Tổng chi phí du lịch

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 53 - 61)

Trong nghiên cứu này tổng chi phí bao gồm ba bộ phận: chi phí giao thông, chi phí về thời gian và các chi phí khác.Tổng chi phí sẽ được thể hiện trong bảng .Tổng chi phí sẽ là tổng của ba yếu tố trên tính cho một người trong một chuyến đi tới Cúc Phương.Chúng ta cần chú ý rằng, số liệu thu thập chỉ tập trung hỏi khách du lịch trong khuôn khổ tham quan Cúc Phương thôi.Trong số những khách du lịch, có những người chỉ tiện đường ghé thăm, có những người không chỉ đi tham quan Cúc Phương mà nằm trong tour du lịch đi một số địa danh khác của tỉnh Ninh Bình

Vùng Chi phí về giao thông/1 người ( VNĐ) Chi phí thời gian/1 người ( VNĐ) Chi phí khác/1 người ( VNĐ) Tổng chi phí/1 người ( VNĐ) 1 102303 24.667 67200 194200 2 113400 24.667 79450 217517 3 121250 26.667 102300 250727 4 175651 23.000 109756 308047

Nguồn: từ kết quả tính toán của tác giả

Bảng biểu 3.2:Tổng chi phí của mỗi vùng

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Ta có thể đưa ra một số nhận xét sau.

- Đối với vùng 1, tổng chi phí của một du khách là thấp nhất.

- Đối với vùng 3, tổng chi phí là cao.Nếu ta so sánh với vùng 4 thì thấy vùng 3 tổng chi phí vẫn cao hơn.Lý do ở đây là chi phí về ăn uống, quà lưu niệm, nghỉ ngơi của du khách vùng 3 cao hơn rất nhiều.Lý do đưa ra là họ đến từ những thành phố lớn, trung tâm của cả nước, mức tiêu dùng cao hơn so với các vùng khác.

- Tổng chi phí của mỗi vùng phụ thuộc vào ba yếu tố trên, trong đó chi phí về giao thông và chi phí cơ hội ( chi phí về thời gian) là không biến động nhiều.Tổng chi phí biến động do các chi phí khác phát sinh.

3.3.4.Hàm cầu

Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến thăm của du khách trong một vùng VR và chi phí đi du lịch TC là một đường thẳng.Sử dụng VR như một biến độc lập và TC như một biến phụ thuộc.Phân tích cho rằng, hồi quy dạng tuyến tính có độ tin cậy cao hơn dạng hồi quy logarits thứ cấp.Ta chọn hàm cầu du lịch là:

VRi = a + b.TCi

Trong đó:

VRi : tỷ lệ số lần tham quan của vùng i trên 1000 dân/ 1 năm TCi : tổng chi phí đi du lịch của 1 người trong vùng i

Bảng 3.1.5.Giá trị VR và TC Vùng VR TC 1 4,09 194200 2 2,31 217517 3 1,19 250217 4 1,18 308407

Dùng phương pháp hồi quy bằng Regression Analysis trong Excel ta có kết quả như sau

SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.831451 R Square 0.691311 Adjusted R Square 0.536967 Standard Error 0.933377 Observations 4 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 3.902089 3.902089 4.479017 0.168549 Residual 2 1.742386 0.871193 Total 3 5.644475

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% 95.0%Upper

Intercept 7.777951 2.680112 2.902099 0.101055 -3.75364 19.30954 -3.75364 19.30954 X Variable 1 -2.3E-05 1.09E-05 -2.11637 0.168549 -7E-05 2.38E-05 -7E-05 2.38E-05

Từ kết quả phân tích hồi quy, ta thấy rằng R2 = 0.69 và giá trị P-value = 0.1 Điều này cho thấy rằng kết quả hồi quy tương đối phù hợp.Ta xây dựng đường hồi quy như sau

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả

TC

VR = 7.7 + (- 0.000023)TC

7.7 334782

Hình 3.1.Đường hồi quy hàm cầu du lịch của vùng

Phần diện tích tam giác ở dưới là tổng lợi ích mà một cá nhân nhận được khi đi du lịch tại VQG Cúc Phương.

Diện tích dưới đường cầu = 1/2 * 334782 * 7.7 = 1.289.910 ( đ )

Như vậy lợi ích một cá nhân nhận được khi đi du lịch ở Cúc Phương tính ra bằng tiền là 1.289.910 (đ).Để tính được giá trị cảnh quan của VQG thì tương đương với lợi ích mà tất cả các du khách từ bốn vùng đến.Tổng lợi ích mỗi vùng = số lượt khách trung bình tới Cúc Phương /1 năm * lợi ích của một cá nhân.Đây chính là lợi ích mà du khách nội địa được hưởng thụ

Bảng 3.16.Tổng lợi ích thu được

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Như vậy, chỉ tính riêng với khách nội địa cho thấy giá trị cảnh quan của VQG Cúc Phương là rất lớn trên 65 tỷ đồng.

* Tóm tắt chương III

Chương III tập trung vào dựng hàm cầu về du lịch cho du khách.Từ hàm cầu đó, ta tính ra được lợi ích mà du khách thu được ( tính bằng tiền ) khi đi du lịch ở VQG Cúc Phương.Đây chính là giá trị về cảnh quan mà rừng quốc gia Cúc Phương có được.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề khó khăn và thiếu xót

+ Đặc điểm chung của công việc điều tra xã hội học là cần có nguồn lực về con người lớn.Trong quá trình thực hiện công việc điều tra, số lượng khách du lịch được điều tra không nhiều, chỉ 67 khách.Điều này được giải thích như sau.Do VQG Cúc Phương nằm khá xa so với thủ đô Hà Nội nên công việc tiến hành điều tra tại cổng vào của VQG là rất khó.Cùng với một số bạn bè,

Vùng Lượt khách đến/1năm Lợi ích

1 3805 4.908.107.550

2 21313 27.491.851.830

3 15224 19.637.589.840

4 10654 13.742.701.140

tôi điều tra được 45 phiếu tại cổng.Số còn lại tôi thông qua những người đã từng đi VQG Cúc Phương trong năm trước.Vì thế độ chính xác trong những câu trả lời là không cao.

+Nội dung trong bảng hỏi còn chưa bao quát hết những thông tin cần thiết.Những mức giá đưa ra còn thiếu hợp lý.

+ Trong việc tính chi phí cơ hội, tôi lựa chọn chi phí trung bình của du khách là một ngày lương, theo mức lương tối thiếu được áp dụng cho từng khu vực.Kết quả thu được cũng không có độ chính xác cao.

+ Kết quả thu được chỉ mang tính chất tham khảo hơn là có tính xác thực.Vì ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác chi phối.

KẾT LUẬN

Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường dựa vào ZTCM là phương pháp đơn giản, dễ tiến hành và chi phí không tốn kém.Bằng chứng rằng ở rất nhiều các quốc gia đang phát triển, phương pháp ZTCM được áp dụng rất phổ biến.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của kinh tế môi trường là phải lượng giá được những cái không có giá trên thị trường phải có một giá trị cụ thể, ZTCM có thể đáp ứng được yêu cầu đó.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi cũng đá áp dụng phương pháp ZTCM vào để đánh giá chất lượng môi trường của rừng quốc gia Cúc Phương.Lý do tôi chọn VQG Cúc phương là:

+ Với sự đa dạng về sinh học, đa dạng về loài VQG Cúc Phương là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm

+ Việc xác định được giá trị chất lượng môi trường VQG Cúc Phương, mặc dù không được chính xác cũng có ý nghĩa lớn.Nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, bảo vệ VQG.Việc bảo vệ ấy không chỉ có giá trị trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Quá trình thực hiện ZTCM cũng cho tôi nhiều kinh nghiệm trong việc lập bảng hỏi, tiếp cận du khách và tổng hợp, phân tích số liệu.Từ kinh nghiệm này, tôi có thể áp dụng để thực hiện các dự án khác, các công trình nghiên cứu khác.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót, nhầm lẫn.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của người đọc để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình: Kinh tế & Quản lý Môi Trường. NXB Thống kê, 2000

PGS.TS: Nguyễn Thế Chinh.

2. Bài giảng Kinh Tế Môi Trường( Dùng cho chuyên nghành), Hà nội 1998. GS.TS : Đặng Như Toàn.PTS : Nguyễn Thế Chinh.GV: Lê Trọng Hoa

3.Kinh Tế Môi Trường.Barry Field & Naney Olewfler

4.Tạp chí Kinh Tế Môi Trường, Hội Kinh Tế Môi Trường Việt Nam 5.Environmetal Economics: Theory, Application, and Policy.

DUANE CHAPMAN ( Comell University )

6.Economy & Environment Case studies in Vietnam. Edited by: Herminia Francisco and David Glover.

6. Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường.Chương trình kinh tế Đông Nam Á ( EEPSEA) Đại học kinh tế TPHCM.

7.Trang Web của rừng quốc gia Cúc Phương: www.vqgcucphuong.com.vn 8.Trang Web sở du lịch Ninh Bình http://www.ninhbinhtourism.com.vn 9.Trang Web tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w