Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc, … loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng.
* Rơm (Orysa sativa): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. ở nước ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 - 10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thương chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ 31 – 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân).
* Ngô (Zea mays L):
Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm lương thực cho người, thức ăn tinh và tươi cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhứng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [26]. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở bảng 1.6.
Bảng 1.6: Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau
(Thanh Vân , 1974).
Giai đoạn NS khô(kg/ha) VCK (%) Prôtêin(%) (%)Mỡ (%)Xơ không đạmDẫn xuất
Ngậm sữa 303 32.2 2.4 0.4 5.1 14.4
Chín sáp 290 33.4 2.4 0.8 6.1 22.5
Chín hoàn toàn 250 42.2 3.1 1.1 7.8 28.4