Thực trạng hoạt động bảo tồn, khai thác

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 33 - 41)

Đa dạng sinh học là một đặc trưng nổi bật của VQG Cúc Phương. Các giá trị kinh tế của HST tự nhiên Cúc Phương có thể phân chia thành: giá trị khai thác trực tiếp(chẳng hạn làm thức ăn, lấy sợi, dược liệu…); giá trị không khai thác trực tiếp ( giải trí); giá trị gián tiếp (điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu vực, chất lượng đất); các giá trị phi sử dụng( thẩm mỹ, tinh thần, văn hoá).

Từ xưa, con người đã biết khai thác các tài nguyên sẵn có của rừng Cúc Phương để thoả mãn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở…. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trao đổi mua bán các sản phẩm thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm. Giá trị kinh tế của hoạt động này không cao lại làm mất đi tính đa dạng sinh học của rừng Cúc Phương.

Ngày nay, các giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương mang lại không chỉ là thông qua việc khai thác trực tiếp mà dần chuyển sang các hoạt động khác có hiệu quả kinh tế hơn. Nổi bật là hoạt động du lịch sinh thái ( DLST). DLST được định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia nhưng tóm lại nó là hoạt động mang tính giáo dục cao, góp phần bảo tồn và cải thiện đời sống của người dân địa phương khu vực đến tham quan. Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST 9-1999 tại Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về DLST : “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với

giáo dục môi trường, có đóng góp của nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Các nhà kinh doanh hướng tới DLST phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm cao với mục tiêu chính là: gìn giữ và bảo tồn các đặc tính tự nhiên của HST bao gồm các loài động thực vật trong đó, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thống của những người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với HST đó. Giá trị kinh tế từ hoạt động này mang lại không nhỏ. Một trong những công thức tính đến hiệu quả kinh tế mà du lịch nói chung và DLST nói riêng mang lại là hiệu quả số nhân trong kinh tế( multiplier effect). Ví dụ khách du lịch mua một tấm thổ cẩm do người dân địa phương dệt nên, hoạt động này mang lại thu nhập cho người dệt thổ cẩm nhưng kéo theo đó người trồng dâu nuôi tằm, người nhuộm thổ cẩm cũng có thu nhập từ việc bán được tấm thổ cẩm đó.Cũng từ phân tích mô hình số nhân, DLST đã mang lại những hiệu quả kinh tế như:Làm tăng nguồn ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch; làm tăng giá trị xuất

khẩu tại chỗ; góp phần phát triển các ngành kinh tế khác phát triển theo; mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương.

Tại VQG Cúc Phương dự án GEF/SGP đang được triển khai thành công. Đây là chương trình tài trợ các dự án nhỏ về quản lý bền vững rừng nhiệt đới( SGP PTF) của môi trường toàn cầu (GEF) với nội dung hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo ở miền núi quản lý rừng đồng thời đấu tranh chống nghèo đói ở địa phương, ngoài ra dự án còn đảm bảo kết hợp với bảo vệ môi trường.

Hiện tại VQG Cúc Phương đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một làng du lịch ở bản Mường( chính là bản Khanh Vôi có đồng bào Mường sinh sống ở đó lâu đời) phía Tây theo mô hình mẫu: Nông nghiệp, làng nghề truyền thống và du lịch. Trong làng có đường ôtô, có thuỷ điện nhỏ, có vườn cây ăn quả và có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục với những đêm lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, múa hát cùng với các đoàn du khách. Cũng từ mô hình sống này, người dân trong làng đã có thu nhập cao hơn hẳn, đời sống tinh thần được nâng lên và họ đã tự giác bỏ các hoạt động xâm hại đến rừng như trước đây. Với thành công này, VQG Cúc Phương đang tiến hành nhân rộng ra một số làng thuộc vùng đệm.

2.1.5.2.Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (1994-2004).

Điều kiện để VQG Cúc Phương trở thành một điểm du lịch phát triển: VQG Cúc Phương nằm sát đồng bằng Bắc Bộ nhất là nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như: Tam Cốc- Bích Động, Cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn …rất tiện cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.Sự đa dạng về hệ động thực vật của rừng trên núi đá vôi kiểu Karst với đặc trưng là cây chò ngàn năm, loài voọc mông trắng…trong đó có nhiều loài mà trên thế giới không còn và đặc biệt là vườn rất nhiều loài hoa lan cho hoa rất đẹp. Một đặc điểm của Cúc Phương thu hút khách du lịch đặc biệt là DLST đó là nó còn ít chịu sụ tác động của con người. Khí hậu

nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 27,4o C phù hợp cho du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ra còn nhiều di tích lịch sử có từ hàng nghìn năm như Động người xưa, động trăng khuyết, ….nơi đây lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ mà các nơi khác ít có được. ngày nay VQG Cúc Phương lại là nơi cư trú của người Mường với những nét văn hóa đặc trưng, lễ hội và phong tục đặc trưng. Chính những nét văn hóa bản địa còn thô sơ đã hấp dẫn khách du lịch. Du khách đến đây có thể được tham quan nhà sàn hay thú vị hơn là có thể thuê trang phục của người bản địa. Khách du lịch đến đây không chỉ được nghe giới thiệu chi tiết về cảnh quan, hệ sinh thái động, thực vật đặc sắc của khu rừng, mà còn được thưởng thức nhiều hình thức giải trí phong phú khác. Khách đến nghỉ được nếm các món ăn đặc sản, được sống trong không khí lửa trại vui nhộn. Đặc biệt, vườn quốc gia còn kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, đưa khách đến xem những điệu múa, hát, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của người dân bản Mường.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Cúc Phương những giá trị cả về vật chất và tinh thần hiếm có, là điều kiện thuận lợi cho Cúc Phương trở thành một điểm du lịch lý tưởng.

Hoạt động du lịch:

Hiện nay, nhu cầu du lịch đặc biệt là DLST tăng cao. Đây là loại hình du lịch không chỉ mang lại cho du khách sự sảng khoái, thoải mái khi được hít thở không khí trong lành và khám phá những điều bí ẩn bên trong mà đặc biệt hơn nó giúp du khách có thêm kiến thức về bảo vệ môi trường và ĐDSH. DLST khác với các loại hình du lịch khác cũng bởi nó mang tính giáo dục cao. Vì vậy mà chi phí của một chuyến DLST cũng cao hơn so với các loại du lịch đại trà khác.Có nhiều giá tour khác nhau để đến Cúc Phương, sau đây là giá tour riêng tham quan Cúc Phương trong một ngày:

Bảng 2.1.Giá tour tham quan Cúc Phương trong một ngày

Số lượng 1 2 3 4 6-8trở

GiáUSD/ khách

97 62 47 39 32

Nguồn:Vườn quốc gia Cúc Phương

Mức giá bao gồm: - Xe ô tô điều hoà, đời mới đưa đón trong chương trình.

- Ăn trưa.

- Phí tham quan suốt hành trình.

- Lái xe, hướng dẫn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.

Mức giá không bao gồm: Bảo hiểm du lịch, nước uống, điện thoại, tips cho HDV và các dịch vụ cá nhân khác.

Cúc Phương là một trong những địa điểm DLST hấp dẫn bởi những điều kiện sẵn có ở trên. Nó đã thu hút nhiều công ty du lịch kí hợp đồng các tour du lịch.Theo thống kê năm 2004, lượng khách du lịch đến VQG Cúc Phương vào khoảng 51000 lượt người.Tuy nhiên con số này vẫn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.Khách du lịch đến đây với nhiều mục đích khác nhau , như đi du lịch, nghiên cứu khoa học, hội thảo....

*Tuyến, điểm tham quan khu cổng vườn gồm:

Vườn thực vật: 1 điểm tốt cho việc dạo bộ, đặc biệt vào sáng sớm, hoặc

chiều tối( 3km, 1,5 -2 giờ: Yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng).

Chòi quan sát: Một tuyến leo núi ngắn, cảnh quan đẹp(300m, 0,5-1 giờ,

mức độ vừa phải, không bắt buộc có hướng dẫn viên đi cùng).

Cắm trại và ngủ đêm trong rừng: là tuyến du lịch mạo hiểm bắt buộc

phải có hướng dẫn viên của VQG và người dân bản địa đi cùng. Tuyến bao gồm các chương trình xem động vật hoang dã ban đêm( Thời gian 2-3 ngày, tuyến khó đi , tối đa 5 người).

Động người xưa: Một trong những điểm cư trú của người tiền sử, địa

điểm đa dạng về hệ dơi ( 300m,0,5-1 giờ, yêu cầu có ánh sáng khi tham quan).

Tuyến cây đăng cổ thụ: tuyến đi bộ trong rừng già, vượt qua nhiều dốc

đá. Xem bộ xương hoá thạch và có thể nhìn động vật hoang dã ( 8km,3-4 giờ, yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng).

Các trung tâm: Mở cửa đón khách thường xuyên bao gồm: Trung tâm du

khách, trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm bảo tồn rùa.

Các tuyến du lịch chuyên đề: được tổ chức tại văn phòng du lịch và tổ

chức theo yêu cầu.

*Tuyến điểm tham quan khu trung tâm:

Động Sơn Cung, Cây chò ngàn năm: tuyến dễ thực hiện, mang đèn pin.(7

km, 2-3 giờ, du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG).

Cây sấu cổ thụ: tuyến bằng phẳng, một địa điểm tốt để xem chim( 6 km

cả đi và về, 1,5-2 giờ , du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG).

*Bản Mường: 15 km đi bộ xuyên qua rừng già và 1 đêm nghỉ lại tại nhà sàn truyền thống ( thời gian 2-3 ngày, yêu cầu có hướng dẫn viên đi cùng). Đây là tuyến tìm hiểu văn hoá và sinh hoạt của đồng bào Mường, đặc biệt nếu bạn đến đây vào dịp lễ hội bạn sẽ được thưởng thức những bản âm hưởng cồng chiêng du dương.Ngoài ra còn một số tuyến du lịch khác nữa.

Ông Đào Văn Khương, Giám đốc VQG Cúc Phương, cho biết khoảng năm năm trở lại đây lượng khách đến Cúc Phương ngày một tăng, bình quân một năm đón khoảng 40.000-50.000 lượt khách, trong đó khoảng 5 % là khách nước ngoài, 70% người Việt Nam là sinh viên, học sinh đến nghiên cứu học tập. Riêng 6 tháng đầu năm 2001, lượng khách đến Cúc Phương là 32.000 lượt người. Doanh thu từ du lịch của vườn hàng năm lên tới 1,7 tỷ đồng. So với các rừng quốc gia khác thì Cúc Phương lại tỏ ra khá thành công trong việc khai thác lợi thế của mình. Từng đoàn du khách vẫn nối đuôi nhau đến thăm rừng nhất là vào những dịp cuối tuần. Năm 2003 VQG đã đón 52000 lượt khách , trong đó khách quốc tế chiếm gần 10% , và chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2004 có 51000 lượt người đến đây thăm quan.

CHƯƠNG III: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI VQG

CÚC PHƯƠNG

Như đã phân tích trong chương I, cả hai phương pháp ITCM và ZTCM đều có những ưu nhược điểm của nó.Phương pháp chi phí du hành cá nhân ITCM sẽ tính số lần đến của một cá nhân trong khoảng thời gian nhất định, còn phương pháp chi phí du hành theo vùng ZTCM sẽ dựa vào số người đến từ một vùng trong khoảng thời gian nhất định.Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể đối với VQG Cúc Phương thì việc áp dụng phương pháp ZTCM thì phù hợp hơn, vì:

- VQG Cúc Phương nằm khá xa so với trung tâm, việc từng cá nhân thường xuyên đi tới đây để du lịch trong một khoảng thời gian ( một năm) thường rất khó.Mặt khác người dân Việt Nam không có thói quen đi du lịch thường xuyên, trung bình 1 đến 2 lần trong năm, và rất ít khi quay trở lại chỗ đã đi.

- Phương pháp ZTCM được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, vì phương pháp này đơn giản, không tốn kém.

Với những nguyên nhân trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đã áp dụng phương pháp ZTCM.

3.1.Thông tin và việc sử lý thông tin.

Thông tin thu thập phục vụ cho nghiên cứu bao gồm hai dạng chính: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

* Thông tin thứ cấp

Bao gồm những thông tin về VQG Cúc Phương như cơ sở hạ tầng, lượng khách, vé vào cửa, đặc điểm tự nhiên, điểm vui chơi giải trí…, đặc điểm kinh tế xã hội xung quanh khu vực nghiên cứu.Những thông tin này được lấy từ các nguồn : http://www.ninhbinhtourism.com.vn, www.gso.gov.vn, www.vqgcucphuong.com.vn

Ngoài ra một số thông tin về dân cư khu vực quanh VQG được thu thập từ ủy ban nhân dân huyện Nho Quan

* Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ bảng hỏi đã được thiết kế.Việc tiến hành hỏi trực tiếp du khách tại vườn quốc gia cũng như thông qua một số kênh khác như thông qua các trung tâm du lịch lữ hành, nơi tổ chức các tour tham quan VQG Cúc Phương, thông qua việc gửi bảng hỏi qua mail…

3.1.1.Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về chi phí du lịch của du khách tới VQG Cúc Phương, về vùng xuất phát của du khách.Từ đó có cơ sở để xây dựng hàm cầu về du lịch, là cơ sỏ để đưa ra những tính toán sau này.Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng cung cấp thông tin về WTP của du khách.Bảng hỏi có 4 nội dung chính:

1.Thông tin cá nhân của du khách: tên, tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại.Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn

2.Thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội của du khách: nghề nghiệp hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi trường…

3 Thông tin về chi phí du lịch

Trong bảng hỏi của TCM thì chi phí du lịch là thông tin rất quan trọng.Các câu hỏi về chi phí du lịch được thiết kế bao gồm những thông tin về chi phí giao thông, bởi vì vườn quốc gia này cũng nằm xa so với những điểm giao thông công cộng.Phương tiện giao thông chính đến đây là ô tô và xe máy.Rất khó để xác định được chi phí du lịch nếu yếu tố về thời gian không được xem xét cẩn thận.Chi phí cơ hội của khách du lịch đến nghỉ dưỡng thì khác với chi phí cơ hội của những người đến nghiên cứu, hay phục vụ cho công việc.Ngoài ra còn có một số câu hỏi liên quan đến các chi phí như: vé vào cổng, chi phí ăn uống, mua quà lưu niệm..

Các câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về WTP, mức sẵn lòng đóng góp để khôi phục, bảo tồn, duy trì giá trị cảnh quan tại VQG Cúc Phương.Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w