Điều tra lấy mẫu

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 41 - 53)

Trong phân tích thống kê mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định.Trước khi tiến hành đi điều tra, do đã xác định trước rằng chỉ điều tra những du khách trên 18 tuổi, là người Việt Nam, không điều tra trẻ em dưới 18 tuổi, và không điều tra du khách nước ngoài.Bởi vì chúng ta cần có một số liệu đầy đủ và chi tiết về chi phí đi du lịch của du khách bao gồm cả chi phí nhìn thấy được và chi phí ẩn.Trẻ em dưới 18 tuổi khi đi du lịch sẽ là những em học sinh được nhà trường tổ chức đi tham quan, số tiền chi phí cho chuyến đi là do bố mẹ các em chu cấp.

Việc không điều tra du khách nước ngoài vì phụ thuộc vào việc phân chia vùng đến và việc tính tỷ lệ số khách trên 1000 dân.Nếu đưa du khách nước ngoài vào mô hình thì rất khó để phân tích.

Tổng số phiếu điều tra là 67 phiếu, trong đó không có phiếu nào bị sai, bị loại bỏ.Tất cả các phiếu đều đáp ứng được yêu cầu đề ra

3.1.3.Xử lý số liệu

Sau khi đã thu thập được số liệu, chúng ta tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu dựa vào các phần mềm Excel để xây dựng hàm hồi quy về đường cầu du lịch của du khách

3.2.Đặc điểm mẫu nghiên cứu.

3.2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn.

Trong số 67 phiếu điều tra thì có 32 du khách là nam và 35 du khách là nữ.Phần lớn du khách đến Cúc Phương để tham quan du lịch, còn lại là đi nghiên cứu khoa học, một số khác thì đi theo tour du lịch đến Ninh Bình, mục đích chính là đi tham quan ở những điểm du lịch khác, không có ý định đến thăm quan Cúc Phương.Chiếm số đông là các bạn sinh viên đi theo đoàn do

trường hoặc lớp tổ chức.Chúng ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm kinh tế xã hội của du khách nội địa qua bảng sau.

Bảng 3.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách

Đặc điểm Tần số Phần trăm Giới tính Nam 32 47,76% Nữ 35 52,24% Tổng 67 100% Độ tuổi <20 0 0% 20-30 45 67,16% 31-40 12 17,91% 41-60 10 14,93% Tổng 67 100% Nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng 12 17,91%

Công nhân 5 7,46%

Công việc chuyên môn cao 18 26,86%

Nông dân 0 0%

Học sinh/ sinh viên 27 40,30%

Làm việc bán thời gian 5 7,46%

Tổng 67 100% Mức thu nhập ( VNĐ/người/tháng) < 1 32 47,76% 1 - 2 10 14,93% 2 - 3 8 11,94% 3 - 4 9 13,43% > 4 8 11,94% Tổng 67 100%

3.2.2.Đặc điểm tham quan du lịch của du khách

Phần lớn du khách tới VQG là đi theo nhóm từ 10 người trở lên.Trong bảng hỏi, tôi có thu thập được số liệu về thông tin này như sau:

Bảng 3.2.Số lượng khách trong một nhóm

Lượng khách trong một nhóm Tổng số Phần trăm

1-4 4 5,97%

5-10 13 19,40%

10 – 20 người 25 37,31%

> 20 người 25 37,31%

Nguồn: Từ kết quả phân tích của tác giả

Như chúng ta đã biết, đến với VQG Cúc Phương, có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí mà du khách có thể tham gia: leo núi, xem chim, tham quan một số hang động, đi bộ qua các lối mòn….Tuy nhiên, mục đích của du khách khi đến đây không chỉ là đi du lịch mà còn có rất nhiều mục đích khác nữa như nghiên cứu khoa học, nằm trong tour du lịch tham quan Ninh Bình… Theo các số liệu điều tra được thì phần lớn du khách tới Cúc Phương để đi tham quan du lịch, đến Cúc Phương đa số họ đều tham gia vào các hoạt động du lịch tại đây như đã kể trên.Chúng ta có thể nhìn vào bảng phân tích sau để thấy mục đích của du khách khi đến VQG Cúc Phương

Bảng 3.3. Mục đích đi du lịch của du khách

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả

Mục đích đi du lịch Tổng số Phần trăm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi du lịch 45 67,16%

Nghiên cứu khoa học 13 19,40%

Biểu đồ 3.1.Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm mục đích du lịch của du khách khi tới VQG Cúc Phương

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả

Như vậy rõ ràng Cúc Phương với lợi thế của mình đã có sức hút lớn du khách tới tham quan.Theo tìm hiểu sẽ có những điểm tham quan chính như sau: Động người xưa, bản mường, đỉnh mây bạc, cây sấu cổ thụ, cây chò ngàn năm, hồ Yên Quang- động Phò Mã Giang, hang Con moong, vườn thực vật, trung tâm du khách, cây Đăng cổ thụ, trung tâm cứu hộ linh trưởng.Bên cạnh đó, Ban quản lý rừng quốc gia Cúc Phương cũng thiết kế tuyến tham quan với thời gian khác nhau, 1 ngày 1 đêm, 2 ngày một đêm, 3 ngày 2 đêm…

Tuy nhiên, có những du khách tỏ ra rất hài lòng về VQG Cúc Phương từ vấn đề cơ sở vật chất, vấn đề dịch vụ, vé vào cửa, đến vấn đề cảnh quan, môi trường.Bên cạnh đó còn có những du khách không hài lòng về một số vấn đề tại VQG ví dụ như dịch vụ hạ tầng, tiếp đón khách, cơ sở vật chất kém, điện nước không đáp ứng được yêu cầu của khách…Một điểm rất đáng chú ý rằng, trong số 67 người được hỏi thì tất cả mọi người đểu rất hài lòng về chất lượng môi trường tại Cúc Phương, chiếm con số ấn tượng 100% : cảnh quan, động vật, thực vật, khí hậu, cây xanh

Bảng 3.4.Những vấn đề làm du khách không hài lòng

Những điểm làm du khách không hài long Lựa chọn Phần trăm

Cơ sở hạ tầng 23 34,33%

Chất lượng môi trường 0 0%

Dịch vụ kém 25 37,31%

Lựa chọn khác 19 28,36%

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả

Theo bảng trên, ta có thể nhận xét rằng vấn đề dịch vụ và vấn đề cơ sở

hạ tầng ở VQG Cúc Phương cần phải khắc phục, cải tạo hệ thống, xây dựng thêm những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

Số ngày khách muốn lưu trú lại ở VQG thường chỉ là một ngày, rất ít người ở lại qua đêm tại đấy.Lý do chính như sau, đa số khách đến Cúc Phương là học sinh/ sinh viên những người mà quỹ thời gian cũng như kinh phí không được nhiều.Do đó họ thường chỉ đi tham quan trong một ngày, từ sáng đến chiều.Lượng khách còn lại ở qua đêm thì chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những người đi thực địa, đi nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về sinh vật, động vật.Một lý do nữa là ở Ninh Bình không chỉ có vườn quốc gia Cúc Phương là điểm tham quan chính, ngoài Cúc Phương ra còn có những điểm du lịch nổi tiếng khác như Tam Cốc – Bích Động, Nhà thờ đá.Vì thế du khách thường đi tham quan một tour, không thể dành hết thời gian để tham quan Cúc Phương.

Một đặc điểm nữa cần phải xem xét khi phân tích đặc điểm về du khách đó là mức sẵn lòng chi trả WTP.Trong phạm vi luận văn của mình, tôi đưa ra mức sẵn lòng chi trả của du khách ở các mức: 10.000đ, 30.000đ, 50.000đ, 100.000đ.Như đã nói ở trên, tất cả các du khách khi được hỏi về đánh giá của họ về môi trường cảnh quan tại VQG Cúc Phương đều cho rằng chất lượng môi trường ỏ đây là tốt.Tuy nhiên việc họ đánh giá chất lượng môi trường và việc họ sẵn sàng bỏ tiền ra để thành lập quỹ bảo vệ môi trường ở VQG là khách nhau.Bởi vì:

* Hiểu biết của người được hỏi về WTP là không rõ ràng, họ sợ rằng khi đóng góp xây dựng quỹ đó thi vấn đề quản lý để sử dụng đồng tiền họ góp vào là rất khó

* Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam cũng không cao, vì thế chắc chắn mức WTP sẽ nhỏ hơn so với những gì mà họ được hưởng.Tâm lý chung của người được hỏi thì thường trả mức WTP thấp hơn những gì họ thực sự muốn trả

Bảng 3.5.Bảng về WTP của du khách

Số tiền sẵn sàng chi trả( VNĐ) Lựa chọn Phần trăm

10.000đ 22 32,83%

30.000đ 26 38,81%

50.000đ 15 22,39%

100.000đ 4 5,97%

Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả

Ta thấy rằng mức sẵn lòng chi trả mà khách du lịch đưa ra cũng hợp lý với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại.Với mức 10.000đ và mức 30.000đ khách du lịch chấp nhận rất nhiều, chiếm tới hơn 70%.Còn lại mức tiền 50.000đ và 100.000đ đưa ra thì quá cao, chỉ có một số ít chấp nhận mức giá đó.Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập và nhận thức của người dân.

3.3.Xây dựng hàm cầu du lịch

3.3.1.Vùng xuất phát và tỷ lệ tham quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân vùng xuất phát dựa vào khoảng cách thực tế du khách phải đi để đến được cổng rừng.VQG Cúc Phương nằm ở vì trí thuận tiện cho du khách ở các tỉnh miền bắc và một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh ra thăm.Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, tôi đã chia ra làm 4 vùng xuất phát.

Bảng 3.6.Đặc điểm của vùng Vùng xuất phát Khoảng cách ( km) Các khu vực, tỉnh thành tương ứng Số khách theo mẫu Tỷ lệ phần trăm( %) 1 0-100 Nằm trong khu vực tỉnh Ninh Bình 5 7,46

2 100-150 Nam Đinh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình.

28 41,79

3 150-200 Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.

20 29,85

4 > 200 Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Ninh

17 25,37

Nguồn: Từ kết quả phân tích của tác giả Để tính được tỷ lệ tham quan của mỗi vùng, ta cần tính được lượng khách trung bình của vùng đó tới VQG Cúc Phương trong khoảng thời gian là một năm.Lượng khách trung bình đó bằng số khách trung bình tới Cúc Phương nhân với tỷ lệ phần trăm số khách của từng vùng qua điều tra mẫu

Theo thông tin thu thập được, chỉ riêng trong tháng 8 năm 2004 lượng khách tới VQG Cúc Phương là 51.000 lượt người.Chúng ta sẽ tính được tỷ lệ khách đến tham quan từ bốn vùng như đã phân chia như sau

Bảng 3.7: Lượt khách trung bình một năm của mỗi vùng

Vùng Tỷ lệ phần trăm (%) Lượt khách trung bình một năm

1 7,46 3804

2 41,79 21313

3 29,85 15224

4 20,89 10654

Như đã đề xuất ở trên, ở mỗi vùng tôi chọn ra một số tỉnh thành nằm trong khu vực đó để tính toán số liệu.Vùng 1 chỉ xét riêng tỉnh Ninh Bình với dân số vào khoảng 928,5 nghìn người.Vùng 2 bao gồm các tỉnh Nam Đinh, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình tổng dân số khu vực này là 9212,1 nghìn người.Có thể nói khu vực này là khu vực có mật độ dân số lớn nhất cả nước.Vùng 3 bao gồm một số tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.Tổng dân số của khu vực này vào khoảng 12786,1 nghìn người.Còn khu vực 4 bao gồm những tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Ninh, tổng dân số vào khoảng 9033,9 nghìn người.Từ những số liệu trên, ta sẽ tính được tỷ lệ tham quan của mỗi vùng trong một năm.Số liệu trên được lấy theo số liệu năm 2005

Bảng 3.8.Lượt khách trung bình đến Cúc Phương của 1 vùng, tính trên 1000 dân Vùng Lượng khách đến trong 1 năm Tổng dân số vùng (nghìn người) VR(‰) 1 3804 928,5 4,09 2 21313 9212,1 2,31 3 12939 12786,1 1,19 4 12939 9033,9 1,18

Nguồn: Từ số liệu tính toán của tác giả

3.3.2.Ước tính chi phí du lịch

Tổng chi phí du lịch bao gồm ba yếu tố: chi phí về giao thông, chi phí về thời gian và các chi phí khác như : chi phí ăn uống, quà lưu niệm, thuê hướng dẫn viên du lịch,….

- Chi phí về giao thông.

Chi phí về giao thông phụ thuộc vào khoảng cách mà khách du lịch phải đi và loại phương tiện giao thông mà du khách đi.Tuyệt đại đa số khách đi đến VQG Cúc Phương bằng ô tô.Ninh Bình nằm ở một vị trí rất thuận tiện về

giao thông, nằm cách thủ đô Hà nội 180km, với các phương tiện đường sắt và đường bộ.Tuy nhiên, để đi đến được VQG thì du khách phải đi thêm khoảng 30km từ quốc lộ 1A rẽ vào.Vì thế ô tô và xe máy là những phương tiện thuận lợi nhất khi đi du lịch tại đây.

Bảng 3.9.Tỷ lệ sử dụng các phương tiện giao thông của du khách

Loại phương tiện giao thông Lựa chọn Phần trăm

Xe máy 6 8,96%

Xe đạp 5 7,46%

Ô tô 52 77,61%

Những loại phương tiện khác 4 5,97% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn:Từ số liệu tính toán của tác giả

Việc tính chi phí giao thông còn phụ thuộc vào khoảng cách và thời gian đi du lịch của du khách.Nếu du khách ở lại qua đêm thì chi phí về xe máy xe tăng lên.Tuy nhiên hầu hết du khách đi theo đoàn gồm từ trên 15 người, vì thế việc tính giá xe, thuê xe đã được hợp đồng từ trước, và chi phí là không thay đổi.Phân tích số liệu từ bảng hỏi, ta có như sau.

Bảng 3.10.Chi phí về giao thông/ 1 người/1 vùng

Vùng Khoảng cách phải đi( km) Chi phí về giao thông/ 1 người ( VNĐ)

1 0-100 102333

2 100-150 113400

3 150-200 121250

4 >200 175651

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Chi phí này được tính bằng cách thống kê các số liệu trong bảng hỏi.Với khoảng cách đi được phân bổ như trên bảng, chúng ta sẽ tính giá trị trung bình cho tất cả các du khách trong cùng một khoảng cách.

- Chi phí cơ hội( chi phí về thời gian)

Trong việc xác định chi phí, thì chi phí về thời gian là chi phí khó xác định nhất.Không có một công thức chính xác để đánh giá chi phí này.Trong

thực tế, việc xác định, ước lượng chi phí này như thế nào tùy vào từng người.Thông thường khách du lịch sẵn sàng dành cả ngày để đi du lịch.Đổi lại họ được hưởng không khí trong lành, được hưởng ngoại cảnh đẹp, tìm hiểu về thiên nhiên.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn chi phí thời gian trong một ngày của du khách là tiền công trung bình một ngày của du khách.Trong số khách được hỏi, thì không có người nông dân, chủ yếu là những bạn học sinh, sinh viên, còn lại là công nhân, nhân viên văn phòng, các công việc chuyên môn cao.Các bạn sinh viên khi được hỏi đều có thu nhập hàng tháng dựa vào công việc làm thêm như gia sư, partime, dịch vụ…, với những mức lương khá cao.Để thuận tiện và sự công bằng nhất, tôi sẽ sử dụng mức lương tối thiểu áp dụng cho các khu vực.Mức lương tối thiểu theo vùng được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước.Theo tổng cục thống kê, bắt đầu từ 1/1/2009 mức lương tối thiểu áp dụng với doanh nghiệp trong nước được tính như sau( không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI)

Vùng 1: đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000đ/tháng Vùng 2: đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000đ/tháng Vùng 3: đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000đ/tháng Vùng 4: đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000đ/tháng

Bảng 3.11. Mức lương tối thiểu/ 1 tháng / 1 vùng

Vùng Bao gồm một số tỉnh Mức lương tôi

thiểu/tháng Mức lương trung bình một ngày/ người ( vnđ) 1 Ninh Bình 740.000đ 24.667

2 Nam Đinh, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh

740.000đ 24.667

3 Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh 800.000đ 26.667

4 Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An

690.000đ 23.000

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009 - Các chi phí khác

Ngoài chi phí về giao thông, chi phí cơ hội, thì du khách còn phải trả thêm một số chi phí khác.Đầu tiên là vé vào cửa, với quy định của Ban quản lý VQG Cúc Phương thì giá vé vào cửa được tính như sau

+ Học sinh/ sinh viên : 8.000đ + Đối tượng khác : 10.000đ

Bảng 3.12. Giá phòng nghỉ tại VQG Cúc Phương

Loại

phòng Tiện nghi Số lượng - giá phòng

Khu cổng vườn Khu trung tâm

SL Giá SL Giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I Khép kín, điều hòa, nóng lạnh,ti vi, 2 giường 4 200.00 0 4 200.000 Khép kín, điểu hòa, nóng lạnh, ti

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch ( TCM) để đánh giá giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (Trang 41 - 53)