Ảnh hưởng đến cảnh quan, địa hình

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 52 - 53)

- Cháy nổ, chập điện

21 NH4NO3 + 2C6H2 (NO2)3CH3 = 47 H2O + 14CO2 + 24 N2TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

3.4.6 Ảnh hưởng đến cảnh quan, địa hình

Việc ảnh hưởng đến cảnh quan địa hình là một trong những tác động đáng quan tâm nhất của ngành khai thác mỏ nói chung và của Dự án nói riêng. Quá trình khai thác sẽ làm cảnh quan, địa hình bị biến đổi, những quả đồi chứa mỏ quặng tại các Điểm Quặng Đồng Cổ Vài, Cầu Sắt sẽ bị hạ thấp độ cao, bị biến thành những moong khai thác.

*Theo tính toán:

- Tại Điểm Quặng Đồng Cổ Vài: Để khai thác ra 86592 tấn quặng với công suất 50.000 tấn/ năm, tổng khối lượng đất đá bóc tối đa là 350.000 m3 đến khi kết thúc khai thác là: 593156 m3.

- Tại Điểm Quặng Đồng Cầu Sắt: Để khai thác ra 134269 tấn quặng với công suất 50.000 tấn/ năm, tổng khối lượng đất đá bóc tối đa là 350.000 m3/ năm đến khi kết thúc khai thác là: 930392 m3.

Để đảm bảo chứa hết khối lượng đất đá thải trên cần một diện tích tương ứng để làm bãi thảị Hiện nay, các vị trí của bãi thải đã được xác định dựa trên dung tích thải cần chứa, điều kiện địa hình và mức độ thuận tiện trong vận chuyển và đổ thảị Hơn nữa để chuẩn bị cho công tác mở mỏ và đưa mỏ vào hoạt động, Chủ dự án sẽ tiến hành các công việc xây dựng cơ bản như xây dựng, sửa chữa đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng khu văn phòng, xưởng sàng mỏ, xưởng sửa chữa cơ điện, hệ thống thông tin liên lạc... Do vậy việc thay đổi địa hình cảnh quan trong khu vực là điều không tránh khỏị

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực trên, sau khi Dự án kết thúc khai thác và phục hồi môi trường sẽ tạo thành những khu đồi tương đối bằng phẳng có thể sử dụng làm đất canh tác nông lâm nghiệp phát triển kinh tế, làm cho cảnh quan khu vực thay đổi theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)