Tổ chức quản lý hoạt động và huy động vốn một cách hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn. (Trang 68 - 71)

Có rất nhiều nguồn huy động vốn như vay ngân hàng, vốn liên kết, vốn chiếm dụng... Theo bảng cân đối kế toán cho thấy hầu nguồn hình thành vốn của Công ty là từ nguồn vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn của Công ty tăng qua các năm

Bảng 3.12 Bảng tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng

Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng(%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng(%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng(%) VNH NH 111,368,141,86 6 57.98 84,378,272,491 56 216,376,217,695 63.3 VDH NH 1,436,972,336 0.75 6,165,439,766 4.09 883,805,670 0.25 Tổng Vốn 192,078,332,809 150,663,410,882 341,771,914,63 5

Vay ngắn hạn ngân hàng chiếm khoảng 50-60% và tăng qua các năm, còn vay dài hạn từ ngân hàng thì lại giảm và chỉ chiếm chưa được 1% trong tổng vốn.

- Theo như chúng ta biết trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nhưng công ty cần phải xem xét lại vì Công ty chỉ có thể vay ngắn hạn từ nguồn vay này mà thực tế Công ty lại không thể vay dài hạn với một con số lớn từ nguồn vay này thể hiện trên bảng số liệu trên. Như vậy Công ty cần phải có các giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc vay trung hạn và dài hạn từ nguồn vay này. Giảm bớt vay ngắn hạn mà làm sao chuyển thời gian vay ngắn hạn đó thành vay dài hạn, khi chuyển từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn lãi suất vay cũng sẽ thay đổi giảm, như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí, nó giúp cho nguồn vốn của Công ty được ổn định hơn. Để làm được điều này công ty cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn để xây dựng lòng tin từ các ngân hàng.

- Huy động vốn từ nguồn vốn liên doanh, liên kết: là một hình thức hợp tác cùng có lợi làm tăng vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty và Công ty cũng tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong hiệu quả quản lý cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thực chất ở Công ty chưa làm được điều này, nhưng đây là một giải pháp cho việc huy động vốn hiệu quả đối với phương hướng trong thời gian tới của công ty là mở rộng kinh doanh trên toàn đất nước. Công ty có thể liên kết với các Công ty kết cấu thép trong miền Trung và miền Nam để nhiều điều kiện thuận lợi cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

- Huy động vốn từ nguồn vốn chiếm dụng thì Công ty cũng đã có thực hiện. Nhưng công ty khi sử dụng phương pháp huy động vốn này cần phải cân nhắc chỉ khi nào chi phí của huy động từ nguồn này thấp hơn chi phí vay ngân hàng thì công ty mới

nên dùng, vì không chỉ có như mất phí mà có thể công ty còn bị mất uy tín trong kinh doanh khi nợ đọng quá lâu, dẫn đến mất khách hàng, làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ.

- Theo phân tích trên ta cũng thấy việc sử dụng VCSH đang dần hiệu quả. Năm 2008 là 0.1199 năm 2009 là 0.166 trong khi tỷ trọng VCSH trong tổng vốn lại quá nhỏ năm 2009 chiếm 10.6% trong tổng vốn còn lại chủ yếu là Công ty đi vay. Đó có thể là một phần chưa hợp lý trong việc huy động vốn. Công ty nên tăng cường hơn nữa để huy động nguồn vốn góp thêm từ các cổ đông, để tăng thêm vốn chủ sở hữu. Như vậy sẽ làm hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận của Công ty. Còn một giải pháp nữa cho việc tăng VCSH đó là: công ty là công ty cổ phần nhưng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Như vậy, Công ty cũng có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động vốn.

Như vậy để huy động vốn một cách hiệu quả nhất Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

• Xây dựng chiến lược vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

• Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của Công ty: ổn định và hợp lý hoá các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn. • Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và

hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

• Đối với các đối tác sử dụng vốn: Khi thực hiện Công ty cần phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty.

• Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, Công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.

• Nếu thừa vốn Công ty cần có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn.

• Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi nhu cầu trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn. (Trang 68 - 71)