- Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định nói chung và thiết bị máy móc nói riêng thay thế cho những tài sản đã quá cũ giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, tỷ lệ phế phẩm..
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật như: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí khác, đơn giá nội bộ một cách tiên tiến trên cơ sở định giá mức kỹ thuật của Nhà Nước.
Đối với thành phẩm tồn kho: Công ty cần phải xác định rõ ràng với việc tồn kho cho sản phẩm trong quá trình sản xuất là bao nhiêu, cho quá trình hoạt động thương mại.
4.7 Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm phẩm
Qua quá trình phân tích ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn cuối năm 2008 là 55.7% trong tổng vốn lưu động, đến năm 2009 đã giảm xuống 49.8% , đã có sự giảm sút nhưng không đáng kể. Trong đó hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản hàng tồn kho. Nguyên nhân của tồn kho lớn là do vi phạm hợp đồng, chất lượng sản phẩm chưa đúng yêu cầu, thị trường còn thu hẹp hạn chế và mức dự trữ hàng hóa không hợp lý làm cho khoản hàng hóa tồn kho nhiều, hàng hóa không tiêu thụ được, và công ty cũng chưa có biện pháp hiệu quả nào để giải quyết lượng hàng hóa này. Qua đó cũng chứng tỏ công tác bán hàng, công tác marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm là chưa tốt, điều này đã gây tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng đồng vốn là không cao. Do đó công ty cần phải có những biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng như sau:
Thứ nhất : Xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý.
•Căn cứ vào tình hình thị trường, tình hình sản xuất, công ty cần xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cụ thể, chính xác, đảm bảo dự trữ một lượng vừa đủ để đáp ứng điều kiện sản xuất bình thường cũng như trong trường hợp đột biến vẫn có khả năng cung ứng kịp thời, đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
•Mở rộng thị trường nguyên vật liệu, tìm kiếm, lựa chọn đối tác có khả năng đáp ứng thường xuyên, liên tục nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất của công ty.
•Có biện pháp hữu hiệu bảo quản nguyên vật liệu tồn kho, đảm bảo chất lượng. Thứ hai: Trú trọng tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
•Tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều sẽ giúp giảm số lượng hàng tồn kho, vốn ứ đọng giảm, tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, là cơ sở để tăng lợi nhuận. Do đó việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty hiện nay. Cụ thể là việc đầu tư nhiều cho nghiên cứu thị trường.
•Đây là công tác có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp công ty có thể nắm được nhu cầu thị trường, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường đó. Căn cứ vào đó, Công ty mới có thể tổ chức hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của mình ngày càng chủ động và hiệu quả hơn.
•Đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, trong thời gian tới công ty cần phải thiết lập hệ thống bán hàng, giới thiệu sản phẩm rộng khắp, xây dựng và củng cố quan hệ tốt với khách hàng lâu năm, có uy tín.
•Bên cạnh đó, công ty cũng phải căn cứ vào những đơn đặt hàng, các hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết và tình hình thị trường để lập các kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Có như vậy, sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa, giảm số lượng hàng tồn kho, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng, điều đó đồng nghĩa với số vốn kinh doanh của DN tăng lên từ đó đủ để nhập khẩu nguyên vật liệu cho từng kỳ sản xuất, không phải nhập khẩu một lần cho nhiều kỳ sản xuất, và như thế mức dự trữ nguyên vật liệu giảm, HTK giảm.
4.8 Xác định mức hợp lý nhu cầu vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của Công ty
Năm 2008 vốn bằng tiền và các khoản tương đương của công ty là 454,304,943 VNĐ tương ứng với 0.36 % tỷ trọng trong tổng vốn lưu động, năm 2009
con số này đã tăng lên rất nhiều 8735% nhưng cũng chỉ đạt 11.74 % trong tổng số vốn lưu động nhưng trong khi nợ ngắn hạn năm 2009 là 285,318,235,818 VNĐ lớn gấp 7 lần số vốn bằng tiền hiện có, điều này làm công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tức thời, thanh toán nhanh. Ta thấy rằng tình hình phân bổ lượng vốn bằng tiền hiện nay của công ty là không hợp lý, hơn nữa nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Mức dự trữ tiền mặt phải đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán đồng thời tối ưu hóa vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Sau đây là một số giải pháp để xác định nhu cầu vốn bằng tiền một cách hợp lý.
- Cần phải lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán theo từng quý, từng năm, tránh tình trạng dự trữ quá ít như năm 2008.
- Sử dụng mua các chứng khoán thanh khoản cao khi lượng tiền dự trữ dư thừa nhưng trong thực tế công ty lại không dự tính rõ được việc thu chi tiền mặt. Vì mua chứng khoán thanh khoản cao cũng là một hình thức cho vay không thời hạn, có thể bán chúng bất cứ lúc nào nếu cần tiền để chi trả, và có thể thu được lãi suốt nếu khoản tiền này dư thừa, không cần thiết.
4.9 Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát tài chính trong các khâu mua – dự trữ - sản xuất, tiêu thụ nhằm tránh tình trạng lãng phí thất thoát vốn lưu động
Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc tổ chức, quản lý cũng như huy động VLĐ, hơn nữa công ty cũng chưa chú trọng, chưa có giám đốc tài chính để theo sát tình hình tài chính của công ty. Do vậy việc kiểm tra, giám sát là một trong những vai trò quan trọng, không thể thiếu ở DN hiện nay, và do người khác đảm nhiệm, nên chưa thực sự hiệu quả. Vai trò này xuất phát từ chức năng giám đốc tài chính doanh nghiệp thông qua sự vận động, chu chuyển của vốn, thông qua các chỉ tiêu tài chính hình thành trong quá trình sử dụng vốn. Vì vậy, việc phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của tài chính trong các khâu là một việc rất cần thiết. Do vậy công ty nên thành lập thêm một bộ phận quản lý tài chính riêng, cụ thể bộ phận này làm những công việc sau:
• Trong khâu mua hàng, cần kiểm tra chất lượng và số lượng xem nguyên vật liệu, hàng hóa có đúng với hợp đồng đã ký kết hay không. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ việc mua sắm cũng như dự trữ hàng tồn kho, tránh thất thoát, giảm giá trị.
• Thông qua việc xem xét các chỉ tiêu về hàng tồn kho, cán bộ tài chính có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho có tốt hay không. Ngoài ra, công ty cũng có hệ thống kho tàng đảm bảo cho việc quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho.
• Trong khâu sản xuất, thông qua các chỉ tiêu về tổng giá thành sản xuất, cũng như giá thành sản xuất đơn vị kết hợp với việc phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, cán bộ tài chính của công ty có thể kiểm soát được chất lượng công tác sản xuất. Từ đó đề ra biện pháp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
4.10 Quan tâm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Để nắm bắt được cơ hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức, mọi trọng trách nặng nề còn đặt lên vai các nhà lãnh đạo và quản lý – những con người luôn được coi là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
• Đối với Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn, vấn đề nhân lực cũng là một khó khăn lớn. Với tổng số lao động gần 200 người, trong đó đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý ít ỏi, chỉ có khoảng 30 người có trình độ đại học, khả năng trình độ về chuyên môn nghiệp vụ không đều, còn nhiều hạn chế.
• Công ty cần có các chính sách tuyển dụng hợp lý. Việc tuyển dụng cần phải dựa trên cơ sở là năng lực, trình độ thực sự của từng cá nhân.Có như vậy mới thu hút được nhân tài, nâng cao chất lượng lao động của Công ty.
• Tổ chức công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên quản lý. Đồng thời nâng cao tay nghề của công nhân sản xuất.
• Trẻ hóa độ ngũ cán bộ công nhân viên quản lý. Đối với những cá nhân trẻ tuổi, có năng lực trình độ, công ty cần ưu tiên phát triển tài năng.
• Cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đúng chính sách chế độ của nhà nước về tiền lương, có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để vừa khuyến khích, phát huy hơn nữa sức sáng tạo của từng cá nhân, vừa hạn chế những tiêu cực.
Qua báo cáo tài chính của công ty thấy rằng công ty chưa hề xây dựng bất cứ một khoản dự phòng nào, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra rủi ro cho DN, nếu không có nguồn này thì DN sẽ không có nguồn dự phòng để giải quyết những khó khăn xảy ra mà không thể dự đoán trước được: như các khoản phải thu không thu hồi được, hàng tồn kho bị giảm giá (dự phòng giảm giá hàng tồn kho)… Do đó công ty cần:
- Lập quỹ dự phòng tài chính để khi chẳng may vốn bị hao hụt có nguồn để bù đắp. - Mua bảo hiểm cho hàng hóa để khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường, không gây
thiệt hại lớn. Hơn nữa, việc Công ty tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp Công ty có khả năng chống đỡ mọi rủi ro tổng thất bất thường có thể xảy ra.
- Lập quỹ dự phòng nợ khó đòi. Thực tế hiện nay, Công ty chưa lập quỹ dự phòng này, nên những khoản nợ quá hạn, khó đòi còn ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có như vậy mới đảm bảo phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa không cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá. Đồng thời có nguồn vốn để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty.
- Định kỳ, tiến hành kiểm kê, đánh giá lại số vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền trong thanh toán, các khoản nợ phải thu. Xác định số VLĐ hiện có theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó, đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý.
- Để hạn chế rủi ro trong điều kiện lạm phát, Công ty nên dành lại một phần lợi nhuận để bù đắp số vốn hao hụt khi xảy ra lạm phát.
- Tránh tình trạng lấy nợ ngắn hạn để đầu tư cho các tài sản dài hạn. Đây là một thực tế xảy ra ở Công ty trong thời gian qua. Tại thời điểm nghiên cứu, khi vốn chủ sở hữu và vốn vay đã hết nhưng Công ty vẫn quyết định đầu tư xây dựng thêm 600m2 nhà xưởng. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm đối với tình hình tài chính của Công ty. Vì vậy các nhà quản lý cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này và phải xoay chuyển ngay thực trạng bằng cách thay lượng vốn ngắn hạn vừa đầu tư đó bằng một lượng vốn dài hạn có thể từ vay dài hạn ngân hàng, hay từ vốn chủ sở hữu bổ sung. Có như vậy mới tạo ra được sự nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Đây là một việc hết sức khó khăn phức tạp cả trong nhận thức lý luận và thực tiễn.
Là một doanh nghiệp nhỏ, mới được thành lập, hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạn tranh quyết liệt đòi hỏi công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn phải không ngừng phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự cố gắng của toàn ngành, công ty cổ phần có khí và kết cấu thép Sóc Sơn đã từng bước phát triển, dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do đó mà tồn tại và hạn chế còn đòi hỏi công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Qua quá trình khảo sát, điều tra, nghiên cứu, đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn nói riêng giai đoạn 2007-2009, tôi nhận thấy như sau:
5.1.1 Những mặt đã đạt được
• Doanh thu tăng qua các năm 2007-2009.
• Đã có chú trọng đến việc sử dụng vốn lưu động nhưng thực sự chưa hiệu quả. • Thị trường tiêu thụ mở rộng khắp đất nước và hướng tới xuất khẩu sang thị
trường các nước lân cân, mặc dù chặng đường trước mắt còn nhiều khó khăn. • Uy tín thương hiệu ngày càng được khẳng định trên thị trường miền bắc • Tình hình nhân sự đang dần đi vào ổn định và ngày càng nâng cao về trình độ.
5.1.2 Những mặt hạn chế
• Hiện nay, việc sử dụng vốn lưu động còn một số hạn chế sau. • Phải vay ngắn hạn một lượng vốn khá lớn để bù đắp vốn thiếu hụt.
• Khả năng thanh toán của công ty kém, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. • Bộ phận vốn trong thanh toán còn lớn và có xu hướng tăng: phải thu ngắn hạn
tăng qua các năm.
• Mức dự trữ hàng hoá không tối ưu.
• Chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý tài chính…
5.1.3 Đề xuất một số giải pháp
- Một là: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hai là: Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng thương mại, đồng thời tôn trọng kỷ luật thanh toán.
- Ba là: Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ.
- Bốn là: Đẩy mạnh công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tới mức thấp nhất có thể số vốn cần thiết cho việc dự trữ.
- Năn là: Xác định mức hợp lý nhu cầu vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của công ty.
- Sáu là: Phát huy vai trò kiểm tra giám sát tài chính trong các khâu mua – dự trữ-