Đánh giá chung về tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Xí nghiệp chế biến lâm sản An Nhơn:

Một phần của tài liệu 1.1 (Trang 53 - 56)

tranh tại Xí nghiệp chế biến lâm sản An Nhơn:

2.3.1. Kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp: kinh doanh tại Xí nghiệp:

Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của xí nghiệp:

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Xí nghiệp được xem xét dựa trên một số chỉ tiêu như:

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Xí nghiệp CBLS An Nhơn giai đoạn 2009 – 2011.

Nội dung Đơn vị 2009 2010 2011

Tổng doanh thu Triệu đồng 38.145 52.009 62.953

Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.122 1.418 1.863

Tổng mức đầu tư Triệu đồng 987,5 1.179 2.207

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh

thu 0,0294 0,0273 0,0296

Tổng doanh thu/Tổng

Đầu tư 38,63 44,11 28,52

Tổng lợi nhuận/Tổng

Đầu tư 1,14 1,20 0,84

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu phản ánh cứ thu vào một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong giai đoạn 2009 - 2011 chỉ tiêu này tương đối ổn định qua các năm, không có biến động đáng kể.

Chỉ tiêu Tổng doanh thu/ Tổng đầu tư phản ánh cứ 1 đồng đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong giai đoạn 2009 – 2011, trung bình cứ 1 đồng đầu tư bỏ ra Xí nghiệp thu về 37 đồng doanh thu. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt cao nhất là 44,11. Năm 2011 chỉ tiêu ở mức thấp nhất lần là 28,52, do trong năm này xí nghiệp đã thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng 10 lò sấy nên chi phí bỏ ra tăng cao khiến cho hệ số so sánh giảm đi mặc dù tổng doanh thu vẫn tăng với tốc độ 21,04% so với năm 2010.

Chỉ tiêu Tổng lợi nhuận/Tổng đầu tư thể hiện cứ một đồng đầu tư bỏ ra Xí nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng thống kê cho thấy, giai đoạn 2009 – 2011 hệ số Lợi nhuận/Đầu tư của Xí nghiệp trung bình vào khoảng 1,06. Hệ số này đạt cao nhất năm 2010 ở mức 1,2. Nhìn chung, hệ số có biến động giảm trong năm 2011 nhưng cũng không đáng lo ngại là mấy.

Việc xem xét hai chỉ tiêu trên cho một cái nhìn khái quát về vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự phát triển của Xí nghiệp do đó làm tăng hay giảm năng lực cạnh tranh của xí nghiệp. Nhìn chung, bảng số

liệu thể hiện sự nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư của Xí nghiệp CBLS An Nhơn trong thời gian qua. Bảng trên cũng cho thấy vào năm 2009 – 2011 Xí nghiệp trải qua giai đoạn thực sự khó khăn tác động của khủng hoảng kinh tế khiến cho việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng đáng kể, tác động mạnh tới doanh thu và các chỉ tiêu hiệu quả của xí nghiệp. Song nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và sự phản ứng kịp thời của cán bộ công nhân viên xí nghiệp, khó khăn đã được khắc phục. Đây cũng là một bài học cho các doanh nghiệp cần luôn năng động thay đổi để kịp thời đối phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

Về hiệu quả kinh tế xã hội:

Ngoài việc đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt đông đầu tư của Xí nghiệp, việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hôị cũng rất cần thiết. Trước tiên là mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn năm năm 2009 – 2011 Xí nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước tổng cộng 1,468 tỷ đồng và riêng năm 2011 đã đóng góp cho ngân sách 621 triệu đồng tương đương với 31,29% so với năm 2010.

Bảng 2.10: Tổng nộp ngân sách hà nước và thu nhập bình quân lao động giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị 2009 2010 2011 Tổng nộp ngân sách Triệu đồng 374 473 621 Tốc độ tăng liên hoàn % 26,47 31,29 Thu nhập bình quân lao động 1000đồng / người/ tháng 2.850 3.166 3.288

Một đóng góp nữa phải kể đến đó là góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho người lao động. Hàng năm, thông qua tuyển dụng lao động ở các vị trí làm việc, xí nghiệp đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức lương trung bình tính ở thời điểm hiện tại hơn ba triệu đồng. Không những thế, quá trình đào tạo lao động có bài bản chiến lược cụ thể đã giúp cho xí nghiệp có đội ngũ lao động trình độ cao, nhân viên kỹ thuật lành nghề, tác phong công nghiệp, làm việc kỷ luật và hiệu quả.

Về thị phần:

Cũng trong những năm qua sản phẩm của Xí nghiệp đã có mặt hầu hết trên thị trường châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ. Đây là điều đáng mừng cho toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên toàn Xí nghiệp, nó khích lệ tinh thần hăng say sản xuất gắn liền với tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm do chính mình làm ra.

Đối với thị trường trong nước, tại Bình Định Xí nghiệp thường nhận đơn đặt hàng từ các công ty tư nhân như: Cty TNHH Ca Dao, Cty TNHH Mỹ Hạnh, Cty TNHH Phú Cường. Cty TNHH Phát Đạt, Cty TNHH Hưng Thịnh, Cty TNHH Thắng Lợi, Cty TNHH Phú Phong và Cty TNHH Thành Công. Đây là những cty chuyên mua bán các mặt hàng gỗ lâm sản. Các cty này thường xuyên đặt hàng hay mua nguyên liệu gỗ ở xí nghiệp để sản xuất.

Còn đối với các thị trường khác mới có gần đây như: Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, là những thị trường mới nên Xí nghiệp chưa có cửa hàng giới thiệu sản phẩm mà chủ yếu nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ các nhà hàng, khách sạn và các khu vui chơi giải trí,…

Bảng 2.11: Kết quả tiêu thụ theo thị trường của Xí nghiệp CBLS An Nhơn qua 2 năm 2010 – 2011.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm

Một phần của tài liệu 1.1 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w