Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 72 - 74)

I / MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN

1.Về phía Nhà nước

1.1. Ban hành các văn bản pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử hàng điện tử

Chúng ta mới đang tiến những bước đầu trong phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng, và cân phải xây dựng một nền tảng pháp lý cho các hoạt động này phát triển.

Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội ban hành vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006 đã có tác động rất lớn đến hoạt động giao dịch điện tử. Về cơ bản, luật Giao dịch điện tử đã bao quát được hầu hết các khía cạnh trong giao dịch thương mại điện tử như thừa nhận tính pháp lý của thông điệp điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, hợp đồng điện tử, thanh tra và điều khoản giải quyết tranh chấp, vi phạm. Tuy nhiên, Giao dịch điện tử vẫn không thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do vậy cần văn bản dưới luật. Nghị định về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 09/06/2006 là nghị định đầu tiên cụ thể hoá luật giao dịch điện tử. Nghị định tập trung vào chứng từ điện tử và quản lý Nhà nước về Thương mại điện

tử. Hiện tại, ngành Ngân hàng đã ban hành các văn bản dưới luật làm cơ sở cho hoạt động ngân hàng điện tử an toàn và hiệu quả hơn:

+ Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN quy định về nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ban hành ngày 31/7/2006.

+ Quyết định số 04//2006/QĐ-NHNN quy định về quy chế an toàn , bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng ban hành ngày 18/01/2007

+ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng ban hành ngày 08/3/2007

Bên cạnh đó là việc hoàn thiện các quy định pháp luật quy định cụ thể từng loại hình E-banking, về quyền và nghĩa vụ của tưng bên tham gia giao dịch NHĐT, cũng với những quy định về ứng dụng và phát triển thương mại điện tử như bảo mật, quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng, về an ninh, tội phạm máy tính…phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.2.Định hướng thống nhất về áp dụng nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn an toàn cần thiết

Cơ chế chính sách phù hợp chuẩn mực quốc tế là cơ sở định hướng để các ngân hàng tiến hành hiện đại hoá. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải định hướng về phát triển công nghệ làm cơ sở cho các TCTD thực hiện thống nhất. Ban hành các cơ chế, nghiệp vụ hoạt động theo chuẩn mực quốc tế để khi các ngân hàng hiện đại hoá công nghệ thì các quy định này được áp dụng tương thích với công nghệ hiện đại.

NHNN nên có định hướng thống nhất về việc áp dụng nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn an toàn cần thiết để phát triển của hệ thống thanh toán hiện đại và an toàn; xây dựng cơ chế phối hợp trong việc phát hiện sớm, phòng ngừa hiện tượng, hành vi gian lận và giả mạo thẻ; xây dựng những quy định về dự phòng rủi ro cho các ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử nói chung và rủi ro về hoạt động nói riêng là vấn đề cấp bách, quan trọng hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho các ngân hàng đã, đang và sẽ tham gia vào các kênh phân phối

điện tử tại Việt Nam. Song song bên cạnh đó cần thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, tạo sự thống nhất và giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp.

1.3. Tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng về viễn thông, thông tin

Để tăng cường hỗ trợ dịch vụ NHĐT, cần nâng cao hệ thống thông tin- viễn thông theo một số hướng sau:

-Tiến hành nâng cấp hệ thống truyền thông và thông tin quốc gia, đảm bảo nâng cao và duy tri ổn định đường truyền điện thoại, đường truyền Internet. Đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống thông tin và viễn thông trong cả nước, tạo điều kiện người dân tiếp xúc nhiều hơn với các công nghệ truyền thông và thông tin. Cho phép tăng thêm các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại, tăng cường cạnh tranh để nâng cao chât lượng dịch vụ và giảm giá dịch vụ.

- Nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm phần cứng, phân mềm trong dịch vụ NHĐT, trong công tác bảo mật ở các mức độ khác nhau.

- Chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thông thông tin trong nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 72 - 74)