Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 56 - 57)

- Cháy nổ, chập điện

4.1.2.Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

b. Tác động tiêu cực

4.1.2.Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Các ảnh hưởng đến môi trường nước trong giai đoạn này do hoạt động của các xe san ủi đất, xe chở nguyên vật liệu, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước bao gồm:

Đối với nước mưa và nước thải khu vực xây dựng

+ Nước mưa từ khu trộn vật liệu xây dựng lán trại được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống chung.

+ Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưạ Các tuyến thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài .

+ Các tuyến thoát nước mưa, nước thải thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của mỏ.

+ Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa sụt lún trên đường thoát thảị

Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.

Đối với nước thải sinh hoạt:

+ Giảm thiểu nước thải sinh hoạt bằng xây dựng nhà vệ sinh công cộng tạm thờị Nhà vệ sinh công cộng phải cách xa nguồn nước sử dụng và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng (20 TCVN 51-84).

+ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thảị Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn thực hiện xây dựng. Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng mỏ cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.

Một phần của tài liệu 226105 (Trang 56 - 57)