lửa sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng hoặc suy giảm của nền kinh tế và điều gì sẽ xẩy ra đối với nước Nga khi giá dầu giảm xuống 25 USD, thậm chí 15 USD? [43, 102]. Đứng trước vấn đề này, Tổng thống V.Putin cũng cũng thừa nhận dù dầu khí là thế kỷ vàng của nước Nga hiện

nay, tuy nhiên nó không thể kéo dài mãi mãi. Đây là một thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lâu dài của nền kinh tế LB Nga, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Hơn nữa, hiện nay LB Nga là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn chưa gia nhập vào WTO, đây là một thách thức lớn đối với kinh tế Nga. Bởi vì, WTO là một “sân chơi kinh tế” có quy mô lớn hàng đầu thế giới hiện nay, nơi sẽ tạo cơ hội cho Nga mở rộng thị trường đối với hàng hoá của mình, góp phần tăng sức cạnh tranh vào nền kinh tế Nga và tạo điều kiện giúp Nga hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới. LB Nga đệ đơn xin gia nhạp WTO vào năm 1993, nhưng những nổ lực thực sự đẩy mạnh sau khi Tổng thống V.Putin cầm quyền. Và hiện nay, LB Nga đang nỗ lực để được trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Thách thức lớn thứ ba nữa của LB Nga trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đó là sự giảm sút của đội ngũ cán bộ khoa học. Ngày nay, trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu đều dựa trên tiềm năng tri thức và đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu. Chính vì vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế mà LB Nga đặt ra là phục hưng vị thế kinh tê của mình trong nền kinh tế thế giới vào năm 2020 là rất khó khăn do hiện nay ở Nga đội ngũ cán bộ khoa học có nguy cơ giảm và sự già hoá đội ngũ. Mặc dù, Tổng thống đã có chính sách đầu tư, tăng ngân sách và giải quyết các chế độ ưu đãi cho lĩnh vực khoa học, nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng thập niên 90 tác động rất lớn. LB Nga đã và đang chịu sự tụt hậu về trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất so với các nước lớn. Những ngành công nghiệp quan trọng tụt hậu so với các nước phát triển khoảng 20 năm [98, 3]. Theo kết quả điều tra cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu khoa học có xu hướng không thu hút sự quan tâm, chú ý của giới trẻ. Và một tâm lý bao trùm là của sinh viên là sau khi ra trường muốn làm việc trong các

Như vậy, bên cạnh những mảng “màu sáng” trong bức tranh kinh tế Nga ở thập niên đầu của thế kỷ mới là chủ đạo, thì những “khoảng tối” của nó vẫn còn là vấn đề thách thức lớn đối với nền kinh tế Nga, đặc biệt khi mà xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ và sự nổi lên của những nền kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều khu vực khác.

Còn đối với xã hội Nga, cùng với những hạn chế trong nền kinh tế thì một loạt những vấn đề xã hội đang đặt ra gay gắt đối với các nhà cầm quyền của nước Nga. Đó là sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, sự suy giảm dân số, bất cập về y tế, lạm phát, tham nhũng, chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề xã hội khác.

Từ những chỉ số tăng trưởng kinh tế - xã hội LB Nga dưới sự cầm quyền của Tổng thống V.Putin đã cho thấy sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, thu nhập thực tế của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng sự giàu có và sung túc chỉ tập trung ở thủ đô và một vài thành phố lớn, còn sự nghèo đói vẫn đeo bám đông đảo người dân ở nông thôn đặc biệt là những vùng xa xôi hẻo lánh như vùng Viễn Đông. Năm 2003, LB Nga có tới 1/4 dân số có mức thu nhập dưới mức tối thiểu [31]. Nước Nga hiện đại đang phải đối mặt với sự “giãn cách” lớn giữa các tầng lớp xã hội. Theo thống kê của Ban kinh tế thuộc Viện khoa học Nga, 85% dân số LB Nga chỉ chiếm 7% tài sản quốc gia trong khi chỉ một số ít các nhà tài phiệt chiếm 0,001% dân số lại nắm trong tay tới hơn 50% tài sản quốc gia [102, 2]. Sự chênh lệch trong thu nhập của người dân Nga là rất lớn, theo kết quả điều tra chỉ ra mức thu nhập của 10% người giàu nhất và 10% người nghèo nhất là chênh lệch 15 lần [98]. Và người dân Nga đang hy vọng mức chênh lệch giàu nghèo sẽ giảm xuống dưới 5 lần như ở các nước Tây Âu [60, 8].

Hệ thống dịch vụ y tế đang trong quá trình cải cách nên còn nhiều bất cập mà theo như sự nhận xét của Tổng thống V.Putin là không có hiệu quả, chi phí y tế tăng quá cao so với thu nhập thực tế của người dân [32].

Về vấn đề dân số ở LB Nga đang có xu hướng giảm dần do tỷ lệ sinh bắt đầu giảm từ những năm 60 và xuống mức thấp nhất vào những năm 90 của thế kỷ XX. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trung bình mỗi năm dân số LB Nga giảm 750.000 người, theo đà này, trong khoảng thời gian từ 2000 - 2015 dân số LB Nga sẽ giảm khoảng 22 triệu người [28]. Theo kết quả điều tra xã hội học năm 2006, cứ trung bình một gia đình Nga hiện có 3,2 người (bao gồm cha, mẹ và một người con). Ở Nga ngày càng ít người lập gia đình và nhưng lại có nhiều các cuộc ly hôn [43, 134]. Theo đó, cơ cấu độ tuổi bị biến động, dân số ở độ tuổi lao động giảm mạnh, tỷ lệ người già tăng, tuổi thọ trung bình chỉ tăng 1,5 tuổi. Điều đáng quan tâm là người phương Tây sống đến tuổi già lão, còn ở Nga, nam giới không sống đến tuổi nghỉ hưu, đa số nam giới trong độ tuổi từ 20 - 59 chết nhiều vì bệnh tim mạch, xơ gan, chấn thương hay trúng độc mà thủ phạm chính là chứng nghiện rượu… [43, 129].

Trước thực trạng về vấn đề gia đình, dân số, bà mẹ, trẻ em và những hệ luỵ đã bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nhà chức trách. Ngày 14/7/2007, Tổng thống V.Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố: năm 2008 là “Năm gia đình” tại LB Nga [77]. Theo đó, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích sinh con có thưởng. Mỗi phụ nữ sinh con thứ hai và đứa con tiếp theo được nhận tiền vốn nuôi con 250.000 rúp [43, 142].

Mặc dù chính quyền của Tổng thống V.Putin đã có nhiều biện pháp ra kiên quyết, cứng rắn trong việc đối phó với nạn tham nhũng, các thế lực tài phiệt tuy nhiên hiện nay, nước Nga đang được điều hành bởi một thế hệ tài phiệt mới. Đó là các quan chức cao cấp: phó thủ tướng, bộ trưởng, chánh văn phòng Tổng thống... Họ kiêm nhiệm luôn việc đứng đầu các công ty lớn nhất

nước có doanh số hàng triệu USD. Theo thống kê, danh sách các quan chức Nga điều hành doanh nghiệp lên tới 16 người, đứng đầu là Dmitri Medvedev - Phó Thủ ttướng thứ nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị Gazprom [43, 117]. Trong tất cả các vấn đề dân chủ của Nga, tham nhũng là vấn đề được công khai thừa nhận. Theo lời của Tổng kiểm sát viên Vladimir Uxchinov thì nạn tham nhũng đang đe doạ nền an ninh nước Nga ở mức độ nghiêm trọng không kém chủ nghĩa khủng bố. Trong bảng danh sách năm 2003 có 102 nước được lập theo mức độ tham nhũng tăng dần thì nước Nga đứng vị trí 74, còn trước đó là thứ 81 [21, 266]. Theo số liệu từ văn phòng Công tố Liên bang Nga, tình trạng tham nhũng của quan chức Nga có“quy mô lớn” và các khoản hối lộ ở Nga lên tới 240 tỷ USD mỗi năm. Cho dù Tổng thống V.Putin đã từng phát biểu rất “lạnh lùng” rằng cách tốt nhất để ngăn chặn hối hộ là “chặt hết bàn tay của những kẻ nhận hối lộ, như trong thời kỳ Trung cổ vậy” [79].

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của LB Nga đang phải đối mặt với một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định và an ninh quốc gia đó là chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố. Đây là vấn đề xuất hiện gắn liền với quá trình tan rã của Liên Xô, tuy nhiên nguy cơ của nó vẫn luôn tiềm ẩn trong hoàn cảnh LB Nga là một quốc gia rông lớn với 89 chủ thể Liên bang, đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính quyền của Tổng thống V.Putin đã có nhiều chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo nhằm giải quyết tình trạng này. Từ cuộc chiến tranh Chesnia lần thứ hai 1999 đến khi tên trùm khủng bố Ruslan Gelayev bị sa lưới năm 2002 rồi một bản Hiến pháp mới 2003 cho nước Cộng hoà tự trị Chesnia… Thế nhưng các lực lượng ly khai ở Chesnia vẫn không chấp nhận các giải pháp chính trị mà tìm cách gây sức ép với chính quyền Liên bang bằng nhiều cuộc khủng bố. Điển hình là vụ khủng bố ở Beslan vào tháng 9/2004 để lại nỗi kinh hoàng cho người dân Nga. Vấn đề chủ nghĩa ly khai ở Chesnia xuất hiện không chỉ gắn liền với quá trình phát

triển của Hồi giáo ở Bắc Kavkaz mà còn phức tạp bởi được hậu thuẫn của các lược lượng Hồi giáo ở bên ngoài và các nước lớn muốn chia rẽ, làm suy yếu

Một phần của tài liệu Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008) (Trang 108 - 116)