- Nguyên tắc:
4.1.2. Đặc điểm một số giống cây thức ăn gia súc tại Mộc Châu
*Cỏ voi: (Pennisetum purpureum)
Đặc tính sinh thái : Chiều cao cỏ voi từ 3-6 m, cây làm thức ăn cho gia súc khi nó cao 3m, mép lá răng cưa, một số giống có lông ở mép lá như VA06. Bông hoa cỏ dài 10 -15cm. Xuất xứ của cỏ voi từ vùng nhiệt đới Châu Phi, thích hợp cho những nơi có lượng mưa trung bình 1000mm một năm. Cỏ voi là cây thân thảo thuộc vùng nhiệt đới xích đạo do đó cần đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là tư 25- 300C, nhiệt độ
dưới 140C là cây ngừng phát triển.
Năng suất cỏ voi : Vào mùa mưa khoảng 50 -60 ngày một lứa cắt, vào mùa khô là khoảng 100 ngày. Ở Mộc Châu cỏ voi thường cho 4 -5 lứa
*Cỏ Ghinê: (Panicum maximum)
Đặc điểm sinh thái; Ghinê cao từ 300-350cm, lá mảnh, dài 90 -120 cm rộng từ 1-1,2 cm, hoa là một cụm bông, hạt nhỏ. Nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Phi ( vùng ghinê) Lượng mưa 750 -1500mm/năm, nhiệt độ thích hợp từ 25-300C, dưới 10 0C ngừng sinh trưởng, có thể sống trong bóng mát của những cây khác và thích nghi với nhiều loại đất . Trong điều kiện thuận lợi 7 năm mới phải trồng lại. Ở Mộc Châu là 4 năm thì trồng lại.
Năng suất cỏ ghinê: Trong điều kiện thuận lợi thì cắt 7-8 lứa/ năm với năng suất tư 10-14 tấn chất khô/ha Điều kiện ở Mộc Châu là 4 lứa/năm.
*Keo dậu: ( Leucaena sp)
Nguồn gốc từ Trung Mỹ. Keo dậu thân gỗ thuộc bộ đậu, có thể cao hàng chục mét, đường kính thân từ 20 -30 cm, lá kép lông chim phiến lá nhỏ. Trồng keo dậu ở nhiều vùng khác nhau, ở Mộc Châu keo dậu phát triển mạnh, song hiện đang gặp khó khăn về tạo giống.
Thu hoạch năm đầu từ 2 -3 lứa những năm tiếp theo lứa cắt tăng lên 4-6 lần /năm, năng suất từ 140-150 tấn/ha.
* Cỏ sao( Cynodon plemfuensis): Có nguồn gốc từ Úc và đưa vào trồng tại Mộc Châu từ năm 1983. Là cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt . Tại Mộc Châu năng suất có thể đạt 120 đến 150 tấn/ha/năm. Ngoài việc thức ăn tươi cỏ sao còn có khả năng bảo quản trạng thái khô dự trữ.
* Rơm (Orysa sativa L.): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. ở nước ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 -10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thương ức
nhưng xơ cao (từ 31 – 33%) song nó rấ t cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân). Tại Mộc Châu việc sử dụng nguồn thức ăn này không lớn chỉ vào mùa khô khi khan hiếm cỏ chiếm 5% lượng thức ăn trong năm. Nhièu gia ìđnh chăn nuôi không cần sử dụng nguồn thức ăn này.
* Ngô (Zea mays L.):
Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm lương thực cho người thức ăn tinh cho gia súc; là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu h oạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha. Tại Mộc Châu Ngô được sử dụng dự trữ ủ chua, là nguồn thức ăn chủ yếu của đàn gia súc vào mùa khô. Đặc điểm sinh thái cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây ngô phát triển vào tháng 5 đến tháng 10.
* Cỏ Yến Mạch có hai giống : Lá nhỏ Avena strigosa và lá to Avena sativa. Được trồng như ngũ cốc hoặc các cây thân cỏ. Thích nghi với khi hậu lạnh ôn đới năng suất cao và có giá trị dinh dưỡng tốt. Từ 5 năm nay nhóm nghiên cứu của viện Chăn nuôi và trung tâm hợp tác Quốc tế về phát triển Nông nghiệp Pháp đã xây dựng nhiều thí nghiệm với các giống cỏ ôn đới. Cây cỏ yến mạch có kích thước 150cm, nhiều lá rộng khoảng 1,5cm năng suất chất xanh dao động từ 30 đến 65 tấn /ha. Ngoài việc chịu rét thì Yến mạch còn có thể chịu điều kiện khô hạn. Giải quyết có hiệu quả thức ăn gia súc trong vụ đông ở Mộc Châu. Nêu đủ nước tưới thì
chu kì cắt l à 40-50 ngày/lứa.Tại Mộc Châu điều kiện thiếu nước tưới nên chu kì cắt dài hơn. Năng suất thấp hơn.
*Cải Phi điền ( Brassica.rapa) Ở Mộc Châu thường được trồng vào mùa đông, chất lượng dinh dưỡng cao rất thích hợp với bò sữa nơi đây. Trong năm chỉ thu một lứa năng suất 15 tấn/ha.