Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước Hạn chế ô nhiễm do nước thải khai trường

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 59 - 61)

- Cháy nổ, chập điện

b. Tác động tiêu cực

4.2.2. Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước Hạn chế ô nhiễm do nước thải khai trường

Hạn chế ô nhiễm do nước thải khai trường

Do địa tầng chứa Quặng Đồng nằm trên các đồi núi thấp vì vậy khi khai thác luôn chú ý tới yếu tố thoát nước tự nhiên; khu vực khe núi, địa hình dốc khe suối tự nhiên để thiết kế các dòng chảy…nước mặt tập trung vào mương dẫn vào bể lắng, khi khai thác xuống sâu lượng nước đọng tại các moong đang khai thác được bơm cưỡng bức vào kênh dẫn nước. Ngoài ra Chủ dự án còn tận dụng bể chứa là các moong đã khai thác hoặc khu đất trũng, được gia cố kè bờ tạo thành

bể lắng các chất lơ lửng trước khi cho chảy ra các lạch hoặc các suối ở gần khu mỏ. Tại các moong khai thác, Chủ dự án phải xây dựng hệ thống mương thoát, hố lắng .

Để tạo điều kiện thoát nước thuận lợi, độ nghiêng mặt tầng khai thác lộ thiên được thiết kế có độ dốc 3-4% về phía vách vỉa, độ dốc dọc 1- 4%. Dự án sẽ xây dựng hệ thống kè chống nước từ moong chảy tràn ra các vùng đất canh tác nông nghiệp. Các thông số về mương thoát nước, bể lắng, được dự tính xây dựng như sau:

Kích thước Đơn vị

Mương thoát nước

Rộng đáy 0,4 m Rộng miệng 0,8 m Chiều sâu 1 m Chiều dài 500 m Bể lắng Dài 10 m Rộng 5 m Sâu 2,0 m

Hệ thống thoát nước, bể lắng sẽ thường xuyên được nạo vét, bảo dưỡng đảm bảo hiệu quả giảm thiểu cao nhất.

Đối với nước thải sinh hoạt

Tất cả nước thải từ các nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra ngoài môi trường. Dung tích bể tự hoại (W) được tính toán đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý thoả mãn các tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000 mc I

Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp sinh học (hầm biogas kiểu bể tự hoại).

Thể tích bể tự hoại tại mỗi điểm quặng:

- Thể tích yêu cầu của bể:

V1 = d.Q

Trong đó: V1 - Thể tích bể tự hoại

Q: Lưu lượng nước thải: 6,426 m3/ngày

d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 4 ngày

V1 = 6,426 m3/ngày x 4 ngày = 25,7 m3 - Thể tích phần bùn: Wb = b.N /1000 m3

Trong đó: N - Số người

b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn. (b = 60 l/người) Wb = 60 x 119/1000 = 7,14 m3.

Tổng thể tích bể tự hoại = V1 + Wb = 25,7 + 7,14 = 32,84 m3.

Nước thải sinh hoạt được dẫn vào hệ thống bể phốt. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 6772-2000 mức I (Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt) được nhập chung vào hệ thống thoát nuớc chung của mỏ.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như sau:

Công nghệ xử lý nước thải bằng bể phốt 3 ngăn

Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung.

Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

Khu vực vệ sinh phải được phân chia thành hai khu nam, nữ riêng biệt. Mỗi khu vực đều bố trí khu thay quần áo, phòng tắm và vệ sinh,... thuận lợi cho việc vệ sinh của công nhân. Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi áp dụng biện pháp xử lý bằng bể tự hoại sẽ đạt tiêu chuẩn mức I của TCVN 6772-2000 với

Bể phốt 3 ngăn

Nước thải vào Nước sau xử lý

NGĂN 1 -Điều hoà

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)