San gạt tạo mặt bằng

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 68 - 73)

- Công nghệ thải đá

San gạt tạo mặt bằng

Bãi đất sau khi kết thúc khai thác San gạt tạo mặt bằng

Trồng cây xanh

Thực hiện đền bù theo quy định của Pháp luật hiện hành cho các hộ dân có đất canh tác bị trưng dụng.

Chủ dự án phải phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các quy chế phối hợp trong công tác Bảo vệ trật tự trị an, Bảo vệ môi trường, tham gia đóng góp vào cuộc sống vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư.

Chủ dự án phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương được phát triển theo hướng tích cực và hiệu quả về mặt kinh tế về mặt xã hội và bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 5.

CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nhm gim thiu nhng ngun gây ô nhim môi trường do xây dng cơ s h tng và hot động khai thác gây ra, Ch d án cam kết BVMT như sau:

- Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long –Hà Nội cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Điều 37 và Điều 44 Luật bảo vệ Môi trường năm 2005 triển khai các biện pháp kỹ thuật cùng với các giải pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu tối đa

các tác động tiêu cực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước Việt Nam, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của doanh nghiệp:

(1). Chỉ khai thác Quặng Đồng trong phạm vi đã được cấp phép. Không sử dụng các hoá chất độc hại nằm trong danh mục cấm của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong quá trình khai thác.

(2). Quản lý và xử lý các nguồn nước thải từ quá trình khai thác Quặng Đồng, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN – 6772 - 2000 mức Ị Các công trình xử lý nước thải phải được hoàn thiện trước khi Dự án đi vào hoạt động. Trước khi đưa vào vận hành chính thức, Chủ dự án phải báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc giang đểđược tiến hành đánh giá.

(3). Xây dựng các hệ thống xử lý môi trường hoàn thành đồng thời với các công trình chính của Dự án.

(4). Đảm bảo các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về môi trường không khí, tiếng ồn để không ảnh hưởng đời sống của nhân dân địa phương. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại các bộ phận có tiếng ồn hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm.

(5). Quản lý và sử dụng chất nổ theo đúng Qui phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp TCVN - 4586-1997, đảm bảo không gây nên các sự cố cháy nổ.

(6). Sau khi khai thác, Công ty sẽ có trách nhiệm thu dọn, khôi phục lại cảnh quan môi trường khu vực khai thác, thực hiện ký quĩ phục hồi môi trường theo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

(7). Chủ đầu tư cam kết thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn

(8). Chủđầu tư cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra các sự cố môi trường.

Chủ dự án cũng cam kết đảm bảo kinh phí vận hành các công trình xử lý môi trường cũng như thực hiện tất cả các biện pháp, qui định chung của Nhà nước về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình thực hiện và triển khai Dự án như đóng phí nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và quan trắc, giám sát môi trường.

CHƯƠNG 6

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ & GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Danh mục các công trình xử lý môi trường (đã được mô tả chi tiết trong Chương 4), bao gồm:

+ Hệ thống mương thoát, bể lắng nước thải tại các moong khai thác trước khi chảy ra môi trường.

+ Các công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. + Bãi thải đất đá.

Các công trình này sẽ hoàn thành và vận hành cùng lúc với quá trình khai thác.

6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Các giải pháp như đã trình bày ở trên, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật là những biện pháp mang tính quyết định nhằm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm

môi trường do quá trình thực hiện Dự án gây rạ Bên cạnh đó, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Quan trắc giám sát chất lượng môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ và có hệ thống các diễn biến, biến đổi chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan. Giám sát chất lượng môi trường là quá trình: Quan trắc, khảo sát, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường và yếu tố có liên quan để quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, kịp thời điều chỉnh qui trình hoạt động và giảm nhẹ các chi phí khắc phục, xử lý tác động tiêu cực đến môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của việc giám sát môi trường là theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu hóa học, sinh học, lý học và các thông số cụ thể có liên quan khác đến quá trình thực hiện Dự án. Kết quả của quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách có hệ thống có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để kịp thời tìm cách xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự đoán tác động môi trường như đã đề cập trong Chương 3 của báo cáo nàỵ Công tác giám sát sẽ được tiến hành trong suốt quá trình vận hành Dự án.

Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long – Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang lập kế hoạch và chương trình giám sát chất lượng môi trường. Nội dung của chương trình giám sát môi trường sẽ bao gồm:

+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải)

+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không khí, bụi, tiếng ồn + Quan trắc điều kiện vệ sinh, an toàn nơi làm việc.

*Các yêu cầu đối với thông tin, số liệu của chương trình quan trắc:

+ Đảm bảo tính đặc trưng của số liệu: Tức là số liệu thu được tại một vị trí phải đại diện cho một không gian nhất định hoặc có tính đặc trưng để có thể xác định được diễn biến của môi trường do ảnh hưởng của Dự án gây nên.

+ Đảm bảo tính liên tục, hệ thống của số liệu theo thời gian và không gian. + Các số liệu phải có tính đồng bộ tức là số liệu phải bao gồm bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan. Ví dụ, các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí phải đi kèm với các số liệu thực tế về chế độ vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió) tại thời điểm lấy mẫu, phân tích.

Để thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long – Hà Nội sẽ cử cán bộ kỹ thuật an toàn lao động kiêm nhiệm về môi trường. Cán bộ phụ trách môi trường sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến môi trường trong quá trình vận hành Dự án và thay mặt Chủ đầu tư phối hợp với cơ quan chuyên môn cũng như cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

6.2.1 Đối tượng, chỉ tiêu giám sát môi trường và tần suất giám sát

ạ Giám sát cht lượng không khí và tiếng n:

- Các vị trí giám sát dự kiến trong khu vực văn phòng và bãi chứa quặng: + 01 vị trí tại khu vực văn phòng

+ 01 vị trí giám sát tại xưởng sàng mỏ.

Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ bụi, SOx, NOx, COx, và hơi hữu cơ, tiếng ồn. Tần suất giám sát: 2 lần /năm.

- Các vị trí giám sát trên khai trường gồm: + 02 vị trí tại khu vực đang khai thác + 02 vị trí trên tuyến đường đi qua

Các chỉ tiêu giám sát: bụi, SOx, NOx, COx , CH4, COx.

Tần suất giám sát: 2lần /năm theo các mùa trong năm và khi có sự cố. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5937,5938-2005

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 68 - 73)