Từ nhận thức về những nhân tố ảnh hưởng trên, phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ là khai thác những lợi thế, hạn chế những tác động tiêu cực, không ngừng tăng doanh thu, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm hợp lý. Xuất phát từ xu hướng đó, sau đây là những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp.
Một là: Xác định một cách chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ thích hợp đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là: Dựa vào những điều kiện riêng của mình mà lựa chọn kênh huy động VLĐ một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Ba là: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. DN cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho. Mở rộng thị trường, tăng cường công tác tiếp thị, marketing, giới thiệu sản phẩm…
Bốn là: Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ. Nếu quản lý hoạt động thanh toán tốt sẽ đảm bảo lượng tiền cho hoạt động kinh doanh, mang lại khả năng thanh toán tốt cho doanh nghiệp. Với tư cách là chủ nợ, doanh nghiệp phải đưa ra chính sách tín dụng, lập kế hoạch và kiểm soát nợ phải thu. Để kiểm soát các khoản này, cần theo dõi số dư của khách hàng theo tập quán thương mại, đồng thời tiến hành lập bảng phân tuổi các khoản phải thu, trên cơ sở đó phân tích mức độ trả nợ và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa bằng việc mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính khi rủi ro xảy ra.
Hệ số quay kho vật tư = Giá trị NVL sử dụng trong kì Giá trị NVL tồn kho bình quân
Năm là: Thực hiện tốt công tác quản lý vốn bằng tiền. Mục đích dự trữ, quản lý tiền là để doanh nghiệp có thể mua sắm vật tư hàng hóa, chi trả các chi phí cần thiết cho hoạt động bình thường và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Với lượng tiền đầy đủ, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội tốt cũng như ứng phó kịp thời khả năng thanh toán. Vì vậy, DN cần thiết lập một hệ thống kiểm soát vốn bằng tiền, xác định chính xác các nghiệp vụ liên quan thu chi tiền, duy trì lượng vốn bằng tiền ở mức hợp lý.
Sáu là: Quản lý chặt chẽ vốn tồn kho dự trữ. Việc xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hướng tới việc giảm tới mức thấp nhất có thể số vốn cần thiết cho dự trữ. DN phải lựa chọn hình thức quản lý cho phù hợp, từ nguồn nhập hàng hóa vật tư đến tổ chức dự trữ, bảo quản, phòng ngừa rủi ro bằng việc mua bảo hiểm, lập dự phòng.
Bảy là: Tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong lĩnh vực sử dụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng ở tất cả các khâu.
Tám là : Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.
Chín là: Sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra một lợi nhuận cao hơn trên vốn chủ sở hữu.
Trên đây là các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp tùy vào điều kiện riêng có của mình mà đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ.
Từ những phân tích ở chương II chúng ta hiểu thế nào là VLĐ, các nhân tố ảnh hưởng. Chúng ta hiểu được nguồn hình thành VLĐ, đặc biệt là hiểu được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Đây chỉ là những nhận định mang tính lý thuyết, từ đó làm cơ sở để áp dụng vào thực tiễn. Ở chương III sau đây chúng ta sẽ đi sâu phần phân tích tình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn trong một số năm vừa qua.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN 3.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn Tên công ty: Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn
• Tên tiếng anh: Soc Son Mechanical and Steel Join Stock Company. • Tên viết tắt: SocSon.,JSC.
• Website: http://Tusso.vn.
• Địa chỉ: Km 20/ QL3 – Phù Lỗ - Sóc Sơn – Hà Nội. • Điện thoại: 04 35830930.
• Fax: 0435830931.
• Vốn điều lệ: 22.168.000.000 VNĐ.
• Số tài khoản: 211103000144 – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
• Số đăng kí kinh doanh: 0103000341 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. • Lĩnh vực kinh doanh:
- Sản xuất kết cấu thép, các sản phẩm sau thép, cơ khí chế tạo thiết bị máy công, nông nghiệp, lắp ráp các sản phẩm cơ khí, thiết bị nâng hạ.
- Sản xuất thép ống, cán các loại thép xây dựng. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. - Đại lý mua bán ô tô các loại.
- Mạ nhúng kẽm nóng chảy. - ….
• Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, kết cấu thép, chế tạo cột thép, mạ nhúng kẽm nóng, đại lý bán lẻ xăng dầu..
3.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2001 theo giấy phép kinh doanh số 0103000341 ngày 10 tháng 10 năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Đơn vị đóng tại xã Phù Lỗ – huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội. Nằm trên trục chính quốc lộ 3, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hóa. Hơn nữa, đây là khu vực tiếp giáp với nhiều khu công nghiệp lớn: KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài…nên người lao động ở đây sớm hình thành tác phong công nghiệp, có tay nghề kỹ thuật cao.
Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 38 người. Lực lượng công nhân ít ỏi, đội ngũ cán bộ tay nghề còn non yếu, cộng thêm điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất thô sơ nên ngành nghề kinh doanh cũng rất hiếm. Những năm đầu thành lập, Công ty chủ yếu đầu tư vào nhà xưởng, tham gia hoạt động thương mại nhưng với giá trị nhỏ. Đến năm 2006, một bước chuyển mình mạnh mẽ đã làm thay đổi bộ mặt của công ty. Đó là công ty đã có 150 cán bộ công nhân viên và đưa vào hoạt động một số cửa hàng, nhà xưởng mạ nhúng kẽm nóng, nhà trưng bày ô tô, kết cấu thép…Đặc biệt, Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thép hình trị giá 9 tỷ đồng. Với công suất mỗi năm là 30,000 tấn. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư xây dựng 600 m2 nhà văn phòng.
Sang đến năm 2009, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 198 người với mức lương bình quân từ 2,000,000- 3,500,000đ/ người/ tháng. Nhân viên trong Công ty rất đa dạng có đủ cả trình độ từ lao động phổ thông, trung học chuyên nghiệp đến đại học.
Công ty đang tiến hành mở rộng diện tích sản xuất thêm 600m2, công suất dự kiến mỗi năm đạt 60,000 tấn. Không chỉ trú trọng đến cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, động viên công nhân viên trong Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Từ ban lãnh đạo đến tập thể công nhân luôn đoàn kết, cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quan tâm đến khách hàng và không ngừng củng cố mở rộng thị trường tiêu thụ với phương châm “ Chất lượng tạo thịnh vượng” với hệ thống quản lý chất lượng ISO. Đinh hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo là tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hướng tới các thị trường tiềm năng: Hải Phòng, các tỉnh miền trung và miền nam, thành phố HCM,…
3.1.3 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn (CTCP CK&KC thép Sóc Sơn) là công ty vừa thực hiện hoạt động sản xuất, vừa kinh doanh thương mại.
• Sản xuất :
- Sản xuất thép hình : U,I,L,...cán các loại thép xây dựng. - Kết cấu thép :
Kết cấu khung nhà thép tiền chế. Cơ khí chế tạo thiết bị máy.
Lắp ráp các sản phẩm cơ khí, thiết bị nâng hạ hàng hóa.
Sản phẩm được gia công chế tạo trên các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại chuyên phục vụ sản xuất cơ khí, kết cấu thép.
- Mạ kẽm :
Mạ kẽm nóng chảy với dây chuyền công nghệ của Nhật Bản,Trung Quốc, ... • Thương mại :
- Đại lý mua bán ô tô các loại :
+Đại lý xe tải nặng hiệu Kamaz.kraz của Tổng công ty Than Việt Nam.
+Đại lý xe tải nhẹ hiệu Kia, Huyndai và Foton của công ty TNHH ô tô Trường Hải,
- Đại lý bán lẻ xăng dầu .
+Đại lý bán lẻ xăng dầu cho Công ty Xăng dầu quân đội – BQP. +Cung cấp các sản phẩm nhớt, dầu mỡ công nghiệp.
- Mua bán các sản phẩm thép.
- Kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, thép góc, thép hình...
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368
PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh
Phòng kĩ thuật PGĐ sản xuất Phòng KCS – Cơ điện điện Bộ Phận kho Phân xưởng mạ kẽm nhúng Phòng hành chính Phân xưởng kết cấu thép Phân xưởng mạ và cán thép Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán - 23 -
3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và Hội đồng Quản trị về hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh doanh và có quyền quyết định, điều hành kinh doanh. Mặt khác, giám đốc còn có nhiệm vụ chỉ đạo công tác kinh doanh trong mở rộng thị trường và hạ giá thành sản phẩm.
Phó giám đốc sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng các kế hoạch sản xuất, theo dõi đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng. Mặt khác, phó giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong xây dựng và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể về mặt kỹ thuật, sản xuất, điều độ, KCS.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ và xem xét nhu cầu khách hàng. Mặt khác phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản phẩm.
Khi giám đốc đi vắng thì phó giám đốc kinh doanh có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của công ty dưới dự ủy quyền của hội đồng quản trị. Phó giám đốc kỹ thuật là người chỉ đạo thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm chế tạo.
Phòng tổ chức hành chính: Gồm 6 người, có nhiệm vụ lập kế hoạch, đào tạo hàng năm, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả. Qua đó, thực hiện các biện pháp kinh tế để khuyến khích sản xuất. Khi có vi phạm về kỹ thuật lao động thì phòng tổ chức có nhiệm vụ xem xét và đề nghị xử lý các vi phạm đó. Mặt khác, văn phòng tổ
chức có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng thi nâng bậc và lưu giữ hồ sơ nhân sự của công ty.
Phòng kỹ thuật: Gồm 9 người, có nhiệm vụ hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm. Kiểm tra, đôn đốc công nhân trong việc chế tạo theo đúng bản thiết kế.
Phòng tài chính- kế toán: Gồm 6 người có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính cho toàn bộ công ty, tổ chức quản lý kế toán. Đồng thời tổ chức hạch toán kế toán cũng như phối hợp các phòng ban nhằm thực hiện tốt các công tác sản xuất kinh doanh cũng như công tác chỉ đạp quản lý của lãnh đạo với toàn công ty. Phòng kinh doanh: Gồm 17 người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm soát các hoạt động mua vật tư, nguyên liệu. Qua đó, đánh giá và chấp nhận những cung ứng. Mặt khác, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi việc phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Phòng KCS- cơ điện: Gồm 17 người, có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi các quy trình sản xuất, kiểm tra các sản phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Đồng thời đảm bảo hệ thống điện cho công ty luôn luôn hoạt động tốt để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
3.1.4.3 Về lao động
Do mục tiêu của công ty là mở rộng sản xuất kinh doanh, do đó nhân lực của công ty cũng tăng theo các năm.
Đánh giá trình độ của nhân viên trong Công ty
Bảng 3.1: Bảng số lượng công nhân viên của Công ty năm 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2008 so với 2007 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 SL (người) SL (người) SL (người) Tương đối Người Tuyệt đối % Tương đối Người Tuyệt đối % Tổng CBCNV 170 190 198 20 11,76 8 4,2 1.Theo trình độ Đại học 10 19 35 9 90 16 84,2
CĐ-TC 15 26 27 11 73,3 1 3,85 CNKT 98 105 106 7 7,14 1 0,95 LĐPT 47 40 30 -7 -14,9 -10 -25 2.Theo tính chất sử dụng LĐTT 120 126 128 6 5 2 1,58 LĐGT 50 64 70 14 28 6 9,4 3.Theo giới tính Nam 125 149 155 24 19,2 6 4,02 Nữ 35 41 43 6 17,14 2 5,88
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Theo bảng số liệu công nhân của Công ty chúng ta thấy qua các năm, nhân viên tăng năm 2008 tăng thêm 20 người và đến năm 2009 tăng 8 người. Đồng thời trình độ của nhân viên cũng ngày càng tăng từ trung học lên cao đẳng và đại học. Chứng tỏ rằng thời gian vừa qua nhân lực của công ty đã có sự thay đổi cả về mặt chất và mặt lượng, với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động đa lĩnh vực thì đòi hỏi nhân lực càng trình độ cao càng mang lại hiệu quả cho công ty. Chứng tỏ rằng nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng làm nên sự tồn tại của Công ty, nhà lãnh đạo của Công ty đã hiểu rõ được điều đó trong quá trình sắp xếp bố trí nhân sự để Công ty ngày càng đi lên và có những bước phát triển vượt bậc.
3.1.4.4 Quy trình sản xuất của Công ty
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất của Công ty